Tranh Trần Nhương
BÀI VIẾT MỚI

HÀO VŨ TRONG MÀU XANH VÀM CỎ - Văn nghệ Long An

Nhà văn HÀO VŨ, tên thật là Vũ Văn Hào, sinh năm 1950, nguyên quán thành phố Hải Phòng; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; học viên Khóa 1 của Trường Viết văn Nguyễn Du; đã qua đời ngày 17 tháng 4 năm 2024 (nhằm mùng 9 tháng 3 năm Giáp Thìn) tại tỉnh Long An; hưởng thọ 75 tuổi;

Lễ tang tổ chức tại tư gia ở Cư xá Phường 3, thành phố Tân An. Lễ viếng bắt đầu lúc 18h ngày 17/4; Lễ Động quan lúc 9h ngày 19 tháng 4 năm 2024 (nhằm ngày 11 tháng 3 năm Giáp Thìn); sau đó Hỏa táng tại Chùa Hội Long - Nhơn Thạnh Trung, thành phố Tân An.

 Trang trannhuong.com và gia đình Trần Nhương xin chia buồn cùng gia quyến. Cầu cho linh Hào Vũ thanh thản về miền mây trắng. Nhớ thương người đồng nghiệp cùng 3 năm trường Nguyễn Du (khóa 1)
Xem tiếp
 Quốc Toản
 Có thể là hình ảnh về 2 người, sáo và kèn clarinet
Thường là những chuyến đi thực tế của Hội Nhà văn Hà Nội, tôi và nhà thơ Tô Thi Vân nếu đi cùng nhau thì được xếp cùng phòng. Ngoài chuyện trân quý nhau thì cái phần quan trọng hơn là cùng một cạ: Uống rượu, hút thuốc, uống trà và... thức khuya. Nếu trưởng đoàn xếp một ông thích đủ thứ, lục đục suốt đêm mà ở với một ông cái gì cũng không, chắc chỉ một vài hôm họ sẽ phải... rời nhau ra.

Lần này đi thực tế Điện Biên, ông không cùng phòng với tôi, mà được xếp vào phòng... ngủ cùng với chị em.

Nghe đọc danh sách xếp phòng, ông giãy nẩy. Mọi người được một trận cười... tơi tả. Nguyên nhân là tên bút danh của ông thường ghi: Tô Thi Vân. Người ta nhầm và hay thêm dấu nặng, thành ra chữ Thị. Đây không phải là lần đầu bị nhầm. Nhầm nhiều rồi. Ngay cả các độc giả khi đọc thơ ông họ cũng nhầm tưởng ông là phụ nữ. Xem tiếp

Theo vanvn.net

Nhà báo, nhà văn Thái Duy – Trần Đình Vân, đại thụ của báo Cứu Quốc – Giải Phóng – Đại Đoàn Kết đã từ trần hồi 20h56 ngày 14
.4.2024 (tức ngày 6.3 âm lịch), hưởng thọ 99 tuổi.

Nhà báo Thái Duy có bút danh là Trần Đình Vân khi ông viết cuốn “Sống như Anh”. Ông tên thật là Trần Duy Tấn, quê quán Hoài Đức (Hà Nội), sinh năm 1926 tại Bắc Giang.

Ngoài “Sống như Anh”, ông còn xuất bản một số cuốn sách khác như: “Người tử tù Khám lớn”, “Hải Phòng anh dũng”, “Đổi mới ở Việt Nam – nhớ lại và suy ngẫm”, “Khoán chui hay là chết”…

Năm 2020, ông là một trong số 7 nhà báo lão thành tiêu biểu được tôn vinh tại Hội nghị “Gặp mặt, tuyên dương Người làm báo tiêu biểu” vì đã có những cống hiến lớn lao, dành nhiều tâm huyết và tình cảm, có nhiều đóng góp cho nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Ông làm báo Cứu Quốc (cơ quan tuyên truyền của Tổng bộ Việt Minh) từ năm 1949. Sau đó, trở thành phóng viên chiến trường, tham gia đưa tin, viết bài về Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông là một trong những phóng viên đầu tiên có mặt tại Hầm Đờ Cát vào thời khắc lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Năm 1960, nhà báo Thái Duy đã cùng Tổng biên tập Trần Phong và nhà báo Tống Đức Thắng của báo Cứu Quốc vượt Trường Sơn vào Nam sáng lập báo Giải Phóng – cơ quan ngôn luận của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Sau năm 1975, ông tiếp tục làm báo Đại Đoàn Kết (sát nhập báo Cứu Quốc và Giải Phóng thành báo Đại Đoàn kết) cho đến khi nghỉ hưu.

