Trang chủ » Truyện

NIỀM THƯƠNG NHỚ

Đàm Lan
Thứ tư ngày 14 tháng 4 năm 2010 3:26 PM
 
Truyện ngắn
 
- Con đã nói rồi. Con không đồng ý mẹ làm chuyện đó. Làm như
vậy là…là…Mẹ thừa biết là thế nào rồi đó. Con không muốn nghe mẹ nhắc đến nữa đâu. Mẹ đừng ép con.
- Con phải hiểu rằng mẹ không còn cách nào khác cả. Nếu
con…nhưng cho dù con có là người thế nào thì mẹ cũng chỉ có một mình con, gia đình, dòng họ này cũng chỉ có một mình con. Mà con thì…nên mẹ buộc phải làm, vì không thể không làm. Không những đó là yêu cầu của trách nhiệm đối với mọi người, mà còn là tương lai của chính con nữa. Con hãy nghĩ xem,mẹ có thể sống để lo cho con đến bao giờ? Và khi mẹ không còn nữa thì con sẽ ra sao ? Con à. Con hãy nghĩ khác đi, mà mẹ thấy đó cũng không phải là chuyện vô lương tâm, người ta đồng ý mà, tự nguyện mà, người ta cũng nhận làm việc này có điều kiện chứ đâu phải bị ép buộc đâu.
- Nhưng con không thể…
         Thiên Vũ nói như gào lên, rồi bất thần quay ra đấm thình thình xuống mặt bàn, khiến mấy chiếc ly nhảy tưng tưng. Bà Yến Nguyệt, vội ôm lấy con, vỗ vỗ vào lưng anh để xoa dịu :
- Bình tĩnh con, bình tĩnh lại nào, mẹ biết, mẹ biết rồi mà.
         Âm sắc nhuốm những giọt lệ của bà mẹ đã làm cậu con trai mềm đi. Anh từ từ buông mình xuống chiếc ghế bành, hai tay ôm đầu gục xuống. Bà Yến Nguyệt cũng ngồi thừ xuống cái ghế bên cạnh. Cả hai mẹ con chìm vào một vùng thinh lặng, vùng thinh lặng như một mặt biển êm đềm nhưng đang tiềm ẩn những con sóng dữ. Nhìn cậu con trai duy nhất trong một trạng thái bất lực, bà Yến Nguyệt thấy lòng đau như cắt. Có câu nói của người xưa mà nghe ra thật là chua xót “Người ta có năm có bảy thì tốt, mình có một vô duyên.”.
         Cái sự vô duyên ấy bắt đầu từ đâu ? Làm sao biết được nó bắt đầu từ đâu. Khi một sáng ra, người ta vẫn mở mắt đón ánh mặt trời như mọi ngày trước đó. Nhưng sao lại là một ngày khác với mọi ngày, khác chỉ một chút thôi, một chút mà tưởng như một trò chơi “bịt mắt bắt dê” của trẻ con vậy. Cho dù cậu bé Thiên Vũ mới chỉ nhấp nhỉnh cái tuổi mười lăm, nhưng hình như cũng đã lâu rồi, cậu không còn chơi cái trò này cùng chúng bạn. Nhưng kỳ lạ chưa, chẳng có cô bạn cậu bạn nào ở bên cạnh cả, đương nhiên không hể ở bên cạnh cậu vào cái phút ấy, cái thời khắc của sự trây lười cùng hơi ấm gối chăn, vậy mà sao cậu như thấy có một cái màng chắn trước mặt, qua cái màng chắn ấy là một khoảng không gian mờ mờ. Cậu quờ tay tìm cặp kính, nó vẫn nằm ở một góc bàn, cậu gắn nó vào mắt. Vẫn chỉ có một màng chắn mờ mờ. Cậu hốt hoảng “Ba ơi ! Mẹ ơi !”. Ba mẹ cậu đã vội vàng đưa cậu đến một vị bác sĩ chuyên khoa mắt, bởi cậu đã phải mang kính cận từ khi mới lên mười. Để rồi, ba cậu bàng hoàng, mẹ cậu mê sảng, khi bác sĩ kết luận cậu mắc một chứng bệnh không có khả năng chữa trị. Một chứng bệnh không có nhiều người bị, nó không trực tiếp nằm trong đôi mắt, nhưng nó lại nắm vận mệnh không chỉ đôi mắt mà rất nhiều vấn đề liên quan đến cuộc đời một con người. Đó là chứng teo giây thần kinh thị giác. Từ đó hai con mắt cậu chỉ còn là một thứ trang trí trên gương mặt, chúng tròn xoe, to đen, xinh xắn, nhưng không chút thần khí. Cậu bước vào một cuộc đời bóng tối thật dễ dàng và mau lẹ. Quá dễ dàng, quá mau lẹ đến mức ngay cả người thân yêu của cậu cũng không tin nổi. Ba cậu ngật ngưỡng những cơn say, mẹ cậu ngắn dài những giọt lệ. Câu lơ ngơ như một kẻ mất trí. Sự khủng hoảng của gia đình cậu không dừng lại đó. Cú sốc về đứa con trai duy nhất đã trở nên mù loà vĩnh viễn, khiến ba cậu không chịu nổi và đã bỏ ra đi. Một lần nữa mẹ cậu suy sụp, và cả cậu cũng tìm đến một giải pháp cực đoan, khi nghĩ mình chính là nguyên nhân mọi nỗi bất hạnh trong gia đình. Hành vi cực đoan của cậu không thành lại vực được mẹ cậu thoát dần khỏi hố sâu sầu thảm. Bà không thể để mất cậu lần nữa. Hai mẹ con lần hồi cũng qua được cơn “tai biến”. Năm cậu hai mươi tuổi thì nhận được tin cha cậu mất vì một cơn bệnh nặng, ông cũng chẳng kịp có thêm một quý tử nào. Thế là cậu trở thành một niềm trông mong của dòng họ.
         Tuy cậu cũng được mẹ cho đi học trường khiếm thị. Cũng có một vài khả năng thích ứng cuộc sống khả quan. Việc lo cho nhu cầu cá nhân là chuyện hoàn toàn có thể. Cậu cũng có giao tiếp với một số bạn bè, cũng tham gia một chút vào hoạt động xã hội. Nói chung cậu cũng có một đời sống tương đối dễ chịu về mọi mặt. Nhưng riêng về chuyện cá nhân, cậu không bao giờ có ý định tìm hiểu một người khác phái. Một nỗi ám ảnh sâu kín đã khống chế tâm cảm, cậu nghĩ rằng, cậu sẽ chỉ đem sự bất hạnh đến cho người khác, bằng chứng là ba mẹ cậu. Nếu cậu không bị như vậy, thì gia đình cậu đã không tan vỡ và mất mát lớn đến thế. Cậu đã có thể sống một đời sống nhẹ nhõm, bình yên, nếu mẹ cậu không nhắc đi nhắc lại chuyện lấy vợ. Cậu biết, để có một người con gái thực sự yêu cậu và chịu chăm lo cho cậu suốt đời là một điều rất khó. Nếu có, thì chỉ vì một nguyên nhân nào khác ngoài tình yêu. Dù mất đi ánh sáng của đôi mắt, nhưng sự nhận thức về bản thân và cuộc sống thì thật rõ ràng. Thực tế, mẹ cậu cũng rất hiểu cái khó của một cuộc hôn nhân không tình cảm. Hơn ai hết, bà cũng rất lo sợ nếu người phụ nữ ấy một ngày rời xa con bà khi đã đạt được một mục đích nào đó. Cuối cùng bà nghĩ đến một cách. Chỉ cần một đứa cháu, bà sẽ nuôi dạy nó cẩn thận, về sau nó sẽ là chỗ dựa cho con trai bà. Vợ có thể bỏ chồng, chứ con thì không thể bỏ cha. Thiên Vũ đã hết sức giận dữ, phản đối khi nghe mẹ đưa ra gợi ý. Cậu không thể nào chấp nhận việc mua bán thân xác một con người dù ở góc độ nào đi nữa. Đó là điều cực kỳ tệ hại, nó không đem lại một ý nghĩa đẹp đẽ nào ngoài cảm giác cậu thấy mình thực sự đáng thương đến cùng cực.Và đã không ít lần, hai mẹ con căng thẳng khi đề cập đến câu chuyện, lần nào thì cũng là mẹ cậu phải chịu thua, xuống nước. Nhưng lần này thì khác. Thiên Vũ đã ngấp nghé cái tuổi ba mươi rồi.
         Hiền Ân cúi đầu bước như đếm trên vỉa hè, dưới lòng đường vẫn loang loáng người xe. Không khí ồn ào, tấp nập xung quanh như chẳng ăn nhập gì đến cô, mặc dù cô đã ở trong lòng nó đến hai mươi mấy năm rồi. Con đường trải dài phía trước đang dẫn cô đến một nơi. Bỗng trong một khoảnh khắc, cô muốn quay lại, muốn chạy vụt vào một góc tường nào đó, để trốn, để nấp, để thoát khỏi một sự truy đuổi vô hình. Nhưng cô biết, cô không đủ can đảm để làm điều đó. Những gương mặt đẫm nước mắt chập chờn trong tâm trí. Không phải là một. Những giọt nước mắt của những người mẹ. Những người mẹ đang đau khổ bế tắc bởi những đứa con trai trong ngục tù. Ngục tù nghĩa trắng hay nghĩa đen cũng như nhau cả. Phải chăng là những tình cờ móc ngoặc vào nhau ? Phải chăng là sự xếp đặt của số phận như người ta vẫn nói ? Cô bỗng nhếch lên một bên mép. Cái gọi là “thiên chức” của một người phụ nữ, cũng nhiều khi trở thành một thứ hàng hoá. Ừ mà xét cho cùng, chẳng phải cái gì trên thế gian này cũng đều là hàng hoá cả sao ? Thì rõ ràng sự tự do cho em trai cô cũng đang là một món hàng cần trao đổi. Và cô, chính cô đang đem thứ hàng hoá của mình đi đổi cho một thứ hàng hoá khác. Liệu cuộc trao đổi này, có ai được hời không nhỉ ? Hay chỉ có cô, phải nuốt nghẹn vào tận đáy lòng cái cảm giác nghẹn ngào, tan nát. Bởi vì, đâu đó ngoài kia, đang có một gương mặt ngơ ngơ ngẩn ngẩn với một câu hỏi không ai trả lời được, hay đúng hơn là không được phép trả lời.
