Trang chủ » Truyện

DÙ SAO ÔNG CŨNG GIÀ RỒI

Nguyễn Hiếu
Thứ sáu ngày 2 tháng 7 năm 2010 10:34 PM
Truyện ngắn

1.Cụ giáo Thịnh năm nay đ• bứơc sang tuổi bảy mươi tây,tức bẩy mốt ta.Đúng là theo cung số của tuổi hợi,thì so với các bậc cùng trang lứa trong làng Chiện thì cụ giáo Thịnh quả là phương trưởng,thông hạnh đủ bề.Cụ được làng nước kính nể vì đức độ của người làm nghề giáo.Hầu như những người ở làng Chiện mấy thế hệ đang sống đều gọi hoặc coi cụ là thầy bởi nhẽ họ không trực tiếp học cụ thì con cháu,họ hàng gần xa đều lớn lên,khôn ra dưới cái thước của cụ.Người trong họ thì cảm cái ân vì nhờ cụ mà dòng họ Nguyễn ở cái làng Chiện và có đến một phần ba huyện này được kính nể.Vào tuổi trên dưới bẩy mươi thì cụ giáo Thịnh là người có học vào bậc nhất trong làng,trong họ vì thế những lời khuyên giải,chỉ bảo của cụ đều được người làng,người trong họ xa họ gần tuân nghe răm rắp .Còn trong nhà ba người con cụ từ con đầu là cả Vượng đến người con thứ hai là hai Nhân và cô Hoà là con út tuy mỗi người một nghiệp nhưng đều làm ăn khấm khá có bát ăn bát để.Gia đình nề nếp,vợ chồng hoà thuận,con cái học hành chăm ngoan.Có được sự hạnh thông này đều phần do phúc ấm tổ tiên,phần do các con cụ đều răm rắp nghe theo lời dậy dỗ của cụ.Người ta sống trên đời cần cái nhân,cái đức,chữ tín chữ nghĩa làm đầu còn của cải chức vị chỉ là thứ phù vân,nay còn mai mất biết đâu mà lường.Không kể hai Nhân ở cùng với cụ,cô ba Hoà lấy chồng ở làng bên thì không nói làm gì mà ngay cả cả Vượng tuy mới xấp xỉ năm mươi đ• là giám đốc một công ty chuyên làm hàng xuất khẩu ở ngoài Hà nội nhưng chẳng cứ tết năm rằm bẩy mà hễ có thời gian hở giữa muôn sự bề bộn của công ăn việc làm,hoặc tiện đi đâu đều rẽ về thăm cụ giáo.Một là để biếu của ngon vật lạ cho người sinh thành ra mình hai là để nghe những lời giáo huấn ,dậy bảo thấu tình đạt lí hợp lẽ làm người,hợp cách sống giữa trần ai mà cái thiện cái ác,sự lành sự dữ luôn luôn đang xen,gài răng lược vào nhau.Người làng mỗi khi muốn răn dậy con cái hay khuyên vợ khuyên chồng đều lấy gia cảnh nhà cụ giáo làm gương.Còn trên uỷ ban x• thì mỗi khi tiếp dân giải quyết mọi khúc mắc thì đều lấy gia cảnh nhà cụ giáo làm ví dụ về sự thuận hoà.Trên bảo dưới nghe.ấy là chưa kể mỗi khi có đoàn trên huyện,trên thành phố về thăm quan thì đều đưa đến nhà cụ giáo để làm mẫu về nề nếp gia phong của một gia đình mà cũng là để khoe về cách trị dân của chính quyền x• sở tại.Kể ra uỷ ban x• Thuỵ Thành tức làng Chiện này cũng có lý của nó.Bởi từ hồi có chuyện đền bù đất cát đến giờ dân làng Chiện xem ra có vẻ đổi thay khấm khá lên nhiều mà cũng có nhiều điều khác hẳn từ thủa khai thiên lập địa đến nay.