Trang chủ » Tin văn và...

KỈ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH NHÀ THƠ HUY CẬN (1919-2019)

TN và You Tube
Thứ năm ngày 30 tháng 5 năm 2019 10:35 AM


TNc: 

Sáng 30-5-2019, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy ban toàn quốc các hội VHNT Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam đa làm lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Huy Cận.

Đến dự có cụ bà Trần Lệ Thu phu nhân của nhà thơ Huy Cận cùng các con cháu. Đến dự còn có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ông Nguyễn Thế Kỷ, TGĐ Đài Tiếng nói Việt Nam, đại diện Ủy ban nhân dân Hà Tĩnh quê hương nhà thơ Huy Cận, đại diên Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và đông đảo các nhà văn nhà thơ.

Nhà thơ Hữu Thỉnh đọc lời khai mạc khái quát cuộc đời hoạt động của nhà thơ Huy Cận:


Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh.

Tháng 8 năm 1945, Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời (gồm Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận) đi vào kinh đô Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi mới 26 tuổi, ông đã là Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh đứng đầu Chính phủ.

Trong những năm 1945 - 1946, ông là Ủy viên Ban thanh tra đặc biệt của Chính phủ.

Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòaCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ.

Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII.

Tháng 6 năm 2001, ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.

Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội.

Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa thiêng năm 1940. Các tập thơ của Huy Cận sau Cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (thơ thiếu nhi, 1967), Phù Đổng Thiên Vương (1968), Những năm sáu mươi (1968), Cô gái Mèo (1972), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Họp mặt thiếu niên anh hùng (1973), Những người mẹ, những người vợ (1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975), Sơn Tinh,Thủy Tinh (1976), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984), Chim làm ra gió (1991), Tào Phùng(1993), Thơ tình Huy Cận (1994), Lời tâm nguyện cùng 2 thế kỉ (1997), Lửa hồng muối mặn (2001), Cha ông nghìn thuở (tráng ca, 2002),. Ông đã được nhân Giải thưởn Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.

Huy Cận tiêu biểu cho phong trào Thơ mới, ông để lại một gia tài thi ca đồ sộ và giá trị của nó trường tồn cùng năm tháng.