         Trời tối sẫm, những ánh đèn xe loang loáng, những ngọn đèn đường, đèn cửa hiệu nhiều màu sắc vẫn toả ngợp đủ thay cho một bóng tối đen ngòm, lạnh lẽo. Nhưng Hiền Ân đang từ từ khuất sau vùng sáng ấy, rẽ vào một con hẻm chập choạng. Bước chân cô càng lúc càng thẫn thờ. Trong một thoáng, cô như không có cảm giác, cô không biết mình dang ở đâu, đang đi về đâu ? Và khi cô dừng chân trước một cánh cổng, trái tim cô như ngưng đọng, đôi mắt mở to nhìn chăm chắm vào cái nút chuông. Bàn tay cô như rất nặng, không thể nhấc lên để nhấn vào cái nút ấy. Nhưng rồi, không thể vẫn cứ là phải có thể. Khi cô nghĩ đến một nửa số tiền của giao kèo đã không có khả năng hoàn lại. Cúi đầu một giây như tự mặc niệm mình, rồi Hiền Ân ngẩng phắt lên, đưa ngón tay quả quyết vào nút chuông.
         Bà Yến Nguyệt ngồi im lìm trong chiếc ghế bành, mắt để vào chiếc kim giây của cái đồng hồ trên tường. Trên mặt bàn, một ly nước cam, ly nước cam thường ngày đã không phải chờ thêm mấy phút như ly nước cam hôm nay. Con số 8 giờ đã đứng vào vạch kim. Chiếc kim giây vẫn nhích…nhích. Thêm một phút nữa đi qua. Có khi nào cô ta không đến. Phải đến chứ. Chắc chắn phải đến. Vì tờ giấy giao kèo không chỉ có một chữ ký của cô, mà còn có cả chữ ký của người sinh ra cô. Không có thứ hợp đồng nào chắc chắn hơn thứ hợp đồng này cả, mặc dù nó không được đóng một con dấu đỏ, mặc dù tính pháp lý của nó không được thừa nhận theo luật pháp hiện hành, nhưng nó đủ sức bảo đảm cho một sự hoàn tất đúng lộ trình đã giao ước, khi sợi dây liên kết của nó là một thứ huyết mạch cốt yếu của cuộc sống. Đồng tiền. Dẫu vẫn luôn có những góc nhìn, những định nghĩa, những cảm nhận khác nhau chung quanh nó, nhưng giá trị bất biến của nó thì không có gì thay đổi được. Nó là một thứ tính năng thương mại hoá tất tật mọi nhu cầu của cuộc đời này. Rất nhiều khi người ta đặt để cho nó những cụm từ thiếu thiện cảm, nhưng nào có ai chối từ được nó. Mà thật ra, nó đâu có tội tình gì. Nó luôn làm tốt nhiệm vụ tối ưu của mình. Với những khe cổng hẹp, nó là một chàng lực sĩ, với những trạng cảnh ngặt nghèo, nó là một vị cứu tinh.Nó không chỉ xuất hiện trong hình thái tờ xanh tờ đỏ, mà nó luôn biến thể trong muôn hình hài cung bậc, miễn sao nó vẫn đáp ứng tốt những yêu cầu mà nó được giao phó. Vậy thì sao lại la mắng nó ? Chậc. Nhiều khi la mắng nó chỉ để khoả lấp đi một cái gì đấy thôi mà.
         Bà Yến Nguyệt giật nảy người khi nghe tiếng chuông. Bà bỗng run bắn lên. Không hiểu được vì sao bỗng nhiên mình lại mất bình tĩnh đột ngột thế. Bà nhắm mắt, hít một hơi thật sâu. Dường như tất cả đang tiến triển rất thuận lợi theo sự sắp đặt của bà. Bà mở mắt, nhìn ly nước cam và móc túi lấy ra một gói thuốc bột. Bà hoà cho tan đều trong ly nước rồi bưng vào phòng con trai. Thiên Vũ đang ngồi trước màn hình, lắng nghe những phát âm từ đó qua cặp phôn đeo tai. Anh chăm chú đến nỗi chẳng cần bỏ phôn khi bàn tay mẹ cầm một bàn tay anh lên nhét vào một ly nước. Một hơi uống cạn, anh đưa trả ly cho mẹ rồi tiếp tục công việc của mình. Bà Yên Nguyệt, lặng nhìn gương mặt con trai một chút, rồi nhè nhẹ lui bước ra ngoài. Bây giờ bà mới ra mở cổng.
         Thiên Vũ bỗng ôm đầu. Sao bỗng nhiên thấy váng vất thế nhỉ ? Chắc do ngồi máy hơi lâu đấy thôi. Gỡ tai phôn ra, Vũ chệnh choạng bước về phía cái giường. Một cảm giác khác lạ trỗi lên trong người, nóng, hầm hập như sốt, một sự bất an, bấn loạn, một cái gì như thôi thúc. Mình bị làm sao thế này ? Vũ cởi nút áo cổ, bật quạt, vẫn nóng, khát nữa, anh cởi hẳn chiếc áo, kêu lên “Mẹ ơi”. Một bàn tay chuồi nhẹ vào tay anh một ly nước, Vũ như chộp lấy nốc ừng ực. Ly nước cũng không đủ làm dịu đi trạng thái nóng kỳ lạ trong anh. Vũ chợt cảm giác như mình không làm chủ được bản thân mình nữa, nó đang kêu đòi một cái gì đó. Một phần bản thể anh khác lạ, Vũ không biết mình đang làm những gì. Sự nhận thức cho anh cảm nhận một cơ thể khác nóng ấm luồn vào anh. Một thứ bản năng đặc biệt tự vận hành theo sự điểu khiển từ đâu đó. Sự vận hành cuồng nhiệt ấy đã khiến anh rã rời khi buông vật mình qua một bên. Anh vẫn âm u trong một trạng thái mê mị. Nhưng tận cùng tiềm thức đã ghi nhận một điều kỳ lạ mà lần đầu tiên trong đời anh biết đến. Anh thiếp dần trong cảm giác được trút xả, thoả mãn.
         Hiền Ân nằm bất động một lúc sau khi người đàn ông rời khỏi thân thể cô. Cô không phân định được trạng thái trong cô lúc này là gì. Như được quẳng đi một tảng đá đã đeo đẳng cô trong suốt những ngày qua. Như nuối tiếc một thân thương vừa mất. Như ngỡ ngàng một lạ lẫm chênh chao.Rút cục thì điều đó đã xảy ra rồi. Nó xảy ra như bất kỳ một người phụ nữ trưởng thành nào cũng phải đến lúc xảy ra. Khác nhau chăng là cảm giác. Chắc chắn là cảm giác trên chiếc giường tân hôn phải khác hẳn cảm giác trong cô lúc này rồi. Và nếu như gương mặt thoả mãn bên cạnh cô là gương mặt cô từng yêu dấu thì có lẽ, đôi môi cô không khô khốc như vậy. đôi mắt cô không đờ đẫn như vậy, và đôi tay cô nữa, không dở dang đến vậy. Đồng thời, một cảm giác khác nhẹ hơn, cảm giác của một người đã thực hiện xong một nhiệm vụ khó khăn, cảm giác lương tâm đã nghiêng hẳn về phần lý nghĩa, nó không còn cái rối rắm, giằng kéo của sự ngập ngừng trốn chạy nữa. Ít ra, cô cũng đã hoàn thành một phần của lương tri. Có thể mặt này cô sai, nhưng mặt khác cô đúng. Và rõ ràng, không thể đúng cả mọi mặt trong cùng một vấn đề. Chỉ biết, đôi lúc người ta chỉ có thể làm theo một sự điều khiển cụ thể của thực tế, mà không thể quá nhiều suy nghĩ, như thế đỡ phúc tạp hơn.
         Qua đi một cảm trạng, Hiền Ân trở về thực tại. Cô khẽ chống tay ngồi dậy, tránh không đụng vào cơ thể bên cạnh. Định quay người bước xuống giường, cô chợt dừng lại ánh mắt trên gương mặt người đàn ông. Cô nhìn đăm đăm, chí ít thì cũng ghi nhận một dáng nét của người đàn ông đầu tiên trong đời mình là thế nào chứ ? Cô không sợ đôi mắt kia sẽ mở ra bất thình lình, là bởi cô đã biết, có mở ra, thì đôi mắt ấy cũng không nhìn thấy cô được. Cũng chính vì nguồn cơn thống thiết mà người mẹ ấy đã van vỉ cô, cho cô có cảm giác là đang được làm ơn cho một cuộc đời bất hạnh. Cho cô thấy sự việc không chỉ là chuyện mua bán đơn thuần, mà chứa đựng trong nó là cả một chuỗi dài cuộc sống. Gương mặt đang thiêm thiếp kia, quả thật là một bất công của tạo hoá khi đã lấy đi nụ cười rạng rỡ dưới ánh mặt trời. Nếu không có sự mất mát ấy, thì gương mặt đủ hứa hẹn cho những cuộc tình đẹp đẽ lãng mạn. Gương mặt hiền hoà, thanh tú, vầng trán cao với đôi lông mày hơi rậm, sống mũi hơi gồ lên, đôi môi không dày không mỏng, hàng ria li ti, tất cả toát lên một khí chất nam tính đầy đặn và khoáng hoạt. Thốt nhiên cô cảm thấy hài lòng. Không còn sự tiếc nuối cho điều đã xảy ra. Và cô biết, đứa con sẽ ra đời, ắt được thừa hưởng những ưu điểm của bố nó. Ngắm nhìn người đàn ông và nghĩ đến một đứa trẻ, trong lòng Hiền Ân bỗng trỗi lên một thứ cảm xúc kỳ lạ, êm đềm và ấm áp lắm. Cô không biết rằng chính cái thứ cảm xúc bản năng đặc biệt của người phụ nữ ấy sẽ dẫn dắt cô thế nào. Cô chỉ biết trước mắt, cô linh cảm việc mình đang làm là không sai, hay ít nhất cũng không đáng chê trách. Khi những suy nghĩ này xuất hiện trong cô, thì cô cảm thấy không gian như thoáng đãng hơn nhiều. Cô bước xuống giường, mặc lại quần áo rồi đi ra ngoài.