Đất làng thì rộng.Trừ những nhà là dân ngụ cư vốn là dân thợ cầu đến từ thủa đất cát ở cái làng này loang toang ai muốn ở đâu vỡ ra chỗ nào thì tuỳ.Vì thế nên đám thợ này trước tiên xin đất để dựng lều trại ở tạm,rồi lâu dần lấy vợ lấy chồng ở làng Chiện hay thiên hạ,hoặc đưa vợ  con t?n d?u t?n dõu đến rồi trong lúc nhá nhem chia đất chia cát ngay bên nghĩa địa của làng Chiện.Lâu dần cứt trâu để lâu hoá bùn biến thành của giả của họ thì không nói làm gì còn người dân gốc ở làng Chiện này thì mười nhà có đến chín mặc dù đất cát nhà cửa rộng thênh thang,vừơn trên ao dưới nhưng vẫn đua nhau làm nhà ống mái bằng vừa để cho oai,vừa để không thua anh thua em.Trong khi đó nhà cụ giáo Thịnh chỉ trừ mái ngói mới đảo từ giáp tết năm ngoái còn tất cả vẫn nguyên vị như thời cụ giáo Thịnh còn là đứa trẻ học tam tự kinh.Một dẫy nhà ngói ba gian hai trái,cửa bức bàn gỗ mít,có mành sáo che nắng che gió.Trước nhà là mảnh sân lát gạch bát,rồi đến dẫy tường hoa và hàng cau liên phòng,kế liền là mảnh vườn nhỏ trồng  gia vị và vài luống rau mùa nào thức ấy.Sau đó đến vuông ao lềnh bềnh mấy súng bèo tấm.Bờ ao ráp với đường cái mới được x• huy động tiền của dân cho đổ xi măng.Luỹ tre viền quanh ao tối tối mẹ con nhà cuốc gióng giả gọi nhau và xa xa hình như phía khu nhà của xóm thợ cầu sát nghĩa địa làng xen giữa tiếng sấm ì ầm như sự sôi bụng của trời đất là tiếng người ồn ào c•i cọ.Vợ Hai Nhân từ ngoài ngõ đi vào,tay cầm nắm mầm tưới vừa hái nhìn thấy chồng đang hí húi tỉa rau trong vườn ào ào nói :
           - Ghê qúa anh ạ.Gớm thằng Luận con nhà chú An chả biết mua bán thuốc thang gì mà bị mấy người ở xóm cầu vác gậy đuổi đánh,thằng bé sợ quá chạy vào nghĩa trang rồi bị dẵm phải kim tiêm đang kêu inh ỏi ngoài kia
           Anh Hai Nhân nghe vợ nói vươn thẳng lên xuýt xoa :
- Thế thì thằng ấy nguy mấy.Dẫm phải kim ấy thì chắc chắn là lây món kia rồi .
- Si đa ấy à ?
- Chứ còn sao nữa.Nói khẽ thôi không ông nghe thấy
-  - Còn mấy đứa nhà mình đấy.Khéo không có thì ..Khổ quá không hiểu cái của nợ ấy từ đâu đến làng mình không biết .
- - Không phải lo,nhà mình khác nhà người ta khác.
- - Biết thế nào đựơc,trẻ con là hay đua nhau lắm.
- Vợ hai Nhân vừa lắc đầu lắc đầu quầy quậy vừa đi ra bể nước. 
 
2.Chiều ấy cụ giáo Thịnh cơm nước xong đang ngồi nhởn nha nhấm nháp chén trà sen mà anh hai Nhân cứ đúng mùa lại lên trên vực Mạc mua vài chục bông sen về ủ cho bố uống.Nâng chén trà lên cụ giáo chậm r•i thổi nhẹ rồi nhấp một ngụm nhỏ.Cụ khà khẽ một tiếng rồi nói với Hai Nhân đang đứng cầm ấm chuyên chờ :
          - Hè năm nay có lẽ mưa nhiều nên sen không được ngát như mọi năm,con nếm thử mà xem
          - Vâng.Con cũng nghĩ thế ạ .Hai Nhân đưa hai tay đón chén trà bố đưa cho hớp nhẹ gật gù.
