Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

CÓ MỘT THỜI NHƯ THẾ

Lê Huy Quang
Thứ sáu ngày 4 tháng 9 năm 2009 8:47 PM
 
        Nhà thơ, Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ ( 1948 -  1988 ), NSƯT, Đạo diễn Đoàn Anh Thắng ( 1951- 1993 ), Nhà thơ, Họa sĩ Tường Vân ( 1942- 1987 ), là ba gương mặt sáng giá cùng mụ̣t thờ́ hợ̀ của nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam những năm 80 của Thế kỷ XX; và cũng là ba người bạn thõn thiờ́t của tụi đã từng lăn lụ̣n với nhau trờn  kịch trường sõn khṍu- đặc biợ̀t, trong đó có Sõn khṍu Hải Phòng nụ̉i tiờ́ng. Đang ở độ tuổi sung sức nhất của sáng tạo, nhưng họ đều đã phải đi xa... Tuy nhiên, tên tuổi cũng như các tác phẩm của họ vẫn luôn được  bạn hữu trong giới sân khấu nhắc đến. Vào dịp kỷ niợ̀m 21 năm  ngày mṍt của Lưu Quang Vũ, tụi viờ́t lại đụi dòng đờ̉ tưởng nhớ các anh.   
 
Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ ( Giải thưởng Hồ̀ Chí Minh về VHNT).

Tôi và Lưu Quang Vũ chơi với nhau từ hồi còn trẻ, hai mươi hay ngoài hai mươi một ít. Vũ lành lành, ngầm ngầm, im im, cười cười, nhẹ nhẹ. Không muốn làm mất lòng ai. Cả nể, cái gì muốn từ chối cũng không từ chối ngay, khi có gì ngại ngại, khó nói thì xưng tên mình khẽ khẽ, tôi thì ngược lại, guốc mộc, áo thổ, vòng bạc, không thích ai là “Dân tộc Choang” ngay. Và vì thế, chúng tôi chơi với nhau, nhất là có thời gian dài cùng nhau làm Tạp chí Sân khấu và sau này, tôi vẽ trang trí sân khấu khá nhiều vở kịch của Lưu Quang Vũ (Đặc biệt, vở dân ca kịch  Vách đá nóng bỏng -  đề tài Tây Nguyên - HCV Hội diễn SKCNTQ 1985 tại Thành phố Vinh, Nghệ An đã gây rất nhiều ấn tượng về nghệ thuật).
Những ngày ấy, trước khi về Tạp chí Sân khấu (1976), Lưu Quang Vũ vẫn cứ lang thang. Thi thoảng, có công việc gì về vẽ, tôi kéo Vũ đi, bởi Vũ làm pa nô quảng cáo, làm mảng màu khá nhanh, trong người Vũ rất có máu hội họa. Ngoài ra, tôi và Vũ chơi với nhau như tư cách cùng làm thơ. Lúc đó, Lưu Quang Vũ đã in nửa tập “Hương cây” (cùng “Bếp lửa” của Bằng Việt). Vũ đã nổi tiếng thơ- Nhà thơ trẻ. Còn tôi, làm thơ chơi vui, đọc cho bạn bè thân tình, không nghĩ đến in ấn và xuất bản.
Từ khi về Tạp chí Sân khấu, cái máu mê sân khấu từ trong tận cùng tâm hồn Lưu Quang Vũ lại trào dậy (có lẽ cả “gen di truyền” của thõn phụ anh-nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Thuận nữa). Chính giai đoạn ngót chục năm này là vốn sống về công việc “bếp núc” sân khấu quý giá để  Lưu Quang Vũ đã viết trên mấy chục vở kịch, chiếm lĩnh hầu hết sàn diễn sân khấu Việt Nam của thọ̃p kỷ 80; trong đó có khụng ít vở diờ̃n của anh đã được dàn dựng trờn sõn khṍu TP Cảng…
Cũng những năm tháng ấy, tôi chưa vợ con gì, còn được tự do giữa đám bạn bè đã ổn định gia đình. Có một buồng làm việc nho nhỏ ở khu Văn công Mai Dịch, hàng tuần, các nhà văn, nhà thơ Phùng Quán, Tạ Vũ, Trúc Cương, Hoàng Hưng, Ngọc Thụ, Nhật Tuấn, Trần Hoài Dương, Tường Vân, Chu Hoạch...vào chơi hẳn cả ngày từ sáng đến tối, vẽ và đọc thơ ầm lên. Lưu Quang Vũ cũng vậy, lúc buồn, lúc vui, lại túc tắc đạp xe vào với tôi, chiều tối lặng lẽ ra về. Có một ngày mùa thu tháng 9 năm 1980  ấy, Lưu Quang Vũ cũng lặng lẽ vào tôi như thế. Tôi thoáng thấy Vũ đang có điều gì đó buồn buồn trong lòng mà không tiện nói ra. Gần chiều, Vũ với tay lấy cuộn giấy vẽ,  bút vẽ và bột mầu. Tôi thấy Vũ loay hoay một lúc, tưởng là Vũ vẽ chơi một cái gì đó. Hóa ra, lúc sau, Lưu Quang Vũ đưa tôi xem. Trên tờ giấy vẽ khổ lớn, Vũ dùng bút vẽ và bột mầu, chép chữ rất to như khẩu hiệu, đề tặng tôi mấy câu thơ của Vũ lúc đó chưa được xuất bản.
  “...Những vần thơ như móng tay day dứt
Trên vỏ dưa xanh thắm của mùa hè
Cho kẻ không nhà mái lá chở che
Cho ngưng lại nhịp đồng hồ quên lãng
Sợi dây mỏng nối liền ta với bạn
Và ban mai trong mắt những con gà”
Nửa tờ giấy còn lại, tôi vẽ chân dung Lưu Quang Vũ. Cho mãi đến sau này, Vũ mới kể tôi biết những day dứt của anh hôm đó, về thơ ca, tình yêu, cuộc đời và cả đời sống gia đình. Đó là lần cuối cùng, Lưu Quang Vũ vào căn buồng độc thân của tôi ở Mai Dịch xa lắc xa lơ...
Đã gõ̀n 30  mùa thu đi qua, và đã tới ngày giỗ 21 năm Lưu Quang Vũ, tôi chợt nhớ một ký ức xưa. Lưu Quang Vũ ơi. Tất cả rồi sẽ qua đi. Cả công và việc. Cả làm và ăn. Cả thọ và yểu. Cả danh và lợi hào nhoáng, hão huyền. Cả lòng tốt đẹp và điều đố kỵ có thể có của con người. Duy nhất, chỉ còn lại nghĩa bạn hữu và những gì là giá trị nghệ thuật đích thực giữa cuộc đời này là mãi mãi tươi xanh.
 
