Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

KỲ NGŨ THI NHÂN LỆ THỦY

Hoàng Minh Tường
Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009 8:36 PM

Hoàng Minh Tường

                 Đi Bình Trị Thiên hè này, tôi có hạnh phúc được hầu chuyện quá nhiều văn nhân nổi tiếng.
Nhà văn Nguyễn Quang Hà, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương, ngay khi vừa đi phá Tam Giang tìm bối cảnh cho bộ phim truyền hình nhiều tập, về đến thành phố, đ• tìm đến khách sạn, giao cho hai bố con tôi chiếc honda 86 và hai mũ bảo hiểm. Xăng đầy bình rồi. Cứ thế mà đi. Ông cười hiền từ chỉ hướng cho hai bố con lên đàn Nam Giao và khu đền thờ Huyền Trân Công Chúa vừa mới khánh thành.
               

Hoàng

Hoàng MInh Tường- H Phủ Ngọc Tường và Ngô Minh- Lâm Thị Mỹ Dạ, 2 người cùng lớp xưa 7-09

Vừa qua cầu An Cựu, lên dốc Phan Bội Châu thì gặp nhà thơ Ngô Minh. Hành trình một ngày lập tức thay đổi hoàn toàn. Đi thăm bạn bè cái đ•. Vợ chồng nhà thơ Hoàng Cát mới từ Hà Nội vào, cũng đang ở đây. Cuốn tiểu thuyết mới “Thời của Thánh Thần” của ông tôi đ• đọc một lèo trên mạng, nhưng vẫn muốn có một cuốn để hai ông anh trai tôi cùng đọc. Họ mù tịt in-tơ-net. Ngô Minh vừa nói vừa vồ vập kéo khách vào nhà.
Nhìn tấm bằng ba mươi tuổi Đảng của đảng viên Ngô Minh Khôi, tức nhà thơ Ngô Minh treo trang trọng trong phòng khách, tôi chợt nhớ tới bài ghi chép “ Một trăm ngày vượt Trường Sơn” của ông vừa đăng dịp kỷ niệm 50 năm đường Trường Sơn. Anh chàng sinh viên Đại học Thương mại có tên khai sinh là Ngô Minh Khôi đang chuẩn bị tốt nghiệp thì được lệnh ra mặt trận. Từ Phổ Yên, nơi sơ tán, một ngày giữa tháng Giêng năm 1973, Khôi cùng các bạn lên xe tải bịt bùng, chạy ba ngày đêm thì đến thị x• Đồng Hới tan hoang gạch vụn. Từ đây về làng biển Ngư Thuỷ của Khôi còn hơn hai mươi cây số đường tắt. Khôi bỗng nhớ mẹ cồn cào. Cha đ• bị quy oan là địa chủ, bị xử bắn ngày Cải cách ruộng đất. Bốn anh em chỉ còn mẹ. Không gặp mẹ lần này, sau có làm sao thì không kịp ân hận. Mấy anh em cùng tiểu đội hiểu tâm trạng Khôi, giấu trung đội, giục anh về. Chạy gằn hơn ba giờ đồng hồ, hơn mười giờ đêm thì Khôi ùa vào lòng mạ. “ Trời ơi, con! Gửi cái thư về là được rồi. Sao lại trốn?- Mạ sờ nắn khắp chân tay Khôi, khóc nức nở- Lý lịch nhà mình đ• chẳng ra gì. Chỉ có mình con mới mong cứu vớt tương lai cả nhà…” “Mạ ơi, con không trốn. Con nhớ mạ …Ghé về thăm mạ rồi con vào chiến trường.”Mạ cuống quýt giục các anh bắt gà nấu cháo. Bốn giờ sáng, mạ bắt thằng cháu con ông anh chở Khôi lên đơn vị.
- Ông tài thật. Có cái hồi ức hay như thế mà giấu nhẹm cho tới bây giờ mới lôi ra. Riêng hơn ba tháng trời giòng gi• đi bộ vượt Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, vòng qua Lào, Cămpuchia, vào tới Lộc Ninh … đ• xứng đáng anh hùng rồi.
- Mình cứ tưởng cuốn nhật ký hồi ấy bị mất. Hoá ra nó nằm bẹp trong một xó xỉnh nào đấy. Về hưu mới có thời gian tìm lại.
- Tôi vẫn thắc mắc. Là một sinh viên giỏi toán, học Đại học Thương mại. Vậy ông trở thành nhà thơ như thế nào ?
- Không phải mình tôi mới biết làm thơ. Cả cái lớp 10A, sau đổi thành 10C của trường cấp ba Lệ Thuỷ của chúng tôi những năm 1965-1968 ấy, hầu hết đều làm thơ. Có lẽ do chúng tôi được học những thầy dạy văn giỏi mà sau này hiếm gặp. Thầy Hà Nhật – Lương Duy Cán, quê Bảo Ninh, với bài thơ “Bài thơ tỡnh của gười thuỷ thủ”, từng được đăng báo, được nhạc sỹ Hoàng Vân phổ nhạc…
- Nhổ neo ra khơi/ Đêm nay khi trăng mọc/ Tàu anh sẽ nhổ neo ra khơi/ Tạm biệt em yêu/ Vẫy chào thành phố biển thân yêu… Bài hát ấy, có đúng không?
- Đúng đó. Bài hát của một thời và mọi thời. Còn thầy Phan Ngọc Thu, hiện là hiệu trưởng trường Đại học Phan Chu Trinh,Hội An