         Vừa lúc đó có tiếng ôtô đỗ xịch ngoài ngõ.Tiếng mấy người lao xao chen trong tiếng mấy đứa trẻ reo to,hai bố con cụ giáo vừa ngước mắt lên thì đ• thấy anh cả Vượng xách cặp đen đi vào,theo sau là cậu con trai lớn cao lênh khênh,tóc nhuộm vàng xuộm,mặt khó đăm đăm,xách chiếc túi du lịch mầu nâu xẫm nổi rõ mấy hàng chữ tây ngoằn ngoèo.
-             - Chào thầy.Cả chú cũng biết thưởng thức trà sen cơ à.Con chào ông chào chú đi.Cả Vượng nhắc con.Thằng bé lừ lừ con mắt nhìn mọi người rồi nhìn quanh khu nhà.Từ đôi môi mỏng của nó rỉ ra mấy tiếng lí nhí.
- Đ• chào thì chào to lên con.Cái gì cũng phải đàng hoàng.Cụ giáo nhắc đứa cháu đích tôn.
Hai Nhân biết tính bố nói luôn
-            - May quá anh về.Em vừa làm xong mẻ chè mới cho ông,anh uống thử xem thế nào.Hai bố con ngồi xuống đi.Có ăn cơm nhà để em nói nhà em chuẩn bị.
-           - Thôi được rồi,thầy và chú cho cháu ở nhà mấy hôm,con xin lỗi thầy là con có việc gấp quá.Ngày mai con lại dẫn đoàn của công ty đi kí hợp đồng ở Pháp.Cả ngày hôm nay lại bận họp thành ra bây gi? mới đưa cháu về được.
-           Cả Vượng nói chưa dứt thì đ• thấy người lái xe chắc đậm khệ nệ vác chiếc hộp giấy mới tinh bước vaò.Cụ giáo ngước lên hỏi :
-          - Cái gì thế ?
-          - Thầy ạ.Đây là bộ dàn con mới mua về một là để biếu bố,hai là để mấy ngày nghỉ ở nhà cháu nó có cái để nghe cho vui.Cháu ông thích nhạc lắm.
-          -  Nhưng thầy thiết nghĩ bây giờ đang là kì học cơ mà.
-          - Vâng,vâng.Con xin phép thầy cứ để chú Nhân đưa cháu vào gian nhà mà ông vẫn dành cho nhà con mỗi khi về quê ấy rồi con sẽ thưa chuyện với thầy.Đấy đấy chú lái xe vác đồ đi theo chú Nhân luôn.
-        Thằng bé tóc vàng mặt mũi khó đăm đăm,cúi đầu lật khật đi theo người chú.Đợi cho đứa con đi hẳn vào trong nhà cả Vượng mới rì rầm cùng bố.Chả biết anh nói gì mà mặt cụ giáo thoáng vẻ thảng thốt rồi đầu cụ cứ gật gật tự nhiên như chiếc mo cau già bị gió vật.Chừng gần một tiếng sau,khi trời đ• nhá nhem tối,đàn chim sẻ trên cây cau ngớt dần đợt c•i nhau chí choé cuối cùng thì chiếc xe của cả Vượng nổ máy.Vừa lúc đó trong nhà cụ giáo Thịnh vọt ra tiếng nhạc giật thùng thùng.Có tiếng trẻ réo vang ngoài luỹ tre.Thằng Hoà,thằng Chí hai đứa con trai trứng gà trứng vịt của nhà hai Nhân chừng mười sáu mười bẩy từ đâu chạy về,hai tay khua lên trời:
-         -  Biết ngay là bác cả Vượng mua bộ dàn xịn về cho nhà mình.Thích thật,thích thật.

