Trong chuyến đi thâm nhập thực tế khu Formosa – Kỳ Anh, đoàn nhà văn chúng tôi đã đến viếng Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu tại xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Ngôi đền không tòa ngang dẫy dọc chỉ khiêm nhường nép dưới bóng những cây thị gần 300 năm tuổi. Đang trời nắng, nhiệt độ lên tới 40 độ mà vào đền rợp bóng cây thấy như vừa có mưa.
Đọc văn bia và các tài liệu cho biết: Bà Nguyễn Thị Bích Châu quê ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Địnhcon gái đại thần Nguyễn Tướng Công. Bà được cha mẹ nâng niu đặt tên Bích Châu tự là Bích Lưu .Bà sớm nổi tiếng thông tuệ, hiểu văn chương, lại có khuôn dung xinh đẹp, nên rất nổi tiếng trong vùng.
Năm 1373, bà được vua Trần Duệ Tông tuyển làm cung nhân, được nhà vua rất đỗi thương yêu, gọi là Nguyễn Cơ, ái phi Bích Lưu hay ái phi Bích Châu.Năm 1376, đất nước ta bị chúa Chiêm Thành Chế Bồng Nga thường sang gây hấn quấy rối. Mùa Đông năm đó giặc lại tràn sâu vào lãnh địa của ta phá phách rất hung bạo. Vua Trần Duệ Tôngngự giá thân chinh đi dẹp giặc. bà Bích Châu bồn chồn lo lắng dâng biểu khuyên can.
"…Việc trị đạo nước trước gốc sau ngọn, xin nghỉ binh cho dân chúng yên hàn. Trị cái rắn nên dùng cái mềm, phục rợ xa cốt lấy đức… Đó là thượng sách, xin minh quân xét đoán cho minh."
Biết nhà vua nhất định không chịu nghe, bà đành xin đi theo hộ giá.
Khi quan quân nhà Trần đến cửa Thị Nại(Quy Nhơn) vua Chiêm cho sứ giả đem vàngngọctới quan quân ta để trá hàng, nhưng sau đó lại bất ngờ tiến đánh vào lúc nửa đêm. Quân của Trần Duệ Tông bị tấn công bất ngờ, Nguyễn Thị Bích Châu cưỡi ngựa tả xung hữu đột cầm quân xung trận và không may bị trúng tên độc sau đó từ trần.
Ba ngày sau vì vết thương quá nặng nhà vua cũng băng hà, quân nhà Trần rút về kinh đô khi tới địa điểmChâu Hoanvì sóng to gió lớn tàu thuyền phải ghé vào vũng Ô Tôn (Vũng Áng). Lúc này vuaTrần Phế Đếmới lên ngôi nghe tin liền xuống chiếu rước linh cữunhà vua về bằng đường bộ còn linh cữu bà Bích Châu đi bằng đường biển. Sau mấy ngày thời tiết không thuận lợi triều đình xuống chiếu cho an táng Thần phi Bích Châu tạiCửa Khẩu, bến Kỳ La huyệnKỳ HoathuộcChâu Hoan (nay là xã Kỳ Ninh, thị xã Hà Tĩnh)
Năm 1470, vua Lê Thánh Tông lại thân chinh ngự giá đi đánh Chiêm thành. Khi đến đây đồn trú thấy đền thờ bèn hỏi các bô lão địa phương được các cụ cho xem bản thần tích của đền. Nhà vua biết công trạng của Bích Châu liền cho bày đồ tế lễ và đề lên bài vị 4 chữ “Nữ Trung Hào Kiệt” đồng thời xin hương linh Bà phù trợ “Kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công” . Khi thắng trận trở về, nhà vua cho quân dừng lại nơi đây và sai người chặt gỗ, gọt đá xây dựng 3 toà điện thờ và sắc phong cho bà là “Chế Thắng Phu Nhân”
Phần sáng tác của bà Bích Châu còn lại rất ít, nhưng chỉ với bàiKê minh thập sáchđã chứng tỏ ngòi bút sắc bén của cung phi nữ sĩ Bích Châu để cho hậu thế một trí tuệ và tấm lòng yêu nước nồng nàn. Gần 7 thế kỷ qua đi mà 10 điều bà Bích Châu nêu lên vẫn là minh triết như tiếng gà gọi sáng (kê minh) vẫn là bài học cho hôm nay.
Nội dung của Kê Minh thập sách gồm:
1-Nâng giữ gốc nước trừ hà khắc bạo ngược cho dân chúng yên vui.
2-Giữ nếp xưa, bỏ phiền nhiễu để kỉ cương không rối
3-Ngăn chặn lũ lộng quyền để phòng chính sự sâu mọt.
4-Thải loại bọn tham nhũng để trừ tệ đục khoét của dân.
5-Xin chấn hưng văn hóa giáo dục, khiến ánh đuốc rực rỡ cùng mặt trời chiếu khắp.
6-Xin cầu lời nói thẳng để cho cổng thành cùng đường ngôn luận rộng mở.
7-Kén quân trước cốt dũng lực sau mới kể thân hình.
8-Chọn tướng cần người thao lược, chớ nể con ông cháu cha.
9-Khí giới quý hồ bền chắc chuộng chi vẽ vời.
10- Trận pháp phải chỉnh tề đâu cần múa khéo..
.
Đọc xong 10 kế sách tuyệt vời của Bà Nguyễn Thị Bích Châu, tôi cảm thấy như những điều Bà dành cho chúng ta hôm nay. Tôi thốt ra câu thơ: Bảy trăm năm trước Kê Minh sách / Vũng Áng trưa nay bặt tiếng gà...
---------* Bài viết có tham khảo một số tài liệu trên mạng.Ảnh: 1- Bia ghi Kê Minh thập sách1- Tiền môn đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu