Tranh Trần Nhương
BÀI VIẾT MỚI

  Duy Minh

 
 
Wang Chong, phóng viên đầu tiên của Trung Quốc đã phỏng vấn cựu Tổng thống Barack Obama, có bài viết trên blog cá nhân phản ánh về tình trạng trẻ em Trung Quốc được dạy nói dối. Đây cũng là một thực trạng nhức nhối trong học đường của trẻ em người Việt chúng ta.
 
 Theo bài viết của Wang Chong, trong một cuộc khảo sát vài năm trước đây, khi người tham gia được hỏi liệu họ có sẵn sàng chiến đấu cho đất nước mình trong thời chiến tranh hay không? Chỉ có 11% người Nhật trả lời là “có”, trong khi 71% người Trung Quốc nói “có”. Điều này có phải cho thấy người Trung Quốc có lòng yêu nước hơn người Nhật, hay người Trung Quốc không trung thực như người Nhật? Liệu có nhiều người thực sự chiến đấu cho đất nước nếu thật sự có chiến tranh xảy ra?

Viện Nghiên cứu Thanh niên Nhật Bản cũng đã công bố một cuộc khảo sát, được thực hiện với các học sinh trung học phổ thông từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy có đến 45% học sinh trung học Nhật Bản ngủ lơ mơ trong lớp học, cao nhất trong số 4 quốc gia, trong khi tỷ lệ này chỉ là 4,7% cho học sinh Trung Quốc.

Nếu có 50 học sinh trong một lớp học, thì có 22 học sinh Nhật Bản ngủ lơ mơ, trong khi Trung Quốc chỉ có 2 học sinh. Như vậy thật dễ dàng để rút ra kết luận rằng học sinh trung học Trung Quốc thích học tập và đây là cuộc khảo sát phản ánh thái độ tiêu cực của học sinh Nhật đối với việc học tập, trong khi hành vi học tập của sinh viên Trung Quốc dường như là tích cực nhất.

Xem tiếp
 
 
Nhà văn Đào Thắng đã qua đời ngày 22.4.2024 (nhằm ngày 14 tháng 3 năm Giáp Thìn) lúc 13h59 tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, hưởng thọ 79 tuổi.
 
Lễ khâm liệm vào hồi 7h ngày 24.4.2024 (nhằm ngày 16 tháng 3 năm Giáp Thìn). Lễ viếng từ 9h15 đến 11h cùng ngày tại nhà tang lễ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, hoả táng tại Đài hoá thân hoàn vũ Văn Điển, Hà Nội. An táng tại nghĩa trang quê nhà, thôn 3 Ngô Khê, xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam 
 
Trang trannhuong.com và gia đình Trần Nhương xin chia buồn tới gia đình, em Như cùng các cháu. Cầu cho anh linh Đào Thắng thanh thản về dòng sông Mía quê nhà 
 
Hiện chưa có thông báo tang lễ 
Xem tiếp

Dũ Tuấn

 

Chẳng có đồng tiền, sự giàu có nào của quan chức, lại có giá trị thiêng liêng bằng niềm vui, nụ cười của dân, quê hương sung túc, phồn thịnh. Nghề làm đầy tớ của dân vốn vất vả, lo toan, chỉ cần thanh danh sạch, giấc ngủ ngon. Thay vì nơm nớp lo sợ kỷ luật, ngồi tù từ đồng tiền bẩn.

dỗ. "Đạn bọc đường" trước mặt, sau lưng quan chức, chỉ chờ lương tri mất cảnh giác, nó có thể xuyên thủng bất cứ lúc nào. Khi ấy, sự nghiệp chính trị chẳng còn, thanh danh cũng tiêu tan.

close

Phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát kết thúc với mức án cho 86 bị cáo. Bà Đỗ Thị Nhàn - cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II) thuộc Ngân hàng Nhà nước, là bị cáo duy nhất bị xét xử tội "Nhận hối lộ" (5,2 triệu USD - tương đương 118 tỷ đồng), lãnh án tù chung thân.

