Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Nỗi sợ hãi ngày tựu trường

Trịnh Kim Thuấn
Thứ bẩy ngày 23 tháng 8 năm 2014 3:38 PM

 

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.

 

Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

 

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

 

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn:

 

 Hôm nay tôi đi học ………… trích truyện ngắn Tôi Đi Học của Thanh Tịnh .

 

Học sinh miền Nam trước năm 1975, học cấp 2 gần như ai đều học và thích truyện ngắn Tôi Đi Học của Thanh Tịnh ( nhiều người thuộc lòng ).

 

Nay đã luống tuổi, ngày tựu trường bây giờ dành cho các đứa trẻ tuổi bằng cháu nội, ngoại của mình, tuy thế lòng vẫn cảm thấy : mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

 

Thấm thoát đã 5,6 mươi lần  lá ngoài đường rụng nhiều vào dịp cuối thu và trên không có những đám mây bàng bạc …… Thời ấy, tuy ở miền Nam, ông Thanh Tịnh là nhà văn quân đội đang ở miền Bắc , văn hay chúng tôi vẫn được học, ngoài ra như thơ, truyện của Xuân Diệu, Thế Lữ, Chế Lan Viên …..

 

Các con của tôi, chúng đi học vào những năm 1978 – 199 …. Nay chúng nó đã trọng tuổi, đều có con học cấp 2, cấp 3 rồi. Nhớ lại những năm ấy kinh tế rất khó khăn, có khi còn ăn độn, nhưng sự học hành lại không khó khăn quá như bây giờ, chỉ cần quần áo lành lặn là được, không cần đồng phục… sách giáo khoa chưa cần vì thời ấy tập học sinh giấy vàng khè, bút bi của các hầy cô giáo khi hết mực phải bơm mực kia mà …… các khoản phí phải nộp khi tựu trường không làm cho các phụ huynh học sinh nghèo phải lo lắng….. Thầy, cô giáo đời sống cũng không khá giả gì, thế mà cùng các em học trò học tốt, dạy tốt ……

 

39 năm, những tưởng kinh tế phát triển vượt bậc, Việt Nam đã có vệ tinh bay quanh trái đất, Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ trong nước có tỷ lệ cao nhất thế giới làm các nước nước phải cúi đầu khâm phục ……

 

Năm nay, mùa tựu trường lại đến, mươi năm gần đây vấn nạn nỗi lo âu của các bậc phụ huynh nghèo khi đến ngày tựu trường lo cho con em mình nhập học càng ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước …..

 

Thời tôi đi học , cấp tiểu học ( cấp 1 ), không có đồng phục, chẳng cần giày, dép, có thì mang, không thì  đi chân không vậy. Đặc biệt khi thi đậu vào bậc trung học, đồng phục phải bắt buộc ( lớn rồi mà ! ) là 2 bộ áo sơ mi trắng ngắn tay, quần tây vải ka ki màu xanh dương , giày bố trắng …. Tất cả đều bằng vải thường, các bạn nhà giàu cũng thế, không được phép mặc vải nyl phăng, ter gal hay đắc rông … chi cả… Thầy Tổng Giám thị cắt nghĩa là để các em đều bình đẳng không phân biệt giàu nghèo, nhất là các em học trò nghèo không có mặc cảm … Sách giáo khoa có tiền thì mua, không thì ráng theo dõi thầy cô giảng mà chép bài, không bắt buộc phải mua . Như môn Văn lớp đệ Lục ,Cô dạy theo sách của tác giả Thẩm Thệ Hà , có người quen cho quyển Văn của Đổ Văn Tú (cũ) cứ đem theo mà học, không sao cả … quan trọng là hiểu bài …..

 

Ôi sách giáo khoa bây giờ, thằng anh học vừa xong, nay giao lại cho thằng em học tiếp cũng không đặng, phải sách mới, mà bộ sách giáo khoa đâu phải ít tiền, chỉ cần gia đình có 2 con đi học thì : tiền cặp sách, đồng phục, tập vở, sách giáo khoa, tiền trường …… là sàng hoàng rồi … Nếu là công nhân ở các khu công nghiệp, thuê nhà trọ, lương phải tiện tặn mới đủ lủm ( chưa nghĩ đến khi ốm đau), thì con đi học phải làm sao đây. Các bậc nhà giàu thì lo chạy trường chuyên, trường điểm ……Khi nhập trường rồi, nào là phải học thêm, phí nầy, phí nọ … Tiền bỏ ra đầu tư cho việc học hành của con cái thì lớn, nhưng chất lượng thu được thì sao ? Mấy mươi năm qua cải cách đi , cải cách lại… cách đây gần 10 năm có lần : “Đốt tiền tỷ của dân để làm sách giáo khoa “ của Vũ Ngọc Tiến, và mới đây đề án cải cách giáo dục 34.000 tỷ đồng cũng được trình lên chính phủ, khi được chất vấn thì ngài Bộ trưởng lại cho là không có con số ấy ( không lẽ trên trời rớt xuống à ? ), chỉ vì thuộc cấp của ông KHỚP mà thôi.