2

2 Nhaà thơ Hải Kỳ- Lê Đinh Ty. Anh H Minh Tường

là thần tượng của nhiều thế hệ học sinh Quảng Bình cho tới bây giờ. Kỳ cục lắm nhé. Lâm Thị Mỹ Dạ được giải thơ Quảng Bình hồi còn đang học lớp chín với bài thơ Nón chị. Năm ấy, thầy Phan Ngọc Thu, cũng dự thi bài Tiếng đồng. Bài của thầy đoạt giải khuyến khích, còn bài của trò đoạt giả nhì… Nếu nhìn vào tờ báo tường của lớp có tên Văn Nghệ hồi ấy, đ• thấy lấp ló hơn chục nhà thơ. Ví như Phan Hữu Sướng, Trần Văn Khởi, Nguyễn Minh Hoàng, Lê Đình Ty… Riêng hội viên Hội Nhà văn Việt Nam hiện nay, lớp tôi đ• có bốn người. Đó là Lâm Thị Mỹ Dạ, Hải Kỳ, Đỗ Hoàng và Ngô Minh.
- Có thật vậy không? – Tôi tròn mắt ngạc nhiên. Bố con, dâu rể ba bốn người như gia đình nhà văn Học Phi – Hồng Phi- Chu Lai – Vũ Thị Hồng , gia đình nhà văn Hoài Thanh- Từ Sơn – Phan Hồng Giang – Nguyễn Thị Hồng Ngát, gia đình nhà thơ Chế Lan Viên- Vũ Thị Thường- Phan Thị Vàng Anh vv… thì tôi có biết, nhưng một lớp học mà có tới bốn nhà thơ thành danh thì quả là rất hiếm.
- Nếu kể thêm một người tuy chưa được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam, nhưng đ• là Hội viên Hội Văn nghệ Quảng Bình, từng in vài tập thơ, hai lần đoạt giải thưởng văn học Lưu Trọng Lư, thì lớp tôi không chỉ “tứ tử trình làng” mà là “ ngũ tử cướp cái ”…
- Ai thế nhỉ?
- Hôm đến chơi với Hải Kỳ ngoài Đồng Hới, ông có gặp Lê Đình Ty không?
Ô, người này thì tôi biết. “ Có người gặp tôi/ như gặp cái gai trước mắt/ tảng đá bên đường:/ Ông như người ngoài hành tinh/ râu dài/ tóc dài/ cạo bỏ đi/ vướng víu” .Lê Đình Ty tự hoạ chân dung mình như thế. Hôm gặp nhau ở cửa biển Nhật Lệ, trước khi tôi vào đây, anh em văn nghệ Quảng Bình đ• kể cho tôi nghe tai nạn nghề nghiệp của ông thi sỹ kiêm nhiếp ảnh gia này. Gần giống như trường hợp của một nhà nhiếp ảnh tài danh chuyên chụp ảnh nghệ thuật nud đ• hứng chịu. May mà ông thoát tử nạn, chỉ bị axit làm biến dạng khuôn mặt.
Lê Đình Ty vốn là một cán bộ ngành văn hoá. Ông chuyên chụp ảnh pháp y cho công an. Say mê nhiếp ảnh và thi ca như một nghiệp chướng. Bao nhiêu tiền lương, nhuận bút đều dồn hết để mua phim, trang bị phòng tối, máy móc thiết bị. ảnh chụp chỉ để tặng bạn bè và để…chơi. Thế rồi có một nàng thơ mê đắm, tình nguyện cho ông chụp ảnh nud nghệ thuật. Chuyện vỡ lở. Chồng nàng muốn chính nàng chứng tỏ hối cải và muốn được tha thứ bằng cách phải trừng phạt tình nhân một cách khủng khiếp nhất, đau đớn nhất. Và nàng, trong cơn hoảng loạn, sợ h•i, đ• dụ chàng tới nơi hò hẹn, với một chai axit…
May mà Lê Đình Ty có một người vợ tuyệt vời, cùng với bạn bè, thi ca. Ông đ• vượt qua những ngày bi đát nhất của đời mình. Ông đ• nghiền ngẫm nỗi đau nhân thế và tình yêu cuộc đời bằng thi ca.
- Cách đây vài năm, Lê Đình Ty viết đơn xin vào Hội Nhà văn Việt Nam – Nhà thơ Ngô Minh kể với tôi trên đường ông dẫn tôi tới