Xem tiếp

Dương Thy PhanCó thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'TRÂNMANH TRẦN PMLINANITHAO MANH HẢO đất nước nình tia chớp (Tái bản lân thứ hai) trường (TáibnTnthứhai) ca'

·

ĐỌC ĐẤT NƯỚC HÌNH TIA CHỚP của Trần Mạnh Hảo(NXB hội Nhà văn)

Đất nước hình tia chớp là hình ảnh dữ dội về sự đau thương, mất mát, hy sinh, đổ nát, chiến tranh; về sự can trường, sức chịu đựng phi thường của con người. Sau ánh chớp có cái bị hủy diệt và nhiều cái được tái sinh.

+ Nơi đó có sự hoài thai kỳ lạ của con người. Khi còn trong bụng đã đòi ra xem trời, xem đất. Mới mở mắt chào đời đã nghe tiếng ru hời của mẹ hòa trong tiếng súng giặc thù:

"Khi còn nằm trong bụng mẹ...

Muốn đòi ra xem trời, xem đất".

"Chưa đầy hai tuần lễ

Mẹ phải gánh con đi chạy càn". Mẹ gánh trên vai trăm thứ nhọc nhằn: Mò ốc, cua, tép, cá, cấy cày ... Mẹ gánh trên đôi vai cả đất trời và hai đầu đất nước. Mẹ "đau hộ nổi đau toàn trái đất". Mẹ thật diệu kỳ! "Đất nước là bông lúa mẹ dành cho con." Mẹ chính là thế gian.

Xem tiếp

 

  An Nhi /HNMThơ Nguyễn Huy Hoàng - Tạp Chí NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
 
Tuyển thơ “Trông trời, trông đất, trông mây…” rút từ những tập thơ trước đây của tác giả Nguyễn Huy Hoàng đã ấn hành từ năm 1995 đến nay.

Xuyên suốt cả ba tập thơ là những bài thơ viết về Tổ quốc từ cái nhìn của một người con sống tại nước Nga xa xôi. Đó là tình yêu, nỗi trăn trở cồn cào, những kỷ niệm mờ tỏ và những niềm day dứt khi nhớ về quê hương, mảnh đất đầy nắng gió; nhớ về những người dân Việt vất vả, gian lao.

Tác giả Nguyễn Huy Hoàng cho biết, trong tập thơ tuyển cũng có rất nhiều bài thơ viết về nước Nga, nơi nhiều năm ông sống và làm việc. Ông viết về nước Nga với tư duy của một nhà nghiên cứu đối với một cường quốc văn hóa, sự cảm nhận của một khách lữ hành trước cảnh đẹp không nơi nào sánh nổi, một người chứng kiến bao sự thăng trầm qua hai thể chế, qua hai thế kỷ của một dân tộc bi tráng.

Xem tiếp

HÀO VŨ TRONG MÀU XANH VÀM CỎ - Văn nghệ Long An

Nhà văn HÀO VŨ, tên thật là Vũ Văn Hào, sinh năm 1950, nguyên quán thành phố Hải Phòng; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; học viên Khóa 1 của Trường Viết văn Nguyễn Du; đã qua đời ngày 17 tháng 4 năm 2024 (nhằm mùng 9 tháng 3 năm Giáp Thìn) tại tỉnh Long An; hưởng thọ 75 tuổi;

Lễ tang tổ chức tại tư gia ở Cư xá Phường 3, thành phố Tân An. Lễ viếng bắt đầu lúc 18h ngày 17/4; Lễ Động quan lúc 9h ngày 19 tháng 4 năm 2024 (nhằm ngày 11 tháng 3 năm Giáp Thìn); sau đó Hỏa táng tại Chùa Hội Long - Nhơn Thạnh Trung, thành phố Tân An.