- 3.Nhìn thằng Phú con nhà cả Vượng,đứa cháu đích tôn hầu như suốt ngày ở lì trong phòng nghe thứ nhạc khi thì ầm ĩ,khi thì rỉ rả nỉ non bất chợt cụ giáo rùng mình khi nhận ra điều mà mấy hôm nay cụ cứ ngờ ngợ.Đúng là thằng bé này chỉ chăm chăm chú chú vào những cái đĩa nhựa,thùng loa với màn hình ti vi nhoang nhoáng những hình ảnh xa lạ mà chưa bao giờ thấy nó cầm một cuốn sách nào trong cái tủ đầy ắp sách mà gần như cả đời cụ gom nhặt,tích cóp được.Nhớ đến những lời trần tình vội v• của bố nó thì cụ càng lo ngại.Đời con người ta có cái chữ đ• là quí nhưng để làm người cho đáng mặt người,cho ra một trang nam tử biết tiến biết lui,trọng chữ nghĩa,biết xa lánh điều vẩn đục thì phải đọc sách.Sách là thứ tinh hoa mà những người tài trong thiên hạ chắt lọc trí tuệ tinh khôi của họ để viết ra.Kiến thức,lối đối nhân xử thế ở đó mà ra cả chứ đâu.Thời bố nó còn bé cụ mừng vì thấy ba anh em nó ham đọc lắm.Dạo đó sách cũng như mọi thứ cần cho đời người thật hiếm,thế mà chắt bóp,dành dụm đựơc tí tiền nào đều dành để mua sách.Mượn được ai cuốn nào thì anh em truyền tay nhau dấu mẹ thức trắng cả đêm để đọc cho kịp trả bạn bè.Vậy mà đến đời con cái chúng từ thằng Hoà thằng Chí nhà hai Nhân địa liền cụ mà thấy xem ra chúng sao nh•ng sách vở lắm.Trong khi sách của nhà này chả cứ nhiều nhất làng mà còn nhiều nhất cả mấy cái làng ven sông.Vậy mà...Cụ giáo dục m•i nói m•i có đứa nào chuyển đâu.Đến đứa cháu đích tôn này nữa xem ra cũng chẳng hơn gì.Nghĩ đến những lời d•i bầy vội vàng của cả Vượng buổi xâm xẩm tối hôm ấy thì cụ giáo thấy lo thực sự.Ngày xưa đồng tiền bát gạo còn hiếm hoi lần hồi,vất vả nuôi ăn học ba đứa con cụ đâu có quản ngại vậy mà bây giờ cũng nhờ có ăn học nên thằng cả Vượng mới nên người làm nên ông nọ bà kia phụng dưỡng được bố.Thôi thì cũng là hồng phúc của tổ tiên.Nhìn lên cũng chả bằng ai nhưng so với đời cụ hồi trẻ thế là tốt lắm rồi .Quân tử thực bất ư cầu b•o.Chỉ thương bà nó đến ngày con làm ăn mở mặt mở mày một tí thì đ• không còn ở trên đời.Thằng bố cả nó cũng biết ăn ở,xử sự xứng là người anh.Chả cứ nó chu cấp đầy đủ cho bố mà còn đỡ đần cho hai em nó.Việc lớn việc nhỏ trong nhà ,của các em cả Vượng đều đứng mũi chịu sào đúng vị thế anh lớn trong gia đình.Vậy mà đứa con cả của nó,đứa cháu đích tôn của cụ,thằng Phú này….Càng nghĩ cụ giáo càng thấy lo.
-         - Nước xôi chưa?Pha cho thầy ấm nước rồi vào bảo cháu nó tắt đài ra ông nói chuyện .
-        Thằng bé cao lênh khênh có khuôn mặt giống chú hơn là giống cha  nghêng nghênh mái tóc vàng hoe nhìn lên ngọn cau vương nhè nhẹ làn khói mỏng.Hương cau phảng phất đâu đây.