         Thiên Vũ ngồi thõng thượt. Lưng tựa vào tường, đôi chân duỗi dài như không cảm xúc, đôi tay buông bỏ ra hai bên, đôi mắt mở to ném tia vô hồn vào khoảng không. Bà Yến Nguyệt vô cùng lo sợ khi thấy con trai lâm vào một tình trạng đáng sợ thế này. Giá như Thiên Vũ đập phá quát tháo như mọi lần thì bà lại thấy yên tâm hơn. Như không đang sống, như không đang chết, như không đang tồn tại, như không đang mất đi. Anh ngồi đó mà như một ảo ảnh. Hốt nhiên, bà Yến Nguyệt chụp lấy tay cậu con trai giật giật như vụt níu lại :
- Con. Con trai của mẹ. Con nói gì đi. Nói cho mẹ biết con đang
nghĩ gì, muốn gì, con nói gì cũng được, quát tháo mẹ cũng được, nhưng con đừng im lặng thế này, mẹ sợ lắm. Thiên Vũ…
         Câu trả lời vẫn đóng kín giữa đôi môi. Làm sao có thể nói cho mẹ hiểu cảm giác trong anh bây giờ là thế nào. Đó là một thứ cảm giác vô cùng tồi tệ. Một sự bất lực. Một sự tuyệt vọng. Một sự bế tắc. Cuộc đời anh cứ phải nằm trong sự sắp xếp của người khác mãi sao ? Cho dù đó là mẹ anh, là người tạo ra con người anh, nhưng vẫn không thể nào là người nắm giữ tất cả những gì thuộc về vận mệnh cuộc đời anh. Vậy mà anh chỉ như một cục bột trong bàn tay nhào nặn của mẹ. Trách mẹ đã dùng thủ đoạn để lừa anh ư? Cũng không thể trách được khi anh hiểu rõ bản chất của sự việc. Bà cũng là người đáng thương. Cũng chỉ vì lòng thương yêu và lo toan cho con. Nhưng cho dù là con, thì anh vẫn là một người đàn ông. Một người đàn ông có đủ các công năng và khí chất. Thế nhưng chỉ vì thiếu đi một chức năng của đôi mắt, mà anh đã rơi vào thế bị động đến cả chuyện riêng tư nhất của mình. Nói ư ? Nói gì ? Và nói để làm gì ?
- Mẹ xin lỗi. Mẹ sai rồi. Mẹ không nên buộc con hành động như
thế. Nhưng mà…con ơi…khi con có một đứa con, khi con cảm nhận được một thứ tình ruột thịt ấy, thì con sẽ không trách mẹ nữa. Con có hiểu không?
         Hiểu ư ? Một đứa trẻ được tạo nên giữa một công năng của đàn ông và một công năng của đàn bà. Nó sẽ có một cuộc đời như thế nào ? Sao không nghĩ đến những gì mà người lớn đã gây ra bắt con trẻ phải chịu đựng và chấp nhận ? Sao chỉ nghĩ đến cái được cho bản thân mình. Mẹ muốn có một con người để trao lại cái trách nhiệm phải lo toan chăm sóc cho con, sao mẹ không nghĩ đến một cuộc đời đã khập khễnh ngay từ bước dầu tiên. Mẹ nghĩ mẹ sẽ an nhàn, yên ả khi cảm thấy mình đã tròn bổn phận, sao mẹ không nghĩ đứa trẻ ấy lớn lên sẽ phải đối mặt với cuộc đời như thế nào ? Và con nữa. Khi con không thể làm tròn trách nhiệm của một người cha thì con sẽ yên tâm mà hưởng thụ cái tinh cảm và bổn phận đương nhiên của một đứa con sao ? Trong khi đã bao lâu nay, con đã mặc nhiên mà tận hưởng cái tình thương của mẹ, mẹ nghĩ con không chút suy tư nào sao ? Còn người con gái kia nữa. Cho dù hiện tại, cô ấy vì lý do hoàn cảnh mà chấp nhận lời đề nghị của mẹ. Nhưng mẹ có chắc rằng cô ấy sẽ thanh thản mà trao đứa con cho mẹ, và coi như không có chuyện gì xảy ra sao ? Và rằng cuộc đời cô ấy cứ tất nhiên mà có hạnh phúc khi mang trong lòng một vết thương tấy mủ không thể lành. Mà cũng đúng thôi. Mẹ không thể nghĩ đến những tâm trạng của những người ấy, khi mẹ chỉ đứng trên quan điểm, lập luận và yêu cầu của chính bản thân mình. Mẹ bảo con phải nói gì bây giờ chứ.
- Mẹ ra ngoài đi. Con muốn được một mình. 
         Câu nói nặng nề của Thiên Vũ phát ra trong một thứ thanh âm khác hẳn mọi ngày. Thứ thanh âm là bà Yến Nguyệt cảm thấy như vừa buông tay làm vỡ một cái gì. Bà ngồi chết lặng, rồi đứng dậy bước ra khỏi phòng.
         Hiền Ân khẽ trở mình nhè nhẹ cho đỡ mỏi. Cô đưa tay xoa lớp da căng tròn dưới tấm áo, cảm giác máy động của thai nhi dội lên trong cô một thứ tình cảm thôi thúc. Chỉ hơn một tháng nữa, đứa bé sẽ chào đời. Nó sẽ là một đứa bé trai kháu khỉnh, khôi ngô, liệu nó có…? Cô nhắm mắt lắc đầu xua đi một ý nghĩ, không thể đâu, cô chưa từng nghe có tính di truyền các bệnh về mắt, nhưng một khi chưa được thực chứng, thì lòng người mẹ vẫn thắc thỏm không yên. Nhưng liền đó, một ý nghĩ khác ập đến khiến cô như chết tức trong một giây. Đứa bé sẽ vuột khỏi tay cô ngay khi nó mới chào đời. Cô không có khả năng hưởng cảm giác làm mẹ dù rất ngắn ngủi, đây là một thoả thuận cụ thể trong hợp đồng. Lúc ký vào văn bản ấy, cô nào nghĩ có một thứ cảm trạng dồn tức trong cô như bây giờ. Cô nghĩ nó thật đơn giản như khi người ta thuận mua vừa bán xong một món hàng. Nhưng từng ngày từng ngày, đứa trẻ tượng hình rồi lớn dần lên trong cơ thể cô, thì cái tình mẫu tử cũng theo đó mà xuất hiện rõ rệt hơn. Cô bỗng run lẩy bẩy khi hình dung đến cảnh người ta sẽ giằng đứa con ra khỏi ay cô. Trời ơi ! Cô chợt ôm chặt bụng mình, giá như nó được ở mãi trong vòng tay cô như lúc này.
- Dạ chị. Cháu nó đang nằm trong phòng. Chị mang gì đến dấy ?
- Trái cây với kẹo mè chị ạ. Còn con gà này, chị quay giúp hai cái
đùi cho cháu nó ăn chị nha.
- Dạ, chị để tui. Thiệt con nhỏ này nó có phước quá, có ai được
chăm sóc tận tình như nó không chớ.
-  Chị cứ khách sáo quá, chỉ mong mẹ con nó khoẻ mạnh thôi. Tôi
vào thăm cháu chút nha chị.
         Hiền Ân xoay mặt vào tường giả vờ ngủ, trong lúc này, cô thực không muốn nói chuyện gì với người đàn bà ấy cả. Cô biết cô đang vô lý, nhưng quả thật, cô không thể đối diện bà với cảm trạng hiện thời trong cô. Từ khi cô thực sự có thai, bà Yến Nguyệt đã rất chu đáo, tận tình lo cho cô từng miếng ăn, đưa cô đi khám thai định kỳ, bốc thuốc dưỡng thai cho cô uống. Đương nhiên là bà đang chăm sóc thành quả và niềm mong đợi bức thiết của mình. Đã trong một vài lúc, cô cảm nhận bà thực sự là một bà mẹ chồng tốt nhất. Nhưng tờ giấy cam kết rõ rành kia đã làm cho cảm giác ấy tan nhanh. Cái thực tế trần trụi của vấn đề đã làm cho những hành động hết sức tận tình chu đáo ấy biến đổi sang một trạng thái đơn thuần chỉ là sự máy móc của nhu cầu. Sợi dây liên cảm nhẽ ra ngày càng phát triển thì trong chốc lát nó như bị chặt đứt một cách phũ phàng.