 

Chuyện giáo dục đem ra mà nói thì có hơn 1001 chuyện cần nói, nay phớt qua nỗi sợ hãi của ngày tựu trường :

 

Trước năm học mới, đây là một đề tài lớn cho báo chí.Nó không chỉ là hoa hồng đồng phục, còn nhiều thứ và nhiều chiêu trò vét tiền phụ huynh, cả sự hấp dẫn của các loại hoa hồng bảo hiểm....

Phụ huynh oằn vai gánh… “hoa hồng” đồng phục

Theo các nhà cung cấp đồng phục học sinh, nếu không phải chi hoa hồng (chiết khấu) cho các trường thì giá đồng phục học sinh tại nhiều trường sẽ giảm xuống từ 5-30%, phụ huynh học sinh cũng sẽ bớt đi gánh nặng vào mỗi mùa tựu trường. (http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/giao-duc/phu-huynh-oan-vai-ganh-hoa-hong-dong-phuc/a126572.html

 

Theo Cu Vinh Khoai Lang .

 

Một đề án sặc mùi tiền, thiếu tính người

Tóm tắt Đề án “Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014-2015” như sau: Toàn bộ sách giáo khoa (SGK) truyền thống được đưa vào sách điện tử dưới dạng 3D kết hợp với âm thanh, hình ảnh được cài đặt vào máy tính bảng. Cũng theo đề án, kinh phí thực hiện là khoảng 4.000 tỉ đồng cho 327.127 học sinh (HS) từ lớp 1 đến lớp 3, trong đó có 5.334 HS thuộc diện chính sách sẽ do ngân sách nhà nước chi. ………………………………………………………..

Vậy thì AI? ĐIỀU GÌ cám dỗ Sở GD&ĐT TP.HCM lần bước đưa chân đến một đề án ngốn tiền của dân, phản khoa học và phi nhân bản đến như vậy!?

Tác giả: Mai Lan

 

Có con trót sinh ra khi còn nhỏ thì nuôi dưỡng, lớn lên cho đi học mong con được nên người dù khó khăn đến mấy. Hàng năm đến kỳ thi tuyển vào Đại học nhìn thấy các sĩ tử và cha mẹ cùng đi thi thấy nao lòng, thực tế hàng năm số sinh viên tốt nghiệp đại học , khi rời trường lại vất vả tìm việc làm, thất nghiệp tràn lan …….

 

Ngành giáo dục càng ngày càng tệ hại, có nhiều thầy giáo ép các nữ sinh vào phòng trọ, khách sạn để đổi tình lấy điểm, có lẽ tận cùng của sự sa đoạ là việc Hiệu trưởng Sầm Đức Xương ở Hà Giang ép các học trò phải bán dâm cho các quan chức của tỉnh, mà người có chức vụ cao nhất là quan đầu tỉnh …..

TIN MỚI NHẬN : Người ra giá 200 triệu đồng lấy bằng tiến sỹ y khoa: NCS toàn sếp thôi!

 

Tác giả: PV

 

Kim Dung : Mình cũng tin ông Đàm Khải Hoàn nói thật. Bởi đã quá từng trải để hiểu đường đi nước bước của cách làm NCS của nhiều vị mà ông chứng kiến. Vấn đề bây giờ, nếu những thú nhận của ông về các quan chức Thaí Nguyên  làm NCS là có thật, sẽ đẩy ĐH Thái Nguyên vào thế khó xử. Hị.hị..  Thành thử, chưa chắc ông Đàm Khải Hoàn bị xử lý đúng như mức độ tội lỗi của ổng, thì sao?   :. Và rất có thể cuối cùng, huề cả làng   

 

Theo blog Kim Dung Kỳ Duyên .

 

Gót Phiêu Du : Các trường ĐH trong cả nước nên học tập theo Đại học Thái Nguyên đi thôi, kẽo giá cả còn rớt đấy , có lẽ không phải chỉ có Thái Nguyên đâu !.

Họ làm giáo dục thay vì phải chăm chút vun quén cho các mầm xanh được vươn lên, nay nhân dịp tựu trường hàng năm lại nghĩ ra nhiều cách moi tiền của học trò……

 

Còn đâu cảnh ngày xưa : Ngày hai buổi cắp sách đến trường.

                                           Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ (Giang Nam )

……………………………………………………………………………………………..

 

 Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút giây này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.

………………………………………………………………………….

Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ vì có nhũng hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết. ……………….. (trích Tôi Đi Học của Thanh Tịnh )

 

Xin mượn ý thơ của ông Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu :

Đục nước, năm nay cò lại béo.

Bao nhiêu sách vở, bấy nhiêu tiền .

Hay là : Cái học ngày nay đã hỏng rồi.

              Mười thằng đi học, chín thằng chơi…………

 

Cả ngài Bộ trưởng cũng bận bụi lo kiếm tiềm, trách chi các thuộc cấp của Ngài nhỉ ?

 

22/8/2014 TRỊNH KIM THUẤN .