-        - Bố con đ• nói cho ông biết rồi đấy.Theo ông nghĩ,ở trên đời này nên chọn bạn mà chơi.Sau một hồi nghĩ ngợi để tìm ra cách nói cụ cho rằng hợp với cháu,cụ giáo chậm r•i buông lời.
-         - Có cái gì thì ông cứ nói thẳng ra.Ông lại nghe bố con chứ gì.
-          Cụ giáo lấy làm hỉ hả khi nghe thằng bé xưng hô  mặc dù mặt nó cau có,giọng nói cấm cảu.
- - B? con cung khụng núi nhi?u.Ch? cú di?u bõy gi? là th?i gian đầu c?a học kì một.Lớp của con lại là cuối cấp.V?y mà …Con định nghỉ bao lâu ?
-          - Bao giờ bố con bảo đi thì đi.
-          - Ông đ• nghe qua sự tình rồi.Bố con cũng rất mong con học hành cẩn thận.Đời người mà không có sự học hành thì khi lớn lên vất vả lắm.Dù thế nào cũng cần phải có kiến thức con ạ .
-          - Thì con vẫn đi học đấy chứ.Tại bố con tất cả.Hôm nào bố con về ông cứ để con hỏi bố con thì ông sẽ rõ mọi chuyện .
-          - Ông biết bố con rất lo cho con.Nhà lại chỉ có con là con trai,em con năm nay đ• mười ba tuổi rồi.Nó là con gái,cái gì nó chả học con.Nếu con không làm gương …Cụ giáo Thịnh cố nén tiếng thở dài.Thế mà vì ham chơi với bè bạn đến nỗi bị bắt.Bố con không cậy cục xin,người ta không nể bố con thì làm sao con được thả.
-          - Chuyện nhỏ ấy mà ông.Việc như thế này đối với bạn bè lớp con là thường xuyên,bố con cẩn thận quá. 
-          - Chuyện tầy đình như thế mà con coi là nhỏ sao.Nha phiến thuốc phiện là đồ quốc cấm.Chẳng những thế nó còn làm hại sức khoẻ nòi giống con người.Con cứ xem như ông Tài Lăm ở đầu làng đấy. Xưa kia chạy ôtô giàu có khoẻ mạnh nhất làng mà bây giờ nhà cửa sơ xác,người có khác gì cái que không? Con cười cái gì đấy.
-         Thằng Phú đưa tay lên cố bưng miệng để làm giảm bớt chuỗi cười sặc sụa.Chú nó đang đứng bên  bờ ao chống sào cho mấy cành bưởi trĩu quả thấy vậy nói vọng vào :
-          - Ông nói cháu phải chăm chú nghe chứ.Không được cười chớt nhả thế        
-          - Nhưng mà nghe ông nói cháu không nhịn được.Bây giờ làm gì có thuốc phiện,với lại nha phiến.Thuốc lắc là thứ văn minh nó làm cho thanh niên chơi bời nhảy múa vui vẻ hơn.
-          - Nhưng chơi bời cũng chỉ là thứ phụ thôi.Đời người phải biết cái gì là chính chứ .
-          Khuôn mặt chữ điền hơi bầu của thằng Phú nghênh nghênh :
-           - Thế theo ông thế nào là chính ?
-        Cụ giáo cố nén sự bực mình khi nghe thằng đích tôn hỏi một câu có vẻ xấc.Giọng cụ vẫn ôn hoà như khi giảng bài :
-          - Cái chính của con người là bằng cấp.Là sự nghiệp,là gia đình.
-          - Bằng cấp cũng chả để làm gì,mà muốn loại bằng nào bây giờ chả có.Cái chính là phải có tiền
-          -  Bằng mua bán kiểu ấy thì đâu có giá trị.Ngưòi ta phải học hành chăm chỉ,tuần tự như tiến thì bằng mới ra bằng.