         Bước chân khẽ khàng và một làn gió man mát là dầu hiệu cho Hiền Ân biết bà Yến Nguyệt đang đứng bên cạnh giường cô với chiếc quạt phe phẩy nhè nhẹ. Cô thở đều như đang ngủ rất say. Đó là cách tốt nhất để cô không phải đối diện với bà trong lúc này. Điều đang giằng xéo trong cô lúc này là lời hứa và tình mẫu tử. Cô biết không thể đạt được cả hai, và cũng không thể có sự lựa chọn sáng suốt. Bà Yến Nguyệt khẽ thở dài rồi nhẹ chân bước ra khỏi phòng. Tiếng thở dài của bà làm dội lên trong lòng Hiền Ân một cảm xúc khác. Cô chợt cảm nhận một cách rõ rệt nhất cái tình thương và tất cả ý nghĩa của việc bà làm cho cậu con trai độc nhất bất hạnh. Sự cảm nhận này khiền cô chùng lòng. Cũng là cái thứ tình đang hiện hữu trong cô, cái thứ tình mà những người phụ nữ khi đã bước vào một lĩnh giới đều tự nhiên mà có. Và rồi vì cái thứ tình ấy mà người ta có thể làm biết bao nhiêu việc ngoài sức tưởng tượng, cả xấu lẫn tốt. Đó có thể gọi là sợi dây đai của tạo hoá. Sợi dây ấy bền chắc và vĩnh cửu hơn bất kỳ chất liệu nào tốt nhất trên đời. Để con ngươi có thể lên tột đỉnh thăng hoa mà cũng có thể chìm sâu đến mười tám tầng địa ngục cũng vì nó. Hai dòng nước mắt nóng hổi, lăn dài từ khoé mắt đến cái gối cho người con gái vừa bước qua ngưỡng cửa đàn bà một nỗi niềm mặn chát tâm tư.
         Hiền Ân quằn quại trong cơn đau sinh nở. Cơn đau cho cô có cảm tưởng bao nhiều gân cốt trong người cô rời rụng ra cả. Cơn đau cô chưa từng trải qua trong đời làm cô suýt ngất đến mấy lần. Sự trợ gúp của các nữ hộ sinh cũng không làm cho cô thuyên giảm nỗi đau đớn. Toàn bộ sức lục trong cô bây giờ chỉ dành cho một việc. Đó là cái khồi hình hài đầy đủ trong bụng cô sẽ chuồi được ra ngoài với tiếng khóc sợ hãi đầu đời khi nó bị tách khỏi sự bảo vệ mật thiết của người mẹ. Vì được chăm sóc tốt, nên thai nhi khá lớn. Thường thì người ta luôn cẩn trọng trong việc phát triển quá tốt của thai nhi là con so. Sẽ là một nguy cơ khá lớn cho cả mẹ lẫn con. Nếu được sinh trong một bệnh viện lớn với đầy đủ trang thiết bị cần thiết, với chuyên môn cao của các bác sĩ, thì không đáng ngại là mấy. Nhưng vì bà Yến Nguyệt muốn hoàn thành tốt kế hoạch của mình, nên Hiền Ân đã sinh tại một cơ sở tư nhân. Các nữ hộ sinh đã phải dùng đến một biện pháp can thiệp. Cơn đau của sản phụ như tăng lên gấp nhiều lần khi một bộ phận cơ thể cô phải chịu những nhát cắt. Khi tiếng trẻ sơ sinh vừa oé lên, thì Hiền Ân cũng ngất lịm đi trong cơn đau tột cùng. Để rồi khi cô tỉnh dậy với sắc thái của một người từ cõi chết trở về, với một cơ thể nhão nhượt như không còn cảm giác, thì cô chỉ thấy mẹ mình ngồi bên cạnh với những giọt nước mắt. Cô không một chút kêu khóc, mà cô cũng chẳng còn đủ sức, cô chỉ lặng lẽ tuôn trào đôi dòng lệ, và rồi cô lại rơi vào cơn mê. Một cơn mê dài đến mấy ngày sau.
         Tiếng khóc xe xé của đứa trẻ làm Thiên Vũ như phát điên lên. Không đơn thuần là tiếng khóc của một đứa trẻ khát sữa, mà là một đứa trẻ khát mẹ. Tiếng khóc của một sự cảm nhận mơ hồ về nỗi bất hạnh đầu đời của nó. Trẻ con nhất là khi vừa mới chào đời, là lúc nó cần mẹ nhất. Bởi vì nó vừa bị đẩy ra khỏi sự bảo bọc bất dịch từ khi mới tượng hình, nó bám víu, nó quơ níu, nó kêu khóc trong nỗi hoảng loạn khi bị tước mất một vòng tay an toàn. Người vú nuôi và bà Yến Nguyệt thay nhau ôm ấp nựng nịu dỗ dành cũng không đem lại cho nó được một chút cảm giác yên ổn nào. Thiên Vũ ngồi ôm đầu cách một bức tường, anh muốn trốn chạy thật xa khỏi tiếng khóc ấy. Nhưng anh không thể nào tự giải quyết được nỗi bức ách trong tâm can minh. Không còn chịu nổi nữa, Thiên Vũ quơ gậy bước sang phòng bên cạnh, nói như quát :
- Đem trả lại cho mẹ nó ngay đi.
         Bà Yến Nguyệt đang rung rung đứa trẻ trên đôi tay, nghe tiếng quát đứng sững người ra một chút, rồi bỗng bà ôm chặt đứa bé, nét mặt vừa như thất thần vừa như rắn đanh, bà bặm môi thốt ra mọt câu đoan quyết :
- Không, không bao giờ.
         Rồi như để khẳng định thêm, bà tiếp :
- Nó là cháu của mẹ. Khó khăn lắm mẹ mới có được nó. Không
bao giờ mẹ để mất nó. Rồi nó sẽ quen, nó sẽ phải quen. Con là cha nó, con cũng sẽ quen. Không lâu đâu.
         Nói xong bà quay lại với đứa bé. Trong cơn phẫn uất, Thiên Vũ quờ tay, một vật thể được tung vào khoảng không với tất cả sức lực của một cánh tay nam giới. Vật thể ấy bay thẳng vào một cái tủ kính. Một chuỗi âm thanh rùng rợn nối tiếp. Không chỉ là những tấm kính mà còn cả những vật trưng bày trong nó. Âm thanh của sự đổ vỡ liên hoàn ấy đã làm chấn động những màng nhĩ mỏng manh. Nó làm tê liệt mọi sự trong phút chốc, kể cả người đã gây ra nó. Bà Yến Nguyệt sững sờ bất động, đứa bé cũng ngay lập tức câm bặt tiếng khóc. Không gian vụt rơi ẫng xuống một vực thẳm. Ít giây sau, sợi giây thần kinh nhận thức máy động, bà Yến Nguyệt lảo đảo “Tôi dã sai rồi sao?” Người vú nuôi cũng vụt bừng tinh, vội đỡ lấy đứa bé đang liêu xiêu trước khi bà Yến Nguyệt ngã phịch xuống đất. Đứa bé được đưa lên tầng lầu thứ ba, ít nhất nó cũng được lánh khỏi đi một nơi đáng sợ với nó. Trên nét mặt nó, nét mặt của một trẻ thơ chưa biết biểu cảm, nhưng vẫn có thể cảm nhận được một chuyển biến kinh hoàng trong tâm thức nó. Sự chuyển biến kinh hoàng ấy không chỉ can thiệp vào nó trong một lúc một thời đoạn, mà..
         Đứa bé đã không khóc, ánh mắt nó không chuyển động về phía phát ra tiếng gọi, nó chỉ nhìn cái lục lạc lắc lắc khi giơ ngay trước mặt nó, không có vẻ gì trên gương mặt ngoài sự ngây ngô ngờ nghệch. Bà Yến Nguyệt vô cùng đau khổ khi nhìn một nguy cơ, bà thắp hương cầu nguyện hằng đêm cho nguy cơ ấy không phải là sự thật. Một tháng, hai tháng rồi ba tháng, sự trông chờ của bà là vô vọng, bà mới đem đứa trẻ đến bác sĩ, tại đây, nó được kết luận đã mất chức năng hoạt động của giây thần kinh thẩm thanh. Đã con mù, giờ lại cháu điếc, bà Yến Nguyệt suy sụp không gì cứu vãn được. Rồi bà buộc phải nghĩ đến một điều, bà hy vọng may ra… Nhưng niềm hy vọng ấy cũng tắt ngấm, khi bà không thể tìm được Hiền Ân với một thông tin, sau khi em trai cô ấy thoát án, cả nhà đã chuyển đi nơi khác. Thiên Vũ vô cùng đau đớn và ân hận khi hiểu rõ rằng vì hành động bột phát của anh trong lúc mất kiểm soát bản thân, đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho con mình. Ôm đứa con tội nghiệp trong tay, Thiên Vũ cảm nhận một cách rõ rệt một thứ tình cảm, thứ tình cảm ấy đã đốc thúc anh phải làm một điều gì đó để bù đắp. Và đó cũng là mục đích sống có ý nghĩa duy nhất của đời anh.
         Hiền Ân đang cầm những ngón tay của một cháu bé và nắn nót những nét chữ bằng một cây bút chì. Đứa bé bặm môi nhíu mắt cố viết cho đúng đường nét mà cô giáo đã chỉ dẫn. Có tiếng loé xoé ngoài cửa :
- Hiền Ân ơi ! sắp đến giờ cho các cháu ăn rồi đấy.
- Vâng, em xong ngay đây. Con viết nốt hai chữ này rồi cô cho
con nghỉ nhé.  