 

Nhà

Nhà thơ Đỗ Hoàng

thăm vợ chồng nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lâm Thị Mỹ Dạ – Ty muốn tôi và Mỹ Dạ là hai người bạn học chí thân viết lời giới thiệu cho hắn vào hội.Tôi ký trước rồi mang đến nhà Mỹ Dạ. Nhưng lần ấy Mỹ Dạ đi đâu vắng mấy ngày. Nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường tuy nằm trên giường bệnh, nhưng đầu óc rất tỉnh táo. Ông hỏi tôi tìm Dạ có việc gì? Tôi nói sự việc và định gửi hồ sơ lại. Nhưng ông bảo : “ Đưa mình ký thay cho Dạ. Tưởng ai chứ Lê Đình Ty thì Hoàng Phủ Ngọc Tường phải ký giới thiệu hắn vào Hội Nhà văn Việt Nam. Chúng mình yêu không bằng hắn. Hắn mới đích thực là một thi sỹ…”
Do được báo trước, nên Lâm Thị Mỹ Dạ đ• chờ sẵn chúng tôi ngoài cổng. Căn hộ ba tầng khang trang, bồn hoa, cây cảnh, nhỏ thôi, nhưng nơi nào cũng có bàn tay sắp đặt của một người nghệ sỹ kiêm nội trợ. Thi nhân và nghệ sỹ thì đ• rõ , Mỹ Dạ cũn có ca khúc “ Trái đất thơ ngây”, “Gió thiên đường”, có tài trình diễn sắp đặt. Riêng tài nữ công gia chánh thì chị chẳng kém gì một phụ nữ Huế chính gốc. Chị ít khi được đi đâu xa, vì nhà thơ chỉ thích duy nhất một mình vợ chăm sóc. Mấy tháng nay, khi Mỹ Dạ bị thương do xe ô tô quệt, chị sợ không dám đi xe máy ra đường. Thế là đến lượt Ngô Minh vào cuộc. Khi nào cần đi chợ mua sắm, chị lại phôn cho Ngô Minh đến lai đi chợ. Bạn bè mi tau từ thuở phổ thông cấp ba Lệ Thuỷ ở Huế này giờ chỉ còn hai đứa, hưu rồi mới thấy không thể thiếu nhau được.
Tôi cùng họ, lại cùng tên với nhà thơ tài hoa xứ Huế ( nhưng khác chữ đệm, ông là Phủ Ngọc, còn tôi chỉ Minh thôi ), nên vừa gặp mặt, Hoàng Phủ Ngọc Tường đ• mừng như gặp anh em huyết thống, liên tục gọi Dạ, Dạ, giục pha nước, lấy bánh kẹo, bảo cháu giúp việc mặc quần dài hẳn hoi và đỡ ngồi trên xe lăn tiếp bạn. Đến Huế, ngẩn ngơ trước sông Hương và thành quách, đền đài, tôi càng thấy thiên bút ký “ Ai đ• đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ đáng liệt vào những áng văn tuyệt đỉnh, sẽ sống m•i cùng Hương Giang. Bỗng chợt nhớ một câu của Nguyễn Du : “ Tài tình chi lắm cho trời đất ghen ”. Chỉ có trời đất ghen với cặp vợ chồng đa tình đa tài này mới đem cái căn bệnh quái ác ám hại thi nhân.
Khi chủ nhà mang ra tập thơ mới nhất “Thơ tình Lâm Thị Mỹ Dạ” và ngồi nắn nót đề tặng, tôi mới có dịp nhìn kỹ một dáng đẹp trời phú vẫn còn nền n•, phô diễn ở độ tuổi m•n khai.
Tôi đón nhận tập thơ, và vô tình chạm ngay vào những năm tháng đầu đời non tơ, côi cút, trần ai của thi nhân : “ Em – đứa trẻ vắng cha/ Như mầm cây trên đá/ Biết khi nào nở hoa ?” Đó là những năm tháng không có tuổi thiếu nữ của Mỹ Dạ. Người cha họ Lâm của cô bé ở bên kia giới tuyến. Chỉ có hai mẹ con buôn bán qua ngày. Học giỏi, giải thưởng thơ toàn tỉnh Quảng Bình, vậy mà tốt nghiệp phổ thông xong, không được đi học lên, chỉ vì cái lý lịch bố ở chiến tuyến bên kia. May mà nhờ nhà thơ Hải Bằng, hoàng thân Vĩnh Tôn trong dòng Hoàng tộc nhà Nguyễn, đ• tự nguyện từ bỏ địa vị, giai cấp, lúc ấy đi bán sách quốc doanh, cảm thông với cô bé tài thơ thất cơ lỡ vận, đ• đề xuất với nhà thơ Xuân Hoàng, l•nh đạo văn nghệ tỉnh, lấy cô về làm tạp vụ ở Ty văn hoá Quảng Bình. Mầm cây trên đá bắt đầu nhú trồi…