-         - Đấy là thời của ông,của bố con chứ thời của con cứ chơi bời thoải mái đến kì thi thì bỏ tiền ra mua phao.Bị bắt thì bỏ tiền ra chạy.Tiền ít không thoát thì tiền nhiều.Các thầy thì cũng là người ,mà đ• là người thì ai cũng cần tiền ông ạ.Mà chúng con đ• thử rồi,thầy nào cũng có thể mua được bằng tiền 
-                - Phú,Phú…
-                      Mặt cụ giáo căng ra rồi lại nhăn lại,hình như cụ định nói điều gì nhưng có cái gì hình như khiến cổ cụ như nghèn nghẹn.Thằng cháu đích tôn vẫn say sưa.
-          - Nhưng làm như thế thì lâu lắm ông ạ.Mua bằng là con đường ngắn nhất.Như chú Tuy phó giám đốc ở công ty bố con mới học lớp sáu,nhưng mua bằng phó tiến sĩ suýt nữa chú ấy được cử làm phó tổng giám đốc.Có người gưỉ thư tố cáo đến bố con,bố con gọi chú ấy đến.Chính mắt con trông thấy là chú Tuy mang một phong bì đầy đô bảo bố con đốt lá thư ấy đi vì chú ấy đ• nói cho tiền người víết thư ấy không tố cáo nữa.Bố con không đốt mà giữ lá thư ấy lại.
-         - Bố con làm thế là đúng .Cụ giáo nói nhát gừng.
-         - Đúng gì đâu chẳng qua bố con cũng đang tranh cái xuất ấy.Bố con nhiều cái khôn lắm nhưng riêng chuyện này thì dại.Cứ nhận tiền nhưng phô tô lá thư ra để giữ bản chính thỉnh thoảng lại gõ chú ấy.
-         - Phú.Con còn bé không được nói như thế .Bố con là một tấm gương về học hành,về lòng trung thực.Ông sinh ra,nuôi dậy bố con từ bé ông biết.
-         - Bây giờ bố con khác trước lắm ông ơi.Chả thế mà bố con có một cô bồ ở một công ty liên danh với công ty bố con ba năm nay rồi mà cả nhà từ mẹ con đến cái Thuý và bây giờ cả ông,chú Nhân,cô Hoà có biết đâu.Thế mà con biết.Vì thế con cần thứ gì bố con đều cho hết.à mà thôi .Con nói đùa cho vui đấy.Ông…kìa ông ông làm sao thế .Chú Nhân ,kìa chú Nhân,ông ,ông …
-          Hai Nhân nghe thấy tiếng cháu kêu thất thanh thì lao vào đỡ nhanh người cha.Sắc mặt anh hơi ửng lên khi thấy người bố già một tay ôm lấy ngực,tay kia xua xua trước mặt.Mái đầu bạc phơ lắc lắc,đôi môi khô thì thào:
-         - Bố không sao đâu.Rót cho bố chén nước.
-              Nhấp xong chén nước cụ giáo Thịnh vịn tay vào vai con lẳng lặng đi vào nhà.Chiều hôm ấy cụ giáo khó ở,cơm không đụng đũa.Cháo cố m•i lại thêm vợ chồng hai Nhân năn nỉ,cụ ăn được lưng bát.Đêm hôm đó thì cụ ngả sốt.Hai vợ chồng cô Hoà nghe tin đến túc trực bên giường đến quá 12 giờ đêm mới về.Ba lần cô Hoà thay khăn mặt ướt đắp lên trán cụ,cả ba lần khăn đều nhanh chóng khô cong.