         Đứa bé như chỉ chờ có vậy, nó gật mạnh mấy cái rồi đưa những ngón tay nhanh hơn theo nét chì. Hiền Ân đi nhanh ra cửa phụ đây vào phòng một chiếc xe như xe nôi của em bé. Trên đó là những tô đĩa, nồi chảo đang bốc lên những làn khói mỏng. Rồi cô lấy những cái khay ăn nho nhỏ lấy đủ các thứ cơm canh, những đứa trẻ đã tụ tập bên một chiếc bàn. Một vài đứa tự đi đến, một vài đứa khác thì phải dắt tay. Rồi mỗi đứa một chiếc khay. Hiền Ân và một cô bảo mẫu nữa chăm sóc cho từng đứa, khi rơi vãi, hay thúc giục những cái miệng cử động nhai nuốt nhanh hơn. Bỗng một tiếng xoảng kèm theo những tiếng kêu ré. Một đứa bé trai độ 6,7 tuổi, hất tung khay cơm xuống đất rồi túm tóc một đứa trẻ bên cạnh ghì xuống. Hai cô bảo mẫu xô vào gỡ những ngón tay của nó ra. Những tiếng khóc sợ hãi của nhữung đứa khác rồ lên. Đứa bé trai kia khi đã rời tay khỏi mái tóc của bạn, được đưa sang một phòng khác. Nó được sự ôm ấp, vuốt ve, thủ thỉ của cô bảo mẫu, mặc dù nó vẫn ra sức vung vẫy. Nó không khóc, không kêu, chỉ vùng vẫy, nét mặt nó thì như một hung thần đâu đó nhập vào chứ không phải là vẻ mặt ngơ ngơ lầm lỳ thường ngày. Một lúc sau, nó xịu dần, rồi ngả vào lòng cô bảo mẫu ngủ. Trong khi đó, Hiên Ân dỗ dành những đứa trẻ còn lại, với một điệu nhạc thiếu nhi vui vẻ. Tất cả dần trở lại chỗ ngồi, vài dứa ăn tiếp, vài đứa kia không ăn nữa. Một lát sau, mỗi đứa đã thở đều trên những chiếc nệm nhỏ. Bây giờ các cô bảo mẫu mới dọn dẹp những thứ chúng đã bày bừa trong phòng. Hiền Ân quệt mồ hôi khi đã tạm xong việc, cô ngồi dựa lưng vào tường nhìn những đứa trẻ thiêm thiếp. Một áng mây màu qua mắt cô, ánh mắt như trôi về một khoảng trời xa xôi, một thoáng viền mi hoe đỏ.
         Bà mẹ không biết làm gì hơn là ôm đứa con gái đang khóc rưng rức mà khóc theo. Hai mẹ con không biết đã bao lần cùng khóc như thế. Trong cơn nghẹn ngào đầy nước mắt, bà mẹ nói :
- Con ơi ! Cứ khóc mãi thế này thì con chết mất, mà mẹ cũng
không sống nổi đâu. Con lấy chồng đi, lấy ai cũng được. Rồi con sẽ có những đứa con khác, cũng xinh xắn đẹp đẽ như thế. Rồi con sẽ bớt nhớ đến nó, cũng để nó sống yên lành hơn con ạ. Mẹ và con có một sợi dây liên cảm vô hình kết nối. Con cứ đau đớn mãi thế này thì con con nó cũng không khoẻ mạnh được. Con nghe mẹ đi con, lấy chồng đi, đừng kén chọn gì cả, mà cũng còn gì để được kén chọn nữa đâu con.
         Nghe mẹ nói, Hiền Ân càng khóc tức tưởi hơn nữa. Sau khi sinh, cô nằm liệt đến cả tháng mới ngóc ngách dậy được. Rồi bao công việc bộn bề kế tiếp, nào là lo cho em trai , nào là chuyển nhà, cũng không làm cô nguôi ngoai nỗi nhớ con thơ. Cứ bất chợt một khoảnh khắc nhắc nhớ, cô nghe đau nhói trong lòng. Nỗi đau cứ như ai cầm dao cắt vào thịt cô vậy.Hơn một năm rồi kể từ ngày ấy. Con cô bây giờ chắc cũng đã biết đi, biết o e ngọng ngịu. Nó trông thế nào nhỉ ? Có ăn ngủ tốt không ? Có tăng cân đều đều không ? Có hay khóc không ? và…có nhớ mẹ nó không ? Làm sao nó đã biết nhớ nhỉ. Nó còn quá nhỏ để không biết mình đã phải xa mẹ ngay khi mới lọt lòng. Đã những lần cô muốn lao về ngôi nhà ấy mà giằng lại đứa con. Nhưng dòng chữ quái ác trên cái hợp đồng quái ác “Nếu bên B có bất kỳ hành vi nào để lộ cho đứa trẻ nhận ra mẹ, thì số tiền đã thoả thuận sẽ bị đền bù gấp ba.” Cô không thể trách họ, bởi cô đã chấp nhận thoả thuận ấy một cách nhanh chóng, bởi cô cho rằng cũng dễ thôi khi thực hiện xong một yêu cầu chính đáng cho cả đôi bên, thì có gì đâu mà gút mắc nữa. Cô không ngờ rằng có một thứ yêu cầu không hề được thoả thuận, nhưng lại hiện hữu đến quay quắt. Hiện hữu trong từng bữa ăn đến giấc ngủ. Đã rất nhiều đêm cô mơ thấy mình bỗng ẵm ru con, cho con bú, thay tã cho con, và cả những hình ảnh đứa bé bị giằng khỏi tay khóc ngất lên. Những con mơ như thế đã làm cô rệu rã hình hài. Tinh thần bất định, nhiều khi cô không nhận biết được mình đang ở đâu ? đang dịnh làm gì ? Cô cứ ngồi ngây như một pho tượng đang tạc dở. Những lúc ấy, mẹ cô lặng lẽ đến bên cô, ôm cô vào lòng, hoặc nói đôi câu hoặc không, nhưng dù nói hay không nói, thì những dòng lệ mặn chát vẫn tuôn trên hai gương mặt xanh xao trĩu nặng. Cô hiểu những lời mẹ cô nói là cách duy nhất để giao chuyển cuộc đời của cô. Mối tình đầu đời của cô vẫn đây kia những lời nhắn nhủ. Nhưng cô không thể hồi đáp khi biết mình không còn xứng đáng với trái tim người.Nhưng liệu rồi một lần nhắm mắt nữa sẽ còn đưa dẩy đôi chân cô đến bến bờ nào ? Liệu rằng cô có đủ dũng khí để sống một đời với một người đàn ông xa lạ nào đó không ? Cô đã thấm thía lắm rồi. Nhưng nếu không thế thì biết phải làm sao ? Thôi thì…
                 “Đã trót chân đưa mà mắt nhắm
                   Cũng đành khâm liệm khúc lòng tan”
          Trước khi dấn thân vào một chặng trình nhiều dấu hỏi. Hiền Ân trở lại ngôi nhà ấy với một ước muốn duy nhất. Được nhìn thấy con cô dù chỉ một lần. Nhưng cô quẩn quanh nơi ấy đến mấy ngày cũng không nhìn thấy một dấu hiệu nào báo sự tồn tại của một đứa trẻ. Không dây phơi những tấm quần áo be bé. Không một quả bóng lăn ra đường. Không một bóng dáng ẵm bế dù là thấp thoáng trong ô cửa. Ngôi nhà im ỉm, chỉ mở cửa khi có một người đàn bà thấp bé đi ra rồi trở về với những túi thực phẩm. Dập tắt niềm hy vọng của cô là ý nghĩ “Họ đã chuyển đi rồi”. Cũng phải thôi, khi đó là sự bảo mật tuyệt đối về nguồn gốc của một con người. Cô chỉ còn nắm níu vào một cảm giác mơ hồ, rằng mai kia, rằng đâu đó, biết đâu cô sẽ nhận ra con mình nhờ một dun dủi ngẫu nhiên nào.
         Nhưng :
                   “Cơn cớ cợt đùa thân liễu rủ
                    Cho lòng thương hận đến thiên thu”
         Một lần nữa, cô đắng đót nỗi đau cào xé của phận đàn bà, khi kết luận của bác sĩ sản khoa rằng cô không thể sinh con được nữa, vì sự can thiệp quá sâu của các dụng cụ y tế trong lần sinh đâu tiên ấy. Người chồng, hẳn nhiên rồi, khi không phải tình yêu là động lực, cộng với một vết chàm quá khứ và một dấu chấm hết ở tương lai, thì một lời ngắn gọn “Ly hôn” đã là quá nhẹ. Một ý nghĩ ngày càng hiện rõ trong tâm trí cô. Không chỉ trong cô mà trong cả những người thân của cô.  Mẹ cô đã không thể tự tha thứ cho mình khi nghĩ chính mình là nguyên nhân nỗi bất hạnh của cuộc đời con gái. Em trai cô cũng vô cùng dằn vặt bởi sai phạm tuổi trẻ không chỉ gieo tác hại cho bản thân mình. Không biết rồi gia đình cô sẽ đi đến một thảm cảnh thế nào nếu cô không gặp một người.
         Người phụ nữ trung niên ấy hết sức năng động, mạnh mẽ, cứng cáp trong các công tác xã hội, dù cuộc đời cô cũng không ít những vết trầm thương tích. Đã chỉ cho Hiền Ân biết cô nên đi tiếp con đường của mình bằng cách nào. Không quá khó, rằng chỉ cần cô học được cách yêu con của người như con của mình. Những đứa trẻ mà xét ra chưa chắc ai đã bất hạnh hơn ai. Rằng cái chết không có gì đáng sợ, mà cái đáng sợ là con người tự ném mình vào cái chết một cách vô ích. Rằng cuộc đời này không hiếm những nỗi đau, chỉ cần ta nhìn xuống một tí thôi là sẽ thấy. Và rằng cũng không hiếm những con người đứng được lên một cách đầy ngạo nghễ thách thức từ những nỗi đau ấy. Và cô được nghe câu  chuyện kể về một con lừa rời xuống giếng. Và rằng nó đã trèo lên được trên miệng giếng bằng chính những hòn đá gạch ném xuống với dụng ý làm mồ chôn nó. Một câu chuyện ẩn dụ hết sức minh triết.  Và rồi cô cũng đã trèo được lên khỏi miệng hố của mình. Cô theo học một khoá đào tạo đặc biệt để chăm sóc trẻ khuyết tật. Cô chọn khoa tự kỷ. Đây là một khoa khó. Bởi trẻ em bị bệnh này trông không khác gì trẻ bình thường. Chúng không khiếm khuyết các chức năng cơ thể, mà chúng khiếm khuyết về mặt tâm lý. Nhìn như không có bệnh nhưng lại rất bệnh. Những biểu hiện về bệnh cũng không giống nhau, một số trường hộp thì luôn hiếu động, không ngừng nghỉ ngoại trừ khi ngủ, một số khác thì hay gây gỗ, hay nổi nóng kỳ quặc, một số khác nữa thì lặng lẽ, không nói không cười, lầm lỳ có khi đột ngột nổi chứng quậy phá.Những trẻ bị bệnh này nếu được phối hợp tốt cả về liệu pháp tâm lý lẫn hoạt động thể chất, cả về tình cảm gia đình lẫn giao tiếp xã hội, chứng sẽ được khắc phục tốt và trở thành những đứa trẻ phát triển bình thường. Một số khác, nếu bệnh đã bị kéo dài quá lâu, cộng với những thiếu sót về nhiều mặt, nhất là thiếu sự kiên trì chăm sóc và thương yêu cha mẹ, thì chúng gần như sẽ mang theo chứng bệnh ấy vĩnh viễn. Lớn lên rất dễ trở thành người trầm cảm hoặc dễ mất kiểm soát hành vi.