Nsưt-đạo diễn Đoàn Anh Thắng 
                                                 
 Năm 1979, Đoàn Anh Thắng vừa từ Liên Xô về nước được một thời gian, cùng công tác với tôi tại Nhà hát Tuồng Việt Nam. Đang còn rất trẻ, lại vừa tốt nghiệp đạo diễn sân khấu nên anh rất khát khao làm việc. Biết tin tác giả Hồng Phi vừa viết xong một vở kịch mới – Dòng sông ám ảnh – Tôi đã giới thiệu Đoàn Anh Thắng gặp Hồng Phi. Thấy Đoàn Anh Thắng còn quá trẻ ( ngày đó,anh là đạo diờ̃n trẻ nhṍt từ nước ngoài vờ̀), đây lại là vở kịch nói đầu tay của Đoàn Anh Thắng sẽ dàn dựng, nên Hồng Phi ngần ngại và không mấy tin tưởng ( lúc này Hồng phi đã ngoài 40 tuổi, là tác giả có hạng trong giới sân khấu, tính tình ông xưa nay vẫn khệnh khạng, kiệm lời và có vẻ khó gần). Nhưng cuối cùng, Hồng Phi đã đồng ý đã để Đoàn Anh Thắng dựng vở này cho Đoàn Kịch Hải Phòng. Qua hơn cả tháng trời cật lực, giữa Hồng Phi và Đoàn Anh Thắng đã bắt đầu xẩy ra “cuộc chiến”. Lúc thì đập bàn, đạp ghế, lúc tranh cãi quyết liệt cả đêm về sáng, có lúc Hồng Phi đã không thèm gặp mặt Đoàn Anh Thắng và tuyên bố rút vở vì Đoàn Anh Thắng có chỗ không trung thành với kịch bản. Tôi là người “môi giới” lại là họa sĩ của vở nên phải chịu trận và cố hết sức dàn xếp mọi sự. Tuy nhiên, dần dần, trong quá trình làm việc, tác giả Hồng Phi và đạo diễn Đoàn Anh Thắng đã thông cảm, hiểu nhau hơn, cùng bàn bạc, cùng suy nghĩ về “đứa con tinh thần” chung của mình. Sơ duyệt, tổng duyệt rồi tham dự Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp Toàn Quốc đợt I- 1980 tại Hà Nội, vở Dòng sông ám ảnh đã đoạt huy chương Vàng cho kịch bản, đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ. Đó là một trong những vở diễn hay nhất hội diờ̃n 1980, của các nghợ̀ sĩ kịch nói Hải Phòng; đó cũng là tấm giấy thông hành vào nghề sân khấu của đạo diễn  Đoàn Anh Thắng...để từ đó, anh trở thành một đạo diễn nổi tiếng với hàng chục vở diễn từ Kịch nói, Tuồng, Dân ca, Cải lương, Chèo và đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.
  Tôi viết những dòng này, khi đạo diờ̃n, NSƯT Đoàn Anh Thắng ( nguyờn Phó Giám đụ́c Nhà hát Tuụ̀ng TƯ) đi xa vừa tròn 16 năm. Và phải nói rằng, anh mất đi đã để lại một khoảng trống vắng thật sự cho nền sân khấu nước nhà; bởi anh là mụ̣t đạo diễn tài hoa,  với những vở diờ̃n sáng tạo cách tõn, độc đáo, mới mẻ, đã  đờ̉ lại những ṍn tượng tụ́t đẹp trong lòng khán giả.
 