Xem tiếp
( Báo “Sự thật Thanh niên”-Nga)
Tô Hoàng chuyển ngữ 
 
 
Trương Mỹ Lan được coi là một trong những phụ nữ giàu nhất Việt Nam trong những năm gần đây.
Khi cải cách thị trường bắt đầu ở Việt Nam vào cuối những năm 1980, Trương Mỹ Lan lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, tích lũy khối tài sản hàng tỷ USD. Và vào năm 2012, bà thực sự bắt đầu sở hữu một trong những ngân hàng địa phương, sau này trở thành tổ chức tín dụng tư nhân địa phương lớn nhất rong cả nước.
Ở Việt Nam có hạn chế: một người không được sở hữu quá 5% cổ phần của một ngân hàng, nhưng nữ doanh nhân này đã dùng nhiều chiêu trò với các công ty vỏ bọc, tập trung 90% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn vào tay mình.
Tổ chức tài chính này được lãnh đạo bởi các nhà quản lý được bà ta tin dùng - những người đã phát hành các khoản nợ xấu trị giá hàng triệu đô la cho các công ty do Trương Mỹ Lan sở hữu mà không cần bất kỳ tài sản thế chấp nào. Kiểm toán viên và công tố viên ước tính, 93% số tiền vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã lọt vào tài khoản công ty của nữ doanh nhân, sau đó được rút ra tiền mặt. Tại phiên tòa, tổng số tiền bị đánh cắp lên tới 22 tỷ USD, chiếm khoảng 3% GDP của Việt Nam.
Hiện vẫn chưa rõ những bao tải tiền đó đã đi đâu. Có thể phần lớn số tiền bị đánh cắp đã được dùng để hối lộ: Trương Mỹ Lan đã chi tiền để ngân hàng của mình tránh bị kiểm toán và thanh tra. Cơ quan điều tra xác nhận 5 triệu USD tiền mặt đã được chuyển cho Chánh thanh tra Ngân hàng Trung ương Việt Nam- người này cũng bị khởi tố.
Xem tiếp

 Vũ Đảm

 
 
Một buổi sáng đẹp trời, tôi đến xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, Thái Bình để thăm nhà văn Trần Văn Thước. Tôi cứ tưởng một nhà văn nổi tiếng chuyên viết về nông dân, nông thôn như ông sẽ sống trong ngôi nhà thoáng mát, có vườn cây, ao cá. Nhưng không, nhà văn Trần Văn Thước sống trong ngôi nhà nằm ngay sát đường làng, phía sau chỉ có một khoảng sân nho nhỏ.

Gian ngoài của ngôi nhà kê vỏn vẹn một chiếc giường, một cái tủ dài, bên trong xếp đầy hàng, bên trên cũng treo lủng lẳng thuốc lào, nấm, mộc nhĩ, thuốc lá, kẹo lạc... Thì ra ông vừa viết văn, vừa kiêm bán tạp hóa để nuôi ba đứa con ăn học. Tôi đặc biệt chú ý đến cái bàn viết có một không hai trên thế gian này của ông, đó là chiếc hòm gỗ nhỏ đặt trên chiếc tủ đựng hàng, và mỗi khi vắng khách, ông lại lấy tập giấy học sinh cùng cây bút ra để viết.

Hai chân ông bị thương tật, không tự đi lại, mỗi khi di chuyển, ông phải chống nạng, lê bước đến bàn viết. Các nhà văn hay viết ngồi, còn ông thì phải viết đứng, mà đứng cũng không vững, phải một tay chống nạng hoặc bám vào bàn, còn tay kia cầm bút, cho nên mỗi con chữ của ông chất chứa cả sự đau đớn về thể xác. Nhưng, đấy chính là thế giới tự do để ông thả hồn vào những trang viết.