         Hiền Ân coi công việc này không chỉ là một nguồn sống về vật chất, mà rõ ràng nó đã đem lại cho cô sự cân bằng tinh thần. Cô tìm thấy ít nhiều niềm vui và sự an ủi qua những gương mặt trẻ thơ mỗi khi chúng có tiến triển khả quan., dù rất vất vả. Nhiều hôm thấy cô trở về nhà trong một trạng thái rất tệ. Mẹ cô lại than vãn, lại tự trách mình đã làm khổ con, cô mỉm cười bảo mẹ  :
- Mẹ à. Đừng than thở với những gì không thể làm lại được, nó đã
không giải quyết được gì, mà chỉ làm cho ta thêm đau buồn. Mỗi người một số phận. Không phải tại mẹ, không phải tại em, mà tại cái số con nó thế. Sự dẫn dắt của số phận không tuỳ thuộc vào bất kỳ ai trong chúng ta, nên tốt hơn hết hãy cố gắng tìm một lý do vui để sống mẹ ạ. Thôi thì còn làm được gì cho cuộc sống này con cứ làm với hết sức của mình, dù sao vẫn tốt hơn là ngồi mà khóc lóc. Biết đâu rồi sẽ có ngày…
         Niềm hy vọng ấy dẫu có mỏng manh thì nó vẫn luôn tồn tại, vẫn luôn là một sự tiếp sức mỗi khi cô mệt mỏi hay tâm trạng.
- Hiên Ân ơi ! Em nhận cháu này.
         Lại một trẻ nữa được đưa đến. Đó là một trẻ trai khoảng sáu, bảy tuổi.
Khuôn mặt câu bé vuông vức, trắng trẻo với những cọng tóc xoăn tự nhiên trông thật xinh xắn dễ thương. Đó là cảm nhận thoáng qua, nhưng chỉ cần hơi chú ý một chút, thì sẽ thấy ngay một vẻ gì đó như không có thật trên gương mặt cậu. Một vẻ gì đó như dài dại, như mông mênh xa vắng. Ngắm qua đứa trẻ, Hiền Ân không kềm nổi tiếng thở dài. Sao hoá công lại nghiệt ngã thế, chả nhẽ sự cho cái này và lấy đi cái khác luôn là điều kiện khi ông ném xuống trần gian này một kiếp người sao ? Cô đưa tay cầm tập hồ sơ của người quản lý. Lật ra, vỏn vẻn chỉ có vài dòng chữ “Trần Thiên Phúc. Sinh năm…Giới tính Nam…Người bảo trợ…” Không còn thêm một dòng chữ nào. Một sự phẫn nộ dội lên trong cô. Đây là một trong những tập hồ sơ gọi là “Hồ sơ trắng”. Đứa trẻ của như một cây con mọc từ dưới đất lên vậy. Những người làm cha mẹ chúng đã gián tiếp chối bỏ sự liên quan huyết thống. Cứ như đó là một sự tồi tệ nhất cuộc đời họ vậy. Đó là điều bất nhẫn nhất trong cuộc sống này. Chỉ vì tính sĩ diện, sự hãnh tiến, mà người ta có thể đang tâm chối bỏ chính con đẻ của mình. Những đứa trẻ ấy chỉ có thể giữ mối liên hệ với cha mẹ chúng qua một trung gian, gọi là người bảo trợ.Trong khi với những đứa trẻ bị căn bệnh đặc biệt này, thì tình cảm lại là một liệu pháp tốt nhất. Vậy mà…Họ sinh con ra để làm gì ? Con khoẻ mạnh đẹp đẽ thì nuôi, còn dị tật đau yếu thì ném cho xã hội ? Thật là những người làm cha mẹ đã hết sức vô trách nhiệm, và cả vô lương tâm nữa. Cô quản lý nói thêm :
- Cháu bé này ngoài bệnh tự kỷ, cháu còn bị câm điếc nữa. Nghe
đâu là bẩm sinh.
         Thảo nào mà nhìn cháu như vô thức vậy. Đây đúng là một ca bệnh khó. Vì điếc câm, là mất khả năng giao tiếp, là khó có sự tiếp nhận thông tin  và biểu cảm trong quá trình điều trị. Trời ơi ! Cha con là ai ? mẹ con là ai ? mà con  lại khổ đến thế này hở con ?
         Từ nỗi cám cảnh ban đầu, cộng với vẻ xinh xắn đến tội nghiệp của bé Phúc, đã làm cho Hiền Ân rất mau chóng quyến luyến bé. Và như một sự tuơng tác tự nhiên, một thời gian sau, trong ánh mắt của bé đã dường như có một chút gì máy động. Biểu hiện khả quan này khiến cô rất vui mừng, càng dành nhiều thời gian chăm sóc cho bé Phúc hơn. Bệnh của bé Phúc tương đối lành tính hơn những đứa trẻ khác. Bé thường ngồi im một chỗ, mắt cứ nhìn đâu đâu, đột ngột có những lúc bé tỏ ra cực kỳ sợ hãi, hai tay ôm đầu và chúi vào bất kỳ một góc xó nào. Có khi nhãng đi không thấy bé ở đâu cả, lại túa ra đi tìm. Có đôi lúc các cô bảo mẫu tìm được bé trong tư thế ngồi ngủ co ro. Người bảo trợ cho bé Phúc là một người phụ nữ thâm thấp người, Chị ta rất ít nói, và cũng rất ít tiếp xúc với bé Phúc. Thi thoảng đến thăm, chị ta đứng nhìn bé Phúc từ xa, nghe những điều cần thiết từ người quản lý, rồi ra về. Dáng người thâm thấp ấy gợi cho Hiền Ân một cảm giác quen quen, cứ như cô đã gặp người này ở đâu đó rồi, nhưng không thể nào nhớ ra được. Chắc có lẽ trong hàng vạn người đi qua đi qua, một chút va chạm nào đó đã phết lại một nét mờ trong tâm trí cô vậy. 
         Bé Phúc ốm hơn tuần nay rồi. Nhưng không thể thông tin gì cho người nhà của bé. Số điện thoại của người bảo trợ thì không liên lạc được. Địa chỉ thì không có. Lòng Hiền Ân như lửa đốt. Tuy cơ sở cũng có một nguồn quỹ cho các bé, nhưng việc báo cho người nhà để hỗ trợ điều trị cũng như phần trách nhiệm thì dứt khoát không thể không làm. Thông thường người bảo trợ của bé một tuần đến một lần vào thứ bảy. Nhưng tuần trước đã không thấy, tuần này cũng vắng tanh. Bé Phúc cứ mê man trong cơn sốt li bì. Bé được chẩn đoán bị nhiễm vi rút cúm. Bé được cách ly khỏi những bé khác, và hầu như chỉ có một mình Hiền Ân lo lắng chăm sóc bé. Thỉnh thoảng trong cơn mê sảng, bé ú ớ một âm thanh gì không rõ. Những âm thanh ú ớ đó lại báo hiệu một sự phát triển khả quan khác. Nhưng trước mắt, bé phải khỏi bệnh đã. Càng trông ngóng, Hiền Ân càng thầm nguyền rủa những người cha mẹ vô tâm của bé “Các người đứt cả dây thần kinh liên hệ huyết thống rồi sao ? Bé Phúc mà có mệnh hệ gì thì người làm cha mẹ như các người cũng đừng nên sống trên cõi đời này nữa.” Qua đến ngày thứ mười thì bé Phúc đã giảm dần những cơn sốt. Hiền Ân mừng như chính bản thân mình khỏi bệnh. Sự sống đang trở lại trên khuôn mặt xinh xắn của bé, kèm theo là những tiếng ú ớ càng nhiều hơn. Giữa lúc đó, Hiền Ân được thông báo là người nhà của bé đến. Vừa mừng vừa giận, cô định bụng sẽ mắng họ một trận cho hả.
         Lờ mờ qua khung cửa sổ phòng quản lý, Hiền Ân thấy vóc dáng một người đàn ông. Có lẽ đây là cha đứa bé. Cô bước vào phòng trong tư thế sẵn sàng cất tiếng.
- Đây, cô Hiền Ân đây rồi. Giới thiệu với anh đây là cô bảo mẫu
chính đã hết sức chăm sóc ngày đêm cho bé Phúc trong thời gian qua. Còn đây là anh Vũ, cha của bé Phúc đấy cô Ân ạ
- Dạ, xin hết lòng cảm ơn cô.
         Gương mặt người đàn ông hướng về Hiền Ân phát ra một giọng nói. Gương mặt như ngẩng cao hơn người bình thường khi đôi mắt được giấu sau cặp kính râm màu nâu. Gương mặt ấy đã làm Hiền Ân bủm rủn cả chân tay. Cô túm vội cái tay ghế. Đột ngột người đàn bà thâm thấp vẫn liên hệ với tư cách là người bảo trợ hiện ra một cách rõ ràng. Hiền Ân chới với. Cô há miệng nhưng không thốt lên nổi một tiếng nào. Cô quản lý vội kêu lên :
- Cô Ân…cô Hiền Ân…cô làm sao thế ?
