Trang chủ » Khúc kha khúc khích

Cảm nhận từ bài “Cơ chế Thủ tướng chủ quản?”

Nguyễn Hữu Quý
Thứ sáu ngày 5 tháng 11 năm 2010 3:17 PM
 
Trong bài “Cơ chế Thủ tướng chủ quản”[1] đăng trên Bee.net.vn của tác giả TS Nguyễn Quang A, được mạng bauxite Việt Nam đăng lại ngày 04/11/2010, bài báo nhất mạnh: “Với mấy chục bộ và 19 tập đoàn tổng công ty như vậy, số đầu mối mà Thủ tướng phải trực tiếp điều khiển là quá lớn, vượt quá khả năng của một người, dẫu tài giỏi đến đâu”.
Còn ở nội dung bài báo, theo TS Nguyễn Quang A chuyển tải: “Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết: Theo quy định, Thủ tướng Chính phủ thực hiện quyền tập trung quản lý nhà nước và quyền chủ sở hữu của nhà nước đối với tập đoàn”. Thủ tướng trực tiếp bổ nhiệm các thành viên và chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc của các tập đoàn. Hiện tại có 19 tập đoàn và tổng công ty do Thủ tướng trực tiếp quản lý như vậy”.
Và theo TS Nguyễn Quang A: “Với cơ chế Thủ tướng chủ quản này, quyền lực kinh tế đã tập trung quá cao vào tay một người và ẩn chứa những rủi ro khôn lường (thời xưa rải ra các Bộ và các địa phương, nên rủi ro cũng được trải ra và có thể không đến mức khốc liệt như với cơ chế Thủ tướng chủ quản)”.
Quả thật, đọc hết bài ta không thể tưởng tượng “đội ngũ tham mưu” cho Thủ tướng, là gồm những ai, mà soạn thảo ra một “cơ chế Thủ tướng chủ quản”, nó vô lý đến quái lạ như vậy, liệu có các vị “giáo sư, tiến sỹ” nào nằm trong số ấy không nhỉ?
Đến hôm nay, hậu quả của Vinashin thì cả nước ai cũng biết rồi, và đang sốt tại nghị trường QH, và thậm chí còn được ví là “chấn động” mà các trang mạng đã nêu.
Thế mà lâu nay ta cứ tưởng “bọn bồi bút” chỉ có trong văn học, hoặc là bọn “a dua” chính trị; nào ngờ đâu, ở VN hôm nay lại có cả ngay trong cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) ở tầm quốc gia(!?);
Hôm nọ, trong bài “Góp ý thêm với bài: Đừng bóp chết từ trong trứng”[2], tôi đã có dịp nói đến: “… Những người làm công tác tham mưu ở cấp cao (cao nhất là khác) mà không hiểu được đâu là đúng, sai; đâu là đạo lý… thì thử hỏi đất nước VN này đi về đâu?”; thì hôm nay, tôi lại phải nói thêm rằng, giả sử một lúc nào đó ông TT Nguyễn Tấn Dũng, nổi nóng mà nói: “Hỡi các vị học hành cao ngất, tôi tưởng tôi ít học; nên cần đến các vị là các giáo sư, tiến sỹ… soạn thảo các văn bản để tôi quản trị Quốc gia; nào ngờ đâu, các vị cũng ngu si, vô dụng; tôi ít học, tôi ngu đã đành; đằng này, các vị mang tiếng là có học, phải có lòng tự trọng của cái gọi là “kẻ sỷ”, để phải biết đâu là đúng sai, khuyên can như người xưa đã từng; để bây giờ Vinashin đổ bể, liệu rằng, 18 cái “vinashin” còn lại có theo cái Vinashin này không? Các anh đã mù quáng đến mức này; thôi thì, các anh hãy ra cầu Long Biên mà nhảy xuống đi, cho đất nước này sạch bớt…”;
Hu hu, không biết các vị đã từng soạn thảo cho ngài TT Nguyễn Tấn Dũng “cơ chế Thủ tướng chủ quản”, và kể cả Nghị định số 136/2006/NĐ-CP [về không chấp nhận các đơn khiếu kiện có nhiều người cùng tham gia, ký thập thể] sẽ nghĩ gì nhỉ?
Ông cha ta hay nói “Làm tớ thằng không còn hơn làm thầy thằng dại”; chắc là nước Việt Nam sắp đến đại họa rồi; vì theo câu nói ấy, nước nhà hôm nay, chẳng được “vế” nào trong đó cả (!?).
Chả thế mà, QH nước ta đã “65 năm hình thành và phát triển”; để rồi, đến hôm nay mới có “Bảy phút sự thật”[3] đó sao!
Tôi hay làm thơ để “tếu táo” với bác Trần Nhương trên trannhuong.com; nhưng khi viết đoạn “viện dẫn” tôi không kìm lại được; thôi thì, đã viết ra với lòng mình, tôi gửi đến trannhuong.com và cả Bauxite Việt Nam; hy vọng sẽ có một vài vị ĐBQH đọc được vậy!
Nói gì thì nói, một quốc gia có bờ biển dài như nước ta, đáng lẽ việc phát triển ngành hàng hải đã được hoạch định từ ngay sau nước nhà độc lập; nhưng tiếc thay, do chiến tranh, và sau này là do… “cơ chế” [lại cơ chế!]; đất nước không muốn sử dụng người thực tài, để rồi đến hôm nay, ngành hàng hải vẫn chỉ là… gia công, lấy công làm lãi; và kèm theo đổ bể!?
Bài thơ thì đã viết, trước khi viết những dòng này, nên góp vui cùng bạn đọc.
VINASHIN-ĐIỀU GÌ ĐỂ LẠI?
Vinashin, ai đã từng cảnh báo[4]
Sẽ có một ngày bát nháo tai ương!?
Và hôm nay tai họa khôn lường
Mới biết ra, có “công” ngài Thủ tướng!?
Trách cứ đã nhiều với ngài Thủ tướng
Còn trách nhiều hơn ai nhắm mắt làm ngơ
“Cơ chế” viết ra mới là… đáng lạ!?
Để một mình Ngài “ôm”… cả Quốc gia!?
Nhớ một thời phong kiến chưa xa
Đến là vua, cũng “thần thiêng nhờ bộ hạ”,
Mà hôm nay nước nhà sao… rất lạ!?
Hiền tài thì nhiều, mà “thần” đã mất thiêng!?
Để bây giờ đâu chỉ là nỗi đau riêng
Cả đất nước mỗi người đều nhận nợ
“Thần” nhởn nhơ, vì “vô thần” nên chẳng sợ
Để nặng lòng triệu triệu chúng sinh!