Trang chủ » Tin văn và...

XIN NÓI LẠI VỚI NHÀ VĂN PHẠM VIẾT ĐÀO

Xuân Đức
Thứ hai ngày 23 tháng 3 năm 2009 4:42 PM
 
Phần dẫn chứng của PVĐ về vị trí của cột mốc số 0 ở Tân Kì là rất đúng với lịch sử. Tuy nhiên nó lại rất sai với lịch sử và truyền thống của con đường Trường Sơn. Theo tôi, lịch sử chỉ xác định có hai con đường HCM, một trên bộ và một trên biển. Không thể chia đường HCM trên bộ ra thành 2, một đường đi bộ và một đường cơ giới.
Khi khánh thành cột mốc số 0 tại Tân Kì, tôi còn làm việc và đã viết bài tranh luận. Tuy nhiên tôi biết việc xác định cột mốc số 0 đó là của một số vị chỉ huy cũ của 559, trong đó có Trung tướng Đông Sỹ Nguyên, một vị tướng có công lao và vị trí to lớn của Bộ đội Trường Sơn. Vì vậy không thể tranh luận được.
Tuy nhiên vấn đề ở chỗ chúng ta cần tôn trọng tính khách quan và logic của lịch sử.
1/ Lịch sử hình thành và phát triển của con đường HCM ( trên bộ) là từ những đường mòn lên đường cơ giới. ( Trước khi có tên gọi đường Hồ Chí Minh là đường Trường Sơn, trước đó nữa là  Đường mòn HCM)
2/ Nếu ta công nhận năm nay- 2009- kỉ niệm 50 năm truyền thống Con đường Trường Sơn và cũng là truyền thống 50 năm Bộ đội Trường Sơn, thì cột mốc lịch sử của con đường cũng như Binh đoàn 559 phải là tháng 5/1959 chứ. Và cái mốc của con đường mòn tháng 5/ 59 đó là Khe Ho. Tại sao lại lấy cái mốc cơ giới năm 1975 trước khi giải phóng Miền Nam. ( Chẳng lẽ truyền thống đường HCM mới chỉ 34 năm thôi sao?)
Tôi cho rằng, việc lấy cột mốc đường cơ giới tại Tân Kì là cố tình quên đi giai đoạn đường mòn HCM và cũng quên luôn những người khai khẩn ra nó.( không phải là những vị tướng sau này)