Trang chủ » Khúc kha khúc khích

THẤY GÌ QUA THƯ CỦA PTT- BỘ TRƯỞNG NGUYỄN THIÊN NHÂN

Nguyễn Nhật Tân
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009 9:57 PM
 
   Thú thật, chưa bao giờ tôi có đủ húng thú và sự nhẫn nại để ngồi đọc những kiểu thư của các hàng quan chức gửi vào những dịp lễ Tết, hội hè… Vì thế, thư của Phó Thủ tướng Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân hôm qua, là một biệt lệ.
          Một bạn đọc điện hỏi đã đọc chưa, nếu chưa thì ráng chịu khó đọc xem có “thấy” gì không, có lẽ “thú vị” đấy! Thế là phải chịu khó đọc và… giật mình!
          Bức thư dài, thật dài. Những lời hay, không muốn nhắc lại. Bởi báo chí đã “ngợi ca” quá nhiều. Và nó cũng như muôn vàn các kiểu loại thư khác,  thường vẫn được đăng trang trọng, đóng khung đỏ lòm trên trang nhất các nhật báo. Duy có hai điều khiến tôi chú tâm:
          - Việt Nam chi tiền đầu tư cho giáo dục vào hàng cao nhất thế giới. Nhưng chất lượng giáo dục thì… biết rồi khổ lắm nói mãi! Thư Phó Thủ tướng Bộ trưởng tiết lộ một điều giật mình: “Năm 2000, nhà nước chi cho giáo dục 18.386 tỷ đồng, chiếm 4,2 % tổng sản phẩm nội địa. Năm 2006, chi 54.789 tỷ đồng, chiếm 5,62% tổng sản phẩm nội địa. Như vậy, chỉ sau 6 năm, ngân sách cho giáo dục tăng gấp 3 lần…. Tỷ lệ chi cho giáo dục của chúng ta từ tổng thu nhập nội địa là 5,6% đã vào loại cao nhất thế giới. Tỷ lệ chi cho giáo dục của một số nước như: Indonesia 0,9%, Philippin 2,7%, Nhật Bản 3,5%, Thái Lan 3,9%, Đức 4,3%, Hàn Quốc 4,4 %, Mỹ 5,1%, Trung Quốc 5,29 %, Pháp 5,7 % và Malaysia 5,8 %”.
          Vậy nhưng tại sao chất lượng giáo dục của chúng ta vẫn… biết rồi khổ lắm nói mãi, và càng nói càng thêm… xấu hổ?
          Cái nguồn tiền chi cho giáo dục vào hàng “cao nhất thế giới” kia thực chất đã chạy về đâu? Tại sao đã chi vào hàng "cao nhất thế giới" mà chất lượng của cái sự nghiệp ấy chưa mấy chuyển biến, thay đổi?
          Và tại sao “Chúng ta sẽ còn phải chịu đựng 10 năm hoặc lậu hơn nữa việc trường chưa ra trường, lớp chưa ra lớp”?
          - Cái chủ thể “CHÚNG TA” bao trùm toàn bộ bức thư. Bức thư nhân danh cá nhân, là thư của Phó Thủ tướng Bộ trưởng, nhưng nó lại được bao trùm bởi cái đại từ “CHÚNG TA”. Cái “CHÚNG TA” ấy được gọi tên không biết bao nhiêu lần. Nó bị dựng lên để khẳng định một... chân lý rằng cái ngành giáo dục là của… CHÚNG TA! Vì thế, CHÚNG TA sẽ “còn phải chịu đựng”, CHÚNG TA phải “suy nghĩ và sáng tạo, lao động và thi đua”…
          Ôi chao cái sự... GIÁO DỤC và... CHÚNG TA!
              
             NHẤT
LỜI BÌNH: CỦA NGUYỄN NHẬT TÂN:
 

Việt Nam còn dại chưa khôn?
Trường học thì thiếu sân gôn thì thừa
Hỏi Bộ giáo dục biết chưa?
Hay bận nhiều việc nên chưa xây Trường?
Lớp đông, tội nghiệp đáng thương(1)
Không đủ Lớp học nhiều Trường tăng ca
Đến lớp chỉ “học qua loa”
Sản phẩm như thế chẳng ra thế nào?
Hỏi ông Bộ trưởng nghĩ sao?
Việt Nam giáo dục Tại sao thấp tè?
 Nguyễn Nhật Tân
(1) Bản tin chào buổi sáng ngày 07/9/2009 các tỉnh phía Nam thiếu lớp học nên mỗi lớp có sĩ số 60em mà vẫn không đủ chỗ cho học sinh vì vậy nhiều trường phải bố trí học 3 ca.