Trước lúc đến đây, tôi đ• hỏi đùa Ngô Minh:
- Mỹ Dạ ngày xưa đẹp thế, mà sao mấy thằng con trai l•ng mạn trường cấp ba Lệ Thuỷ các ông lại để xổng mất nàng? Hay là biết trước thiên cơ, để dành cống nạp nàng cho ông quan văn nghệ giải phóng Hoàng Phủ Ngọc Tường?
Ngô Minh bảo:
- Thế tụi này mới ngu. Cứ nghĩ những kiều nữ như nàng là để dâng tặng các thầy, các quan… Vả lại ngày ấy, khổ hết chỗ nói, lại bom đạn liên miên, lý lịch đứa nào cũng đen xì, học xong chỉ mong vào được một trường trung cấp để sau này có cái cần câu cơm chứ đâu dám mơ tưởng yêu đương…Ông có biết, ngày tốt nghệp cấp ba Lệ Thuỷ rồi, bốn đứa tôi, đứa nào cũng giỏi giang nhất nhì lớp mà rơi vào cảnh tượng bi đát thế nào không? Tôi thì như ông đ• biết, cha bị xử bắn. Tôi chỉ ao ước được đi học một trường nào đó, được công thành danh toại để sau này, thay các anh làm một mâm cơm cúng linh hồn cha tôi, mời khắp dân làng đến để có lời thưa về nỗi oan của cha… Sau ngày đi chiến trường về, tôi và các anh tôi đ• làm được điều đó. Đọc tiểu thuyết của ông, tôi vô cùng biết ơn ông vì đ• nói hộ được lòng mình. Tôi khoe với các ông anh tôi về cuốn sách. Và sẽ mang sách ông tặng về Ngư Thuỷ cho các anh các cháu tôi đọc…Còn Đỗ Hoàng…
- Ông nhà thơ này thì tôi quá rõ lý lịch. Hồi tôi làm báo Du Lịch, Hoàng về đầu quân. Nhưng tôi không có số làm quan. Hai năm sau, tôi chán ngành du lịch, bỏ đi. Đỗ Hoàng phải dạt về chỗ tạp chí Diễn đàn Văn nghệ của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
- Tên thật Đỗ Hoàng là Đỗ Hữu Lời, một kỳ nhân của Lệ Thuỷ chúng tôi. Hắn học giỏi cả văn toán, nhưng bố xỏ nhầm giầy, đi lính, bị chết trận, m•i sau Đỗ Hoàng mới được đi học sư phạm cấp hai, ra trường dạy toán, lý. Hoàng có biệt tài kỳ lạ. Hắn thuộc nhiều thơ chữ Hán, nhất là thơ Đường. Bình thường, mới tiếp xúc, người ta hay thấy hắn bần thần, tội nghiệp. Nhưng khi đ• có chút men, nhất là khi ngà ngà say, kho tàng chữ Hán của hắn vụt bung ra, thao thao bất tuyệt. Hắn nhớ hàng trăm bài thơ Đường, từ Lý Bạch, đến Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Thôi Hiệu. Vừa đọc, vừa dịch, vừa bình…
- Đó là một thi ngông – Tôi phù họa – Vừa rồi Đỗ Hoàng khoe với tôi đ• dịch xong 6000 câu “ Đoạn Trường Tân Thanh” của Thanh Tâm Tài Nhân. Một cách xét lại Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du.Tôi bảo, chú đang muốn nổi tiếng kiểu đốt đền.
- Thằng nớ với Hải Kỳ cùng x• Mỹ Thuỷ, hoàn cảnh giống nhau, mà gần như trái ngược nhau về tính cách – Ngô Minh chuyển qua nói chuyện về nhà thơ Hải Kỳ, người bạn mà bao giờ về Đồng Hới, ông cũng bắt lai mình về tận quê biển Ngư Thuỷ…