         Gương mặt người đàn ông ngơ ngác, anh không hiểu có gì đang xảy ra. Cơn xúc cảm khiến Hiền Ân run lẩy bẩy, cô không thể chế ngự được cảm xúc của mình. Một thứ cảm xúc lẫn lộn rất nhiều tên gọi. Cô buông vật mình xuống cái ghế và cái khối chất chứa đang cuộn trào lên trong cô chợt bùng vỡ thành một tiếng kêu đau đớn “Ôi ! Con tôi”. Những người có mặt cứ ngớ ra nhìn cô. Bất chợt Hiền Ân gượng chống tay đứng dậy, rồi cô lảo đảo lảo đảo đi như chạy về phòng bé Phúc. Cô nhào lên giường ôm chặt bé, khóc ngất, tiếng cô ngắt quãng trong cơn nức nở “ Con ơi…mẹ đây…mẹ của con đây…trời ơi mẹ đâu ngờ con mẹ ra nông nỗi này…con ơi…cơn ơi…” Cô qủan lý chạy theo, khi đã chứng kiến cô chợt hiểu ra, cô vội vã quay lại phòng nơi có người đàn ông đeo đôi kính râm đang cố hình dung xem chuyện gì đang xảy ra.
- Cho phép tôi hỏi anh câu này, có thể hơi tế nhị một chút, nhưng
nó rất liên quan đến cháu bé. Hy vọng anh…
         Cô quản lý ngập ngừng, người đàn ông nhóng người lên cao một chút, vẻ lo lắng hồi hộp :
- Vâng, cô cứ hỏi đi ạ.
- Tôi muốn hỏi mẹ của cháu đâu ạ ?
         Không ngoài dự đoán của cô, người đàn ông bất chừng chùng thấp người xuống, có gì như một tảng đá đè lên lưng anh. Những giây im lặng, cô quản lý kiên nhẫn chờ. Rồi biết rằng không thể không nói, người đàn ông run run giọng :
- Mẹ cháu…mẹ cháu đã đi xa từ khi cháu mới chào
đời…nhưng…
         Anh đột ngột im, hai bàn tay níu lấy chiếc gậy như níu vào một cái phao, cô quản lý vẫn im lặng chờ, cô dự cảm cô đã đi gần đến đích…
              ---nhưng không phải lỗi của cô ấy.
         Một hơi thở như phì ra sau cuối câu nói. Cô quản lý hít một hơi thật sâu rồi bảo :
- Tôi nghĩ anh nên về đi đã, có chuyện trao đổi tôi sẽ liên hệ với
anh sau. À, nhưung anh phải để số điện thoại lại nhé. Lâu nay chúng tôi chỉ liên hệ qua người bảo trợ, đôi khi rất bất tiện.
- Vâng, cô ghi lại hộ tôi.
         Người đàn ông đọc số điện thoại rồi đứng dây ra về, trên gương mặt anh đọng rất nhiều dấu hỏi. Bất chợt, chiếc gậy dò đường của anh khua nhanh hơn.
         Bà Yến Nguyệt ngồi thinh lặng, dõi mắt theo bóng nắng qua cửa sổ. Một nỗi buồn cứ  ủ ê cứ trào mãi lên trong lòng bà. Nỗi buồn ấy đã như một thứ bệnh kinh niên kể từ ngày bà bị liệt nửa thân dưới sau một cú ngã cầu thang khá nặng. Mọi việc trong nhà gần như trông cả vào người vú nuôi, kiêm quản gia. Bà ngồi đấy, nhìn và nghĩ, nghĩ và buồn, buồn và khóc. Những giọt lệ cứ lặng lẽ tuôn dài trên má. Từ ngày đưa bé Phúc đi trung tâm điều trị, bà càng thấy nỗi buồn thăm thẳm hơn. Trong cái thăm thẳm ấy không chỉ có buồn mà còn hối tiếc, còn day dứt, còn những điều tự vấn đến sâu cay. Cũng còn may mà Thiên Vũ đã gượng dậy khá nhanh sau cú sốc ngày ấy, khi anh nhận thức được vai trò làm cha của mình. Miệt mài theo đuổi một lĩnh vực, Thiên Vũ cũng đã tìm được cho mình một chút thành quả và cũng là điều kiện phù hợp để anh lo cho đứa con bé nhỏ của mình. Ban đầu, anh cũng như mẹ anh, nghĩ rằng bé Phúc chỉ tổn thương phần nghe, nhưng rồi khả năng nói cũng ảnh hưởng theo, rồi những biểu hiện không bình thường như những trẻ nhỏ khác đã khiến anh mơ hồ biết con mình mắc một chứng bệnh gì đó. Một phần không có kiến thức nào về bệnh tự kỷ, một phần không muốn để lộ câu chuyện buồn của gia đình mình ra ngoài, cho dù đứa trẻ được công khai hoá trên danh nghĩa con nuôi. Một ngày có một người bạn đến nhà chơi, thế là bé Phúc được đưa đi chẩn đoán. Một thời gian dài lúng túng trong việc điều trị cho bé, bởi không phải là bệnh viện, cũng không phải là trường học, rồi anh nghe mách có một trung tâm cho các trẻ khuyết tật, trong đó có khoa tự kỷ. Đề thuận tiện cho việc liên hệ, giao dịch, người quản gia trở thành người bảo trợ cho bé. Những ngày gần đây, cô ấy có việc ở quê nhà, về lâu hơn dự kiến, và thế là anh phải tìm đến thăm con. Tuy không thể nhìn thấy nhữung gì đã diễn ra trong gian phòng ấy với cô bảo mẫu của bé Phúc, nhưng bằng vào một linh tính đặc biệt, Thiên Vũ lờ mờ đoán hiểu có gì đó đặc biệt nghiêm trọng đang xảy ra với con anh. Cô bảo mẫu ấy tên là Hiền Ân. Chẳng hiểu sao anh lại nhớ ngay tên cô ấy như vậy, chắc có lẽ khi nghe giới thiệu là người chăm sóc con anh tận tình thì anh có cảm tình ngay chăng ? Và nữa, câu kêu thốt lên của cô “Ôi con tôi”...
- Mẹ. Mẹ nói cho con biết. Mẹ của bé Phúc tên là gì ?
         Bà Yến Nguyệt giật mình khi thấy con trai xộc vào và hỏi ngay.
- Có việc gì mà bỗng nhiên…
- Mẹ cứ nói ngay cho con nghe đi đã.
- Hiền Ân.
- Hiền Ân.
         Thiên Vũ nhắc lại rồi rủn cả người, chiếc gậy trong tay anh rơi đánh cộp xuống nền nhà. Anh với với tay tìm một cái gì để bám. Bà Yến Nguyệt vội lăn xe đến bên cạnh đỡ lấy anh và hốt hoảng :
- Sao vậy con ? Con gặp cô ấy à ? ở đâu ?
         Thiên Vũ thấy khô khốc cả cổ họng, giây lâu anh mới phập phà :
- Cô ấy là cô bảo mẫu của bé Phúc gần năm trời nay rồi.
- Trời ơi !
         Đến lượt bà Yến Nguyệt thất thần. Bà không thể tin được điều Thiên Vũ vừa nói là sự thật. Làm sao ? làm sao lại có thể…
- Nó có biết không ?
- Hình như cô ấy chỉ mới biết sáng nay, khi nhận ra con.
         Đột ngột bà Yến Nguyệt chắp hai tay lên vái trời :
- Ơn trời. Ơn trời dun rủi cho mẹ con nó gặp nhau, tốt quá rồi, tốt
quá rồi…
         Thiên Vũ cũng nhắm nghiền hai mắt lại, trong lòng anh có một cái gì đó đang giãn ra giãn ra.
              “Lần ngược vạn ngọn leo, vách đá chênh vênh con tìm mẹ
               Ruổi ngàn cơn thác lũ, chơ vơ thuyền mỏng mẹ tìm con”
         Hiền Ân bíu chặt bé Phúc không rời kể từ lúc cô nhận ra con mình, cứ như cô sợ lại một lần nữa ai giằng bé khỏi tay cô vậy. Cả đêm cô nằm ôm riết lấy con và khóc, khóc mãi. Gần sáng, cô quyết định một việc. Bây giờ thì chẳng còn cái thứ hợp đồng nào ngăn cản cô được nữa. Sau một ngày ngồi xe, cô phăm phăm đi đến ngôi nhà ấy. Trời đã về chiều, một chút nắng hoe hoe đang mờ dần sau ô cửa. Ngôi nhà hôm nay như cũng mang vẻ phập phồng một trạng thái. Hai mẹ con Thiên Vũ ngồi ở phòng khách suốt từ chiều. Họ biết. Không biết làm sao được. Cho dù Hiền Ân không một lời nói trước. Khi tiếng chuông cửa vang lên thì gần như cả hai cùng nhổm người. Thiên Vũ nhanh hơn. Cửa mở. Anh nói luôn mà không cần hỏi người đến là ai.
- Chào Hiền Ân. Chúng tôi đang chờ cô.
         Hơi ngạc nhiên một chút, nhưng Hiền Ân cũng chào lại rồi bước vào nhà. Cô thật sự ngạc nhiên khi thấy bà Yến Nguyệt ngồi trên xe lăn, lăn đến nắm lấy tay cô, bà không nói gì chỉ hai hàng nước mắt trào ra. Hiền Ân không hề chuẩn bị tâm lý cho cuộc diện này. Thay cho tâm trạng phẫn nộ với bao lập luận để đòi lại con, thì cô như buông thõng mình trước tình cảnh. Bây giờ thì không phải là cô nói. Mà là Thiên Vũ. Anh rót nước mời cô khi cô đã ngồi xuống ghế.