 Trang trannhuong.com và gia đình Trần Nhương xin chia buồn cùng gia quyến. Cầu cho linh Hào Vũ thanh thản về miền mây trắng. Nhớ thương người đồng nghiệp cùng 3 năm trường Nguyễn Du (khóa 1)
Xem tiếp
 Quốc Toản
 Có thể là hình ảnh về 2 người, sáo và kèn clarinet
Thường là những chuyến đi thực tế của Hội Nhà văn Hà Nội, tôi và nhà thơ Tô Thi Vân nếu đi cùng nhau thì được xếp cùng phòng. Ngoài chuyện trân quý nhau thì cái phần quan trọng hơn là cùng một cạ: Uống rượu, hút thuốc, uống trà và... thức khuya. Nếu trưởng đoàn xếp một ông thích đủ thứ, lục đục suốt đêm mà ở với một ông cái gì cũng không, chắc chỉ một vài hôm họ sẽ phải... rời nhau ra.

Lần này đi thực tế Điện Biên, ông không cùng phòng với tôi, mà được xếp vào phòng... ngủ cùng với chị em.

Nghe đọc danh sách xếp phòng, ông giãy nẩy. Mọi người được một trận cười... tơi tả. Nguyên nhân là tên bút danh của ông thường ghi: Tô Thi Vân. Người ta nhầm và hay thêm dấu nặng, thành ra chữ Thị. Đây không phải là lần đầu bị nhầm. Nhầm nhiều rồi. Ngay cả các độc giả khi đọc thơ ông họ cũng nhầm tưởng ông là phụ nữ. Xem tiếp

Theo vanvn.net

Nhà báo, nhà văn Thái Duy – Trần Đình Vân, đại thụ của báo Cứu Quốc – Giải Phóng – Đại Đoàn Kết đã từ trần hồi 20h56 ngày 14
.4.2024 (tức ngày 6.3 âm lịch), hưởng thọ 99 tuổi.

Nhà báo Thái Duy có bút danh là Trần Đình Vân khi ông viết cuốn “Sống như Anh”. Ông tên thật là Trần Duy Tấn, quê quán Hoài Đức (Hà Nội), sinh năm 1926 tại Bắc Giang.

Ngoài “Sống như Anh”, ông còn xuất bản một số cuốn sách khác như: “Người tử tù Khám lớn”, “Hải Phòng anh dũng”, “Đổi mới ở Việt Nam – nhớ lại và suy ngẫm”, “Khoán chui hay là chết”…

Năm 2020, ông là một trong số 7 nhà báo lão thành tiêu biểu được tôn vinh tại Hội nghị “Gặp mặt, tuyên dương Người làm báo tiêu biểu” vì đã có những cống hiến lớn lao, dành nhiều tâm huyết và tình cảm, có nhiều đóng góp cho nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Ông làm báo Cứu Quốc (cơ quan tuyên truyền của Tổng bộ Việt Minh) từ năm 1949. Sau đó, trở thành phóng viên chiến trường, tham gia đưa tin, viết bài về Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông là một trong những phóng viên đầu tiên có mặt tại Hầm Đờ Cát vào thời khắc lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Năm 1960, nhà báo Thái Duy đã cùng Tổng biên tập Trần Phong và nhà báo Tống Đức Thắng của báo Cứu Quốc vượt Trường Sơn vào Nam sáng lập báo Giải Phóng – cơ quan ngôn luận của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Sau năm 1975, ông tiếp tục làm báo Đại Đoàn Kết (sát nhập báo Cứu Quốc và Giải Phóng thành báo Đại Đoàn kết) cho đến khi nghỉ hưu.

Xem tiếp
Bạn đọc khắp nơi trên thế giới truy cập vào trannhuong.com
Profile Visitor Map - Click to view visits
Click vào đây để xem chi tiết (Hình ảnh 5 phút cập nhật lại 1 lần)