Nhà thơ, họa sĩ Tường Vân

 Người Hà Nội gốc (sinh Nhâm Ngọ 1942), tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nụ̣i, năm 1965, Tường Vân ba lô khăn gói lên đường nhận công tác tại Đoàn Kịch hải Phòng. Và từ đó, Tường Vân là họa sĩ của thành phố Cảng, với những đóng góp xuất sắc vào nền Mỹ thuật sân khấu Hải Phòng nói riêng cũng như mỹ thuật sân khấu cả nước.
 Hiện đại, táo bạo, đầy cảm hứng tìm tòi, nhiều suy nghĩ và giầu chất thơ, có thể nói đó là phong cách trang trí sân khấu của Tường Vân. Từ Cửa mở hé, Biên bản một cuộc họp, Bay trước mùa xuân, Hoàng hôn chó sói...đến thiết cả trăm vở diễn cho các loại hình kịch nói, cải lương, chèo, múa rối, ca múa nhạc nhẹ... Tường Vân đã tạo thành một tên tuổi, một ấn tượng, một gương mặt đặc biệt của mình, nhiều anh em nghệ sĩ vẫn cho rằng – Hải Phòng đã làm nên Tường Vân và Tường Vân đã làm cho Hải Phòng đẹp đẽ  lên rất nhiều lần, cả tình cảm máu thịt, cả sự gắn bó suụ́t đời với hai cánh gà sõn khṍu….
 Không chỉ với tư cách họa sĩ, Tường Vân còn để lại trong anh em, bạn hữu bao nhiêu là bài thơ và những câu thơ hay đầy sâu sắc, lắng đọng. Không ít người thuộc thơ Tường Vân và mỗi lúc vui, buồn bên chén rượu suông “cuốc lủi”, chân quê, mọi người lại nhớ đến anh với một tình yêu da diết.
 
Một ngày, một tháng, một năm,
Một đời viên đất sủi tăm mặt hồ
Nắng soi cái tổ tò vò
 Dọc ngang cũng một con đò ṍy thôi.
 
 Và những vụt hiện, những ý nghĩ, những câu thơ độc đáo.
 
 Trăng cứ thế, cùng mùa đi chậm rãi,
 Cánh buồm thơ không cãi nổi cuộc đời...
 
 Nhưng rồi không ai ngờ, vào cái ngày 25-6-1987 buồn thảm ấy, sau một thời gian lâm bệnh hiểm nghèo, họa sĩ, nhà thơ Tường Vân đã đột ngột qua đời, sau 23 năm đã dâng hiến cả một thời thanh niên xa nhà, xa Hà Nội, xa vợ và con gái biền biệt với tuổi trẻ sôi động, đầy tài năng và hoài bão đã sống với thành phố Hải Phòng – nơi anh lập nghiệp và thanh thản ra đi không nhà cửa, không tài sản, không cầu danh và lợi, cô đơn như suốt một đời Tường Vân đã cô đơn trong những sáng tạo buồn, vui...Nhưng tụi biờ́t, trong trái tim người nghợ̀ sĩ tài hoa ṍy, có mụ̣t góc trời, ụ đṍt và màu hoa phượng đỏ của đṍt Cảng thõn yờu…
 
 Lậ̣p thu Kỷ Sửu- tháng 9/09
   LHQ