- Có lẽ chúng ta không nên để mất thêm một chút thời gian nào
nữa. Bởi bé Phúc đã mất quá nhiều thời gian rồi. Nếu Hiền Ân muốn…
- Tôi thành thật xin lỗi cô, tôi cũng không thể ngờ cớ sự lại thế
này. Nếu…
- Thôi mẹ, đừng nếu nữa. Nói thật với Hiền Ân, tôi đã muốn trả
ngay bé cho cô khi nó mới được mang về đây. Nhưng tôi không thể chủ động được việc đó, về sau chúng tôi có đi tìm cô nhưng cô đã không còn ở chỗ cũ. Nên không thể nào liên hệ được. Bây giờ, như cô đã biết, bé Phúc rất cần có mẹ. Cho dù tôi có là cha nó, thì mọi việc về nó cũng xin tuỳ cô định liệu. Cô có thể yêu cầu bất cứ điều gì cô muốn.
         Hiền Ân im lặng, cô hết nhìn Thiên Vũ lại nhìn bà Yến Nguyệt, tâm tư cô muôn vàn xáo động. Cô chưa cất lên một tiếng nào, bởi những gì cô dự định nói thì đã không cần phải nói nữa rồi. Diễn biến của sự việc xảy ra ngoài dự kiến của cô đã làm cô trong phút chốc không biết nên xử trí thế nào? Tất nhiên là cô hiểu rõ, không chỉ cuộc đời bé Phúc, con cô thuộc về cô, mà cả những người có liên quan mật thiết với con cô cũng như đang chờ sự phán xử của cô. Còn cô, bản thân cô đang muốn gì ? Xét về một khía cạnh nào đó, cô cũng có hơn gì họ trong chuyện này đâu. Sự mất mát. Đó đang là hệ quả chung cho tất cả. Mọi oán trách giờ không có chút nghĩa lý gì nữa, khi ngọn nguồn câu chuyện nó đã dược bắt đầu từ tận đẩu đâu rồi, mỗi người bây giờ chỉ mang nhiệm vụ viết tiếp nó thôi, viết tiếp nó thế nào bây giờ ?
         Bà Yến Nguyệt là người nhận ra bóng tối đã bao trùm căm phòng. Bà lăn xe đến công tắc đèn, ánh sáng chói loà như vụt đánh thức những mảnh hồn đang liêu phiêu. Bà nói đúng với vai vị một chủ nhà :
- Chuyện gì thì chuyện. Ra sao thì ra. Ăn nghỉ thì vẫn phải ăn
nghỉ chứ nhỉ.
         Chiếc xe lăn lọc cọc xuống bếp. Từ đó vang ra tiếng va của  các vật dụng nhà bếp. Hiền Ân cũng chợt nhớ ra thực trạng của mình. Cô đang đói, và mệt nữa, sau một chuyến đi dài, và Thiên Vũ cũng kịp nhớ ra đìều đó. Anh nói :
- Cô đi tắm rửa cho khoẻ đã. Cả ngày đường chắc cô đã mệt rồi.
- Vâng, có lẽ thế.
         Vừa nói, Hiền Ân vừa đứng dậy cầm chiếc túi xách ra nhà sau.
         Chiếc bàn ăn ba người. Hiền Ân thoáng cay mắt khi chứng kiến cảnh người mẹ ngồi xe lăn, cố nhổm người để gắp thức ăn vào bát cho con trai. Nghĩ đến bé Phúc, cô nhói lòng. Trời ạ. Vì đâu mà thành ra thế này ? Chẳng lẽ ông trời hết vui hoá giận, khoanh tròn những số phận bưu đầu mẻ trán này vào nhau. Lý do của ông là gì ? Khi mỗi một người ra đời, đã có sẵn những mắt xích kết nối, và lại tiếp tục thêm vào đời những mắt xích khác từ mình. Không dễ gì tìm ra một nguyên nhân khúc triết về sự có mặt của mình trong đời sống và những mối tương quan. Việc chủ động có thể là tạo được sự thiện ích tốt nhất giữa những mối tương quan ấy. Sau bữa cơm, phụ dọn rửa và vài câu chuyện thăm hỏi, Hiền Ân lấy cớ mệt xin phép đi nghỉ trước. Cô cần một không gian yên tĩnh cho những suy xét cân nhắc và quyết định.
         Một đêm gần như thức trắng với cả ba người. Sáng ra, ba gương mặt có ba nét biểu cảm khác nhau. Bà Yến Nguyệt thì không giấu hết được vẻ bồn chồn chờ đợi, Thiên Vũ thì bình thản, nhưng đôi lông mày rậm của anh thỉnh thoảng khẽ cau lại, nét mặt của Hiền Ân thì nhẹ hơn hôm qua rất nhiều. Một bữa sáng gọn nhẹ hầu như chỉ cạn thức uống là chính. Và rồi, không thể trì hoãn hơn cái giờ phút phải đến. Hiền Ân phát ra một thanh âm chuẩn bị, hai luồng thính giác hướng vào cô.
- Thưa bác và thưa anh Vũ. Những chuyện đã qua không cần phải
nhắc lại hay đổ tại bất kỳ ai làm gì. Lúc này chúng ta chỉ nên nghĩ đế một điều, đó là cuộc sống của bé Phúc cũng như mỗi người trong chúng ta đây phải làm thế nào để có thể sống được một cách dễ chịu nhất. Phải không ạ ? (Ánh mắt bà Yến Nguyệt như le lói một niềm hy vọng) Và cho dù có thế nào, thì bé Phúc vẫn cần có đủ cả cha lẫn mẹ…
         Hiền Ân hơi ngập ngừng, Thiên Vũ nắm chặt mép bàn, sự căng thẳng lộ rõ trên gương mặt anh. Bà Yến Nguyệt khấp khởi :
- Ý con là…
- Dạ, nếu…
- Không phải nếu gì cả, ta thật lòng mang ơn con, nếu con coi đây
là ngôi nhà thật sự của con. Đây quả là điều ta không dám mong đợi, nhưng nếu con đã không chê..
- Không, con không dám chê…chỉ là…
         Cái danh xưng thân mật đột ngột ấy làm biến chuyển cả một vùng không gian ảm đạm trước đó. Nhưng cánh cửa vẫn còn vướng chiếc then cài, chiếc then cài ấy đang nằm trong tay người đàn ông kia. Những xúc cảm ập đến xáo trộn khiến Thiên Vũ như bất động trong một tư thế. Giây lâu, anh nhận ra quanh anh đang có một sự im lặng, sự im lặng như chờ đợi, như thúc gịuc, như van vỉ, và anh lắp bắp…
- Hiền Ân…liệu tôi có…có thể…
- Anh có thể, hoàn toàn có thể, suy cho cùng, trong mỗi chúng ta
đều có những bất bằng mặc nhận. Vậy thì tại sao không, khi ta có thể giúp nhau đi trên quãng đường phía trước một cách thuận hợp, và cũng là cách tốt nhất cho con chúng ta chiến thắng được bệnh tật mà lẽ ra nó đã không phải gánh chịu. Trước mắt, chúng ta hãy sống vì bé Phúc đã.
         Thiên Vũ quờ hai tay về phía Hiền Ân, cô đón lấy bàn tay anh, anh nắm chặt, nắm thật chặt, giọng anh bổi hổi : “Cảm ơn em” Bà Yến Nguyệt lã chã hai dòng lệ, trái tim người mẹ như một lần nữa được hồi sinh.
         Ba năm sau. Vào buổi tối sinh nhật lần thứ mười của cậu bé Trần Thiên Phúc. Trên chiếc bàn được trang trí thật đẹp có bánh có hoa có nến, có cả những gói quà. Thiên Phúc được mặc một bộ quần áo thật đẹp theo kiểu công tước hoàng gia Pháp, chiếc nơ đỏ thắt ngay cổ áo khiến cho gương mặt trắng trẻo tròn trịa dưới những lọn tóc xoăn như thêm khí sắc. Trông cậu hôm nay có gì đó khác hơn mọi ngày, chắc là cậu hiểu được cái ngày vui của cậu. Không chỉ có thần sắc của cậu bé sáng láng, mà trên những gương mặt người thân của cậu đều hoan hỉ niềm vui. Không hoan hỉ làm sao được khi bao kỳ công qua các liệu pháp, với sự phối hợp chặt chẽ của tất cả mọi người, tình trạng cậu bé tiến triển rõ rệt từng ngày. Đến lúc này, cậu không còn cách một đứa trẻ bình thường là mấy nữa. Cậu cười khi mẹ cậu bật nhạc và cả ba cậu, bà nội , bà ngoại cậu cùng vỗ tay hát to bài hát Chúc mừng sinh nhật. Cậu cười, nét cười thật tươi, thật rỡ ràng. Rồi cậu kéo tay mẹ cậu, đưa cho mẹ mẩu giấy, Hiền Ân mở ra “Con muốn tặng quà cho hai bà, và ba mẹ”. Nét chữ tuy có hơi liêu xiêu một chút, nhưng đủ làm Hiền Ân mở to mắt ngạc nhiên xen lẫn vui mừng. Đây là câu đầu tiên, cậu viết mà không cần mẹ viết mẫu. Hiền Ân đọc to lên, bà Yến Nguyệt và Thiên Vũ cũng hết sức vui mừng.
- Ôi Thiên Phúc của bà, sinh nhật cháu mọi người phải tặng quà
cho cháu chứ. Sao cháu lại muốn tặng quà cho mọi người ?
- Con muốn tặng gì cho hai bà và ba mẹ nè ?
         Thiên Vũ hồ hởi hướng về phía con trai hỏi. Cậy bé gật gật, rồi đưa ngón tay lên môi ra dấu im lặng. Mọi người nín thở chờ. Môi cậu bé run run, rồi mấp máy mấp máy :
- Bà nội. Bà ngại. Ba. Mẹ.
         Giọng nói hơi đơn đớt, thực sự là chưa được chuẩn âm, nhưng nó phát ra thật châm, chắc và thật rõ ràng. Sự im lặng đến nín thở ấy đột ngột bùng vỡ, và cậu bé Thiên Phúc bị cuốn vào hết vòng tay người nọ đến người kia. Họ cười. Họ khóc. Họ khóc. Họ cười. Khóc khóc cười cười. Cười cười khóc khóc. Trời ơi là trời !!!
                                                                           ĐÀM LAN