Trang chủ » Tin văn và...

NHÀ VĂN NGUYỄN CHÍ TRUNG TẠ THẾ

TN, Thanh Thảo
Chủ nhật ngày 12 tháng 6 năm 2016 1:12 PM


Nhà văn Nguyễn Chí Trung, Thiếu tướng, tên khai sinh là Thái Nguyên Chung

Sinh năm: 1934

Nơi sinh: Hoà Vang - Quảng Nam

Bút danh: Nguyễn Chí Trung, Thái Nguyên, Ngọc Lĩnh, Hiền Lương, Nguyễn Thái

Do tuổi cao ông đã từ trần hồi 22 giờ ngày 11-6-2016 tại TP Hồ Chí Minh, hưởng thọ 83 tuổi.

Lễ tang nhà văn Nguyễn Chí Trung

15 giờ ngày 12-6 khâm liệm tại nhà riêng
Lễ viếng từ 17 giờ ngày 12-6-2016 đến 15 giờ ngày 13-6 tại nhà riêng số nhà 11, Hồng Hà, phường 2 quận Tân Bình, Sài Gòn.
7 giờ ngày 14-6-2016 tang lễ tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Phạm Ngũ Lão, phường 3 quận Gò Vấp
7 giờ ngày 15-6-2016 lễ di quan, an táng tại Nghĩa trang thành phố, quận Thủ Đức.

Gia đình Trần Nhương và trang trannhuong.com xin chia buồn cùng gia đình nhà văn Nguyễn Chí Trung, cầu mong linh hồn ông thanh thản về cõi vĩnh hằng !
ổi đời, miền Trung - mảnh đất ấy vẫn luôn thao thức



Thanh Thảo
Trong tận cùng nỗi đau và hi vọng của nhân dân
Nhà văn Nguyễn Chí Trung tặng tiểu thuyết 'Tiếng khóc của nàng Út' cho độc giả huyện Tây Trà, Quảng Ngãi - Ảnh: Trần Đăng
Nhà văn Nguyễn Chí Trung tặng tiểu thuyết 'Tiếng khóc của nàng Út' cho độc giả huyện Tây Trà, Quảng Ngãi - Ảnh: Trần Đăng