- 4.Hai ngày sau cụ giáo rời rợi thì cả Vượng mới từ nước ngoài về thăm bố.Lúc đó vợ chồng hai Nhân đang ở ngoài đồng,hai đứa con không biết đi học hay đi đâu vắng.Nhà vắng ngắt.Cả Vượng liếc phòng con trai,thấy đằng sau cánh cửa đóng kín có tiếng nhạc giần dật.Anh khẽ lắc đầu đi thẳng vào phòng bố đang nằm.Sắc mặt cụ giáo hôm nay đ• khá hơn nhưng trong cổ vẫn có tiếng khò khè đứt đoạn.
-         - Anh đỡ bố ngồi dậy.Nằm m•i cũng mỏi.Sâm Cao ly mua về cho thầy hả? Cho thầy xin.Để thím hai nó về h•m vào phích,tiện lúc nào mệt thì  dùng.
-       Cụ Giáo bảo cả Vượng pha ấm nước rồi hai bố con vừa uống nước vừa lầm rầm trò chuyện.Có lẽ phải đến hơn một tiếng sau,vì sợ bố mệt nên cả Vượng xin phép đứng dậy.Cụ Giáo cố nén tiếng thở dài nói khẽ :
-          - Muốn dậy dỗ thế nào thì việc làm gương là hệ trọng lắm,con phải hết sức giữ gìn.Có cái gì thì liệu lời mà bảo ban con.Dù sao nó vẫn còn dại.
-        Cả Vượng buông nhẹ tiếng vâng rồi bước vào phòng con trai.Cửa phòng đóng kín mít,có tiếng nhạc nhũng nhẵng xen tiếng người trong phim lao xao.Phải vừa gọi vừa gõ cửa thật lâu thì mới thấy cánh cửa mở hé.Cả Vượng rùng mình khi thấy trên màn hình tắt phụt hình ảnh người đàn bà lo• thể.Nhìn thấy bác cả hai anh em thằng Hoà ,thằng Chí đỏ bừng mặt len lén đi ra ngoài.Cả Vượng cố nén cơn giận vừa khép cửa vừa nói :
-       - Con đ• như thế mà còn lại còn định làm lây hai đứa em con nữa hay sao
-       - Chuyện gì bố cũng cứ phóng lên làm quan trọng,chúng nó là em nhưng cũng xấp xỉ tuổi con,lớn hết cả rồi.Thằng Phú nghênh nghênh cái mặt .
-       - Nhưng đó là thứ phim bẩn thỉu,nhơ nhuốc,xem vào chỉ sinh hư người
-       - Thôi đi bố.Chả đến nỗi ấy đâu.Phim thì làm hư sao được.Người mà hỏng thì mới nhanh.Trông bề ngoài lúc quần áo chỉnh tề ngồi họp hành bàn bạc à mà cả lúc dậy dỗ nữa thì thấy chả ai có vẻ hư hỏng cả,nhưng lúc khác thì…
-       - Phú.Bố không ngờ tí tuổi đầu mà đ• con ương bướng như thế.Bố có dậy con thế không ? Cả Vượng cố nén cơn giận đang sắp nổ tung.
-       - Thôi bố ơi.Bố cứ nói thẳng ra đi.Cái nhà bố mua cho cô ấy bao nhiêu tiền,rồi chiếc Spasy.Những đồ dùng trong nhà cô ấy …
-       - Con ăn nói cho cẩn thận .Người bố liếc nhìn nhanh ra ngoài.Quả thật bố cũng rất ân hận trong chuyện này
-       - Thôi đi,việc gì bố phải nói thế.Con đ• nhất trí việc này là phải dấu mẹ vì mẹ đau tim,vì mẹ đ• khổ một thời rồi,và bố không muốn mẹ bị day dứt nữa nếu biết chuyện lăng nhăng của bố.Nhưng tiền bố đưa cho con thấm tháp gì so với tiền bố cho cô ấy.
-       - Phú.Người bố nhìn chằm chằm vào đứa con.Bây giờ mày cần gì ?