Tên cúng cơm của Hải Kỳ là Trần Văn Hải, bố cũng đi lính thợ, sang Pháp, rồi về Sài Gòn. Học xong cấp ba, x• không cho đi đâu, thậm chí xung phong đi bộ đội cũng không được. May có một lớp sư phạm cấp tốc hai tháng, mẹ Hải Kỳ nhờ người xin cho con đi học ở Tuyên Hoá. Đó là năm 1968, Mỹ ném bom ác liệt. Một trận bom khủng khiếp đ• trút xuống nơi mẹ Kỳ đang làm thợ đóng gạch. Bà mất khi mới 38 tuổi. Để lại hai anh em Kỳ, thằng Hà, em trai, mới học lớp sáu. Ngày đó, thầy và các bạn đều thương Kỳ. Mọi người giấu Kỳ. Chỉ còn hơn tháng nữa là xong lớp học. Nếu biết tin mẹ chết, anh sẽ bỏ học. Và cơ hội ngàn vàng trở thành giáo viên của anh, nguồn sống duy nhất, nuôi anh, nuôi em trai của anh sẽ vĩnh viễn không còn. Kỳ trở về Đồng Hới khi cỏ trên mồ mẹ đ• xanh. Anh như hoá đá. Vết thương ấy, bao nhiêu năm sau vẫn không liền được. “Bây giờ tôi đ• là tôi / Mẹ thành nấm đất cuối đồi sim mua.” Bài thơ “Mẹ tôi” Hải Kỳ khóc mẹ, gần đây đ• được đưa vào một tuyển thơ về Mẹ do một nhà xuất bản uy tín ấn hành. Rất buồn là không hiểu sao người ta đ• cắt đi câu lục. Hải Kỳ lại đau thêm một lần nữa…
Tôi yêu tính cách khảng khái và cương trực, giọng thơ dân d• nối dòng Nguyễn Bính của Hải Kỳ từ hồi gặp ông ở trại viết Thanh Hoá hơn mười năm trước. Lần gặp ông ở Đồng Hới vừa rồi, Hải Kỳ mang theo một chai rượu Amakông và chở tôi trên chiếc Honda cũ, đi chơi lòng vòng khắp thành phố, thăm các văn nhân Hoàng Vũ Thuật, Lê Đình Ty, Nguyễn Bình An, Hoàng Quang Đông… Khi vòng qua tượng đài Mẹ Suốt, vượt qua cầu Nhật Lệ vào thăm khu Resort Mỹ Cảnh, tôi mới biết thêm rằng, Trần Văn Hà, em trai Hải Kỳ, là con rể của mẹ Suốt, người mẹ anh hùng, cùng mất vì bom Mỹ một năm với mẹ Hải Kỳ.
- Chuyện tôi đi hỏi vợ cho em trai, kỳ lắm ông ơi – Hải Kỳ nhớ lại – Mẹ mất rồi, mình phải quyền huynh thế phụ. Thế là mới 25 tuổi, dù chưa vợ, cũng khăn đóng áo dài mang trầu cau đi hỏi vợ cho em. Ngày ông sui gia, tức là chồng mẹ Suốt chết, tôi đang dạy học ở xa, người làng đạp xe đến mời về để viết điếu văn. Từ chối không được. Vì họ có tín nhiệm mình, mới giao công việc trọng đại. Tôi nghĩ ngợi dọc đường, lấy ý tứ từ Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc của cụ Nguyễn Đình Chiểu, với vần chủ đạo là ổ – khổ, viết xong bài điếu. Đọc lên, cả làng Bảo Ninh đều khóc…
- Chuyện các nhà thơ Lệ Thuỷ, đúng là đáng được đưa vào guinet – Tôi nói với Ngô Minh và Lâm Thị Mỹ Dạ – Để tôi chọn một cái tên nhé. Kỳ ngũ thi nhân Lệ Thuỷ, được chưa?
Nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng vui lây bởi câu chuyện ôn nghèo nhớ khổ của chúng tôi. Ông ngắm người vợ mỹ nhân thi sỹ bằng ánh nhìn trìu mến lạ lùng. Tôi biết, những gì thuộc về Lâm Thị Mỹ Dạ, về miền quê Lệ Thuỷ ,Quảng Bình, cũng m•i thuộc về ông.

Huế, 10.7.2009
H.M.T