Nếu nói tắt một lời về nhà văn Nguyễn Chí Trung, tôi xin thưa: đó là người suốt đời sống trong lý tưởng, sống vì lý tưởng.
Nhà văn Nguyễn Chí Trung đã ở tuổi 86. Cũng có thể tuổi thật của ông còn cao hơn, vì sinh thời ông không thật sự nhớ mình sinh năm nào và cả đời không tổ chức sinh nhật.
Cả cuộc đời ông, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ, sau hòa bình lại lăn lộn ở chiến trường Campuchia chống bọn diệt chủng Pol Pot, Nguyễn Chí Trung đã sống đến tận cùng nỗi đau và hi vọng của nhân dân. Không chỉ của nhân dân Việt Nam, mà còn của nhân dân Campuchia. Tôi nghe kể, năm 1964, người dân Tịnh Minh (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) bên bờ sông Trà đã gọi Nguyễn Chí Trung một cách mến thương là “ông Trung lụt” - vì ông đã cứu cả làng thoát chết nước và chết đói. Tác phẩm lớn nhất của nhà văn Nguyễn Chí Trung chính là cuộc đời ông - cuộc đời của người lính “bộ đội Cụ Hồ” đã hi sinh vô tư cho nhân dân cho Tổ quốc.
Dĩ nhiên, ông Trung không bao giờ nhận mình là nhân vật chính của tác phẩm không bao giờ được viết ra đó. Từ truyện ngắn nổi tiếng Bức thư làng Mực (1964) tới tiểu thuyết đầu tay Tiếng khóc của nàng Út (2007) - Nguyễn Chí Trung luôn thể hiện mình là một người lính, một người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến đấu, hơn là một nhà văn. Người lính (và người chỉ huy) Nguyễn Chí Trung - với lòng dũng cảm của mình - đã cứu bao đồng đội thoát chết trong chiến trận, còn nhà văn Nguyễn Chí Trung thì đã bằng mọi cách giúp cho những nhà văn nhà thơ - cũng là những đồng đội của mình - có được những tác phẩm ưng ý nhất. Tôi chính là một trong những người được nhà văn Nguyễn Chí Trung tạo mọi điều kiện có thể để viết ra những tác phẩm. Nếu không có ông Trung, không có sự tận tâm của ông thì chắc chắn tôi không có được như ngày hôm nay. Đó là cái ơn mà tôi luôn nhớ đời, là bài học mà tôi luôn tự nhủ mình phải noi theo khi có cơ hội giúp đỡ những nhà thơ lớp sau.
Trong tận cùng nỗi đau và hi vọng của nhân dân - ảnh 1
Nhà văn Nguyễn Chí Trung gặp lại "nhân vật" của mình - Ảnh: Trần Đăng
Những lo lắng, thậm chí hi sinh của Nguyễn Chí Trung cho một lớp nhà văn trưởng thành từ chiến tranh để có những tác phẩm xứng đáng là những gì lịch sử văn học đương đại Việt Nam sẽ còn phải ghi lại. Không ai tận tụy như Nguyễn Chí Trung khi tổ chức cho các nhà văn sáng tác, dù trong hoàn cảnh khó khăn đến thế nào. Có rất nhiều nhà văn tài năng, nhưng có một nhà văn chuyên lo cho tài năng của các nhà văn khác, thì trường hợp Nguyễn Chí Trung phải nói là độc nhất.
Ngay khi Sài Gòn mới giải phóng, tôi còn lang thang cơ nhỡ giữa Sài Gòn, Nguyễn Chí Trung đã nhận ra tôi là người từng ở chiến trường Nam bộ và đã có những sáng tác đầu tay không đến nỗi nào. Dù lúc đó tôi mới qua một “ách nạn văn chương”, nhưng với ông Trung, người ta sống ra sao và làm được cái gì mới là quan trọng, chứ không phải chỉ chăm chăm để được lòng cấp trên. Sau đó hơn nửa năm, ông đã gửi công văn ra Tổng cục Chính trị xin tôi về Trại sáng tác Quân khu 5, đúng lúc tôi đang hoang mang không biết đời mình sẽ dạt về đâu. Tôi được về Trại sáng tác và ngay trong năm đầu tiên đã hoàn thành trường caNhững người đi tới biển. Tôi đã không phụ tấm lòng bao dung rộng mở của nhà văn Nguyễn Chí Trung, dù tôi cũng đã không ít lần khiến ông phải buồn vì cái tính tự do và hơi ngang ngược của mình. Ông Trung chiều tôi, vì ông biết tôi là người quê Quảng Ngãi nhưng lại ở chiến trường Nam bộ, và những sáng tác của tôi về chiến trường này sẽ góp thêm màu sắc cho một Trại sáng tác về đề tài chiến tranh gồm những nhà văn nhà thơ chuyên viết ở chiến trường Khu 5.
Bây giờ, khi sự sống của nhà văn Nguyễn Chí Trung chỉ còn tính được từng ngày, tôi mới chính thức bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng của tôi đối với ông - một thủ trưởng của tôi - một người mà tôi vẫn hay đùa vui thậm chí còn tếu táo chọc ghẹo. Bây giờ khi ông Trung chẳng còn nghe hay nói được, thì lòng biết ơn của tôi với ông cũng không giúp ông qua cơn bạo bệnh vì tuổi già và một đời hi sinh chiến đấu. Nhưng tôi giữ lòng biết ơn ấy cho riêng mình, để luôn tự nhủ rằng trên đời còn có người chỉ biết sống trong lý tưởng, sống vì lý tưởng như nhà văn Nguyễn Chí Trung. Và còn có người biết lo cho người khác hơn cả lo cho mình, như người lính và nhà văn Nguyễn Chí Trung. Cái gì (hay ai) đã làm nên một Nguyễn Chí Trung suốt đời sống trong lý tưởng, sống vì lý tưởng như thế ? Câu trả lời đã rõ: Tổ quốc và Nhân dân. Chỉ có hai “Đấng” đó mới có thể huy động được một con người tận tụy hi sinh cả đời mình cho một niềm tin có thật như thế.
Thanh Thảo