-       - Đơn giản là vừa rồi bố xấu hổ vụ con bị công an bắt vì nhẩy nhót,bố đưa con về quê.Thôi được rồi.Con nghe giải pháp ấy vì bố bảo bố thấy nhục nh• với dân phố,rồi tiếng nói của bố không còn trọng lượng với công ty nhất là bố lại đang được đề bạt lên phó tổng giám đốc.Bây giờ để thật sự bố khỏi xấu hổ thì bố cứ cho con đi nước ngoài học hành.
-       - Mày học ở nước ngoài ?
-       - Chứ sao nữa.Tiện cả bố lẫn con.Việc con đi học sẽ đỡ phiền cho bố  nhiều thứ,còn về con một là để con biết đó biết đây,hai là sau một thời gian về cũng có chút ít ngoại ngữ chứ học ở nhà thì chả bao giờ biết được tiếng nào.Mà này nếu bố đồng ý thế thì ít nhất là Mĩ,Anh Ca na đa hay ít ra là Pháp,Hà lan,Thuỵ điển gì đấy chứ ba cái nước Đông nam á này thì  ở nhà còn hơn.
-        - Nhưng con vẫn đang học dở lớp mười một cơ mà.
-        - Con biết bố rất giỏi xắp xếp.Hàng của công ty bố như thế mà bố còn tống táng đựơc,hay vụ bố diệt chú Tuy đấy,bố quá nhiều mánh …
-        - Phú.Mày nói bậy bạ gì đấy.Người bố thở mạnh 
-        - Mà thôi ,bố không muốn nói đến chuyện ấy thì dừng.Còn việc của con Bố cứ bỏ ra ít thì trăm triệu nhiều thì hai trăm thì kiểu gì mà chẳng xong.Học nước nào chả được.Bố không thấy người ta quảng cáo du học đầy phố đấy à?     
-         - Thôi được rồi.Nhưng từ giờ đến khi đó con cứ phải bình tĩnh,tránh xa đám bạn bè hư hỏng ấy đi,cứ ở quê là được.Chỉ có điều,vứt những chiếc đĩa phim đi,hay đập nó ra cũng được .
-         - Bố cứ hay quan trọng quá.
-         - Nhưng còn hai đứa em con chú hai…người bố thở dài
-         - Việc của con thì bố chả lo,bố cứ lo những chuyện vớ vẩn đâu đâu Chúng nó làm sao thì mặc kệ chúng nó ..Còn việc nữa.Bố đưa cho con ít tiền đây,hết nhẵn cả rồi.Làm th?ng thanh niên mà đồng xu không dính túi thì nói làm gì .
-         - Phú.Con ích kỉ và vô tình thế .
-         - Thôi bố đứng đánh trốn lảng nữa.Đưa tiền cho con đi.
-         - Mày cứ như thế này thì có tiền để quay lại những chốn khủng khiếp kia à.Tao không thể đưa thêm cho mày đồng tiền nào nữa.
-         - Bố nói đúng thế hả.Vậy thì bố đừng có can thiệp đến việc của con nữa
-         Thằng Phú vùng vằng đứng dậy,nó vung tay đập mạnh những tập đĩa nó thuận tay nhặt đựơc trên nóc bộ dàn.Vừa lúc đó có tiếng kẹt cửa.Người bố quay lại thấy người ông đang đứng trân trân nhìn hai bố con,cả Vượng năn nỉ nói như buột miệng:
-         - Ông có điều gì dậy nó không ?
-       Mặt cụ giáo Thịnh bỗng nhợt nhạt màu sáp.Cụ thều thào nói từng câu chậm r•i ,đứt đoạn :
-         - Không ,không bố không biết nói câu gì nữa rồi.Vô phúc,vô phúc quá.
-         Cụ giáo khuỵ xuống bên bậu cửa,hai bố con thằng Phú nhào vội ra.Hai cái đầu va vào nhau đau điếng .

  Quỳnh mai ngày 2/7/2005 chữa lại 2/2008
 
Nguyễn Hiếu