Xem tiếp
Làng Việt là một đơn vị đặc biệt. Mỗi làng có ‘bờ cõi’ riêng, thiết chế riêng. Chỉ căn cứ vào những tiêu chí về diện tích và dân số để hết tách rồi nhập, hết nhập rồi tách, vô tình xóa bỏ những tên gọi lâu đời, chính là đang bào mòn, hủy hoại văn hóa.
lẽ không ai xa lạ gì với đồ cổ, bởi mức độ nổi tiếng về sự đắt đỏ, nhất là những món có niên đại lâu đời và có tính thẩm mỹ cao.
Mà thực ra cái gọi là “thẩm mỹ” ấy cũng chỉ có thể định tính một cách tương đối, cốt yếu nhất vẫn là giá trị thời gian – càng nhiều tuổi, đồ cổ càng đắt đỏ, có thể lên tới hàng triệu đô la. Có những món đã trở thành bảo vật quốc gia, được thiết lập chế độ an ninh đặc biệt để bảo vệ.
Nói đồ cổ vì xét ở những khía cạnh nào đó, nó rất gần với địa danh, khi dù là vật thể hay phi vật thể, thì chúng đều mang trong mình các giá trị lịch sử, văn hóa, tinh thần... của quá khứ. Và xét rộng hơn, địa danh còn mang những thuộc tính mà cổ vật không có được, đó là tính đồng sở hữu của tập thể và sự sinh động hiện diện trong đời sống hiện tại của con người.
Để có được đồ cổ là rất khó, hoặc phải do một “kỳ duyên” nào đó, hoặc phải có rất nhiều tiền để “sưu tập”; còn địa danh thì miễn phí, nó là của chung, thuộc về ký ức và đời sống tập thể. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là địa danh là thứ từ trên trời rơi xuống: nó do lao động, do sinh hoạt, do kiến tạo văn hóa, do thành tựu nhiều mặt... của cả một cộng đồng đã phải hun đúc qua nhiều thế hệ, mà thành. Nghĩa là trong địa danh có mồ hôi, nước mắt, có sinh mạng của thế hệ nối tiếp thế hệ, đã lặng lẽ xây đắp nên.
Xem tiếp

 

 Hoàng Tuấn CôngNhững bí mật thú vị về năm con Rồng
 
Con rồng trông như thế nào? Hơn 3000 năm trước, thời nhà Thương đã thấy xuất hiện chữ long . Thuyết văn giải tự khi giảng về chữ long cho ta biết tập tính kì dị của con rồng: “Lân trùng chi trưởng, năng u, năng minh, năng tế, năng trưởng, xuân phân nhi đăng thiên, thu phân nhi tiềm uyên”, nghĩa là: Rồng thuộc loài lớn nhất trong các loài trùng có vảy, vừa có thể ẩn mình chốn thâm u vắng vẻ, vừa có thể vẫy vùng nơi biển rộng trời cao, có thể to, có thể nhỏ, có thể thu ngắn, có thể giãn dài, Xuân phân thời bay lên trời, Thu phân thời ẩn dưới vực sâu.

Rồng là con vật duy nhất trong 12 con giáp không tồn tại trong thực tế. Tuy nhiên, rồng lại mang 9 đặc điểm của 9 con vật khác nhau. Sách Nhĩ nhã dực miêu tả rồng, “giác tự lộc, đầu tự đà, nhãn tự thố, hạng tự xà, phúc tự thận, lân tự lí, trảo tự ưng, chưởng tự hổ, nhĩ tự ngưu…”, nghĩa là: Rồng có sừng giống hươu, đầu như lạc đà, mắt thỏ, cổ rắn, bụng giao long, vảy cá chép, móng chim ưng, tay hổ, tai trâu.

Xem tiếp
Thái Kế Toại
 

Wikipedia viết tiểu sử Quang Dũng như sau:

Quang Dũng (tên khai sinh là Bùi Đình Diệm; sinh 11 tháng 10 năm 1921 – mất 13 tháng 10 năm 1988) là một nhà thơ Việt Nam. Ông là tác giả của một số bài thơ nổi tiếng như Tây Tiến, Mắt người Sơn Tây, Đôi bờ... Ngoài ra Quang Dũng còn là một họa sĩ, nhạc sĩ. Ông thuộc thế hệ các nhà thơ miền Bắc trưởng thành và nổi danh sau Cách mạng tháng Tám.

Trước cách mạng tháng Tám, Quang Dũng theo học tại Ban trung học trường Thăng Long. Sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu dạy học tư tại Sơn Tây.

Ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu.

Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khoá học, ông làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến. Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường qua đất Tây Bắc. Trong thời gian này, ông còn được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào - Việt.

 
* Chân dung Quang Dũng, kí hoạ của Trần Nhương 
Xem tiếp
Bạn đọc khắp nơi trên thế giới truy cập vào trannhuong.com
Profile Visitor Map - Click to view visits
Click vào đây để xem chi tiết (Hình ảnh 5 phút cập nhật lại 1 lần)