Trang chủ » Truyện

Sợ gì mưa gió

Ngọc Bái
Thứ tư ngày 17 tháng 12 năm 2008 12:00 AM
TNc: Nhà thơ Ngọc Bái ở Yên Bái, nơi vừa trải qua cơn lũ tơi bời vừa gửi cho Trannhuong.com truyện ngắn này qua đường email. Mừng vì bạn vẫn bình yên vô sự và cuộc sống nơi ấy đã dần bình thường nên mới có đường truyền internet. Xin giới thiệu cùng các bạn. 

Câu chuyện này của một người đàn bà ở một tỉnh trung du thời chống Mĩ. Sau khi để lại bức thư lạ lùng cô ta đã đi đâu biệt tăm. Có người bảo trong đêm mưa bão bùng cô đã ra cầu Giang Hà nhảy xuống sông. Nhưng không thấy xác nổi lên ở đâu. Cũng có người bảo cô đã lên núi xa lánh đồng loại. Nhưng người nhà đi tìm không thấy. Ngay cả những người làm nghề sơn tràng, đã đốn phá bao nhiêu cây rừng cũng bảo không thấy tăm tích cô ở bất cứ khu rừng nào. Bức thư được tìm thấy dưới bát hương bàn thờ nhà cô.

Đực thô tháp lấm láp của đời em!

Nếu cuộc đời người ta cứ xuôn xẻ thì chẳng cần phải bận lòng với những chuyện đâu đâu làm gì. Nhưng đời người dài lắm. Đời càng dài càng lắm nỗi vân vi. Không nói điều này với anh, Trầm như thấy có lỗi vậy. Mà có lẽ cũng chỉ có anh mới thấu hiểu, chỉ có anh mới có thể san sẻ được những nỗi sâu kín trong lòng Trầm. Chứ còn biết nói với ai? Đành rằng bây giờ vật chất đối với Trầm không có gì phải băn khoăn. Nhưng càng đầy đủ bao nhiêu Trầm càng xót xa. Nhớ quay quắt cái ngày chúng mình thơ dại. Cơm độn sắn khoai. Làm lụng huỳnh huỵch. Không kể sớm trưa cày bừa cấy hái. Thế mà còn bao nhiêu thời gian dành để cho nhau. Có lần Đực dúi Trầm vào bụi tre. Gai cào thướm máu. Thế mà thành vợ chồng. Có lần chuẩn bị dọn cơm rồi. Mặt mũi còn đầy bụi tro bếp, Đực bảo kệ chưa ăn vội, làm cái đã. Đực kéo vào buồng. Cái giường gỗ xoan rung bần bật. Đực vâm váp. Đực hết mình. Đực hết mình yêu em. Ngày ấy nghèo mà sao khoẻ thế. Rồi chiến tranh. Đực có giấy gọi nhập ngũ, hành quân miết vào chiến trường. Có đêm nhớ Đực, Trầm cứ ghì riết tấm aó nâu từng thấm mùi mồ hôi của Đực  vào lòng. Nước mắt đầm lên gối.

Đực thô tháp lấm láp của đời em!

Người ta bảo rằng em xinh giòn. Xinh đậm đà chứ không phải xinh kiểu hời hợt do phấn son tỉa tót. Em cũng nghĩ rằng họ nói vậy là thực. Cứ thấy da thịt hồng mịn rừng rực. Liếc vào gương tự thấy mắt ướt long lanh, má lúc nào cũng ửng chín. Khổ thân em, cứ phải gắng làm việc thật lực để tiêu hao sức lực. Ban ngày đồng áng hợp tác. Ban đêm trực chiến dân quân. Vất vả vậy mà chẳng thấy ốm đau gì. Dạo ấy Mỹ đánh phá cả ban đêm. Lũ con gái thay phiên nhau lên đồi Cây Đa luyện tập bắn máy bay tầm thấp bằng súng 12,7. Thức đêm đến mọng mắt. Mệt quá thì ngủ gà ngủ gật. Đêm đen đồng loã với những trò ma xui quỷ khiến. Cái Mơ đắm đuối với anh chàng huyện đội huấn luyện bắn súng. Cái Mận thì phải bả ông xã đội. Họ đều có vợ, nhưng thèm gái trẻ. Họ vật nhau phờ phạc cả đêm. Còn em không ngoài tầm ngắm của chàng xã đoàn bảnh trai. Anh lạ gì tay ấy. Kiểu sát gái, có ông chú làm trên tỉnh. Bao nhiêu đợt nhập ngũ, Kiểu đều đứng ngoài danh sách tuyển quân. Kiểu theo em nhằng nhẵng. Trong lòng em khinh bởi trai thời loạn mà sợ chết. Biết em coi thường nhưng Kiểu bám em như đỉa. Cái Mơ cái Mận mải theo người tình. Còn em một mình ngồi ngáp bên cỗ súng. Kiểu đến lúc nào em không biết. Em bị vật ngay ra đám cỏ. Đôi tay Kiểu sành sỏi và thô bạo. Cực kỳ thô bạo. Em run bắn. Mê mẩn khắp người. Tim đập giần giật. Tưởng không cưỡng nổi. Nhưng đột nhiên em co cẳng đạp Kiểu một cái thật mạnh. Mạnh lắm. Đạp gần trúng chỗ hiểm. Vì danh dự, vì tự vệ hay vì gì em cũng không biết nữa. Kiểu kêu ối. Một lúc sau mới ngồi dậy được. Kiểu van em đừng làm lộ chuyện bởi sắp được cấp trên cho đi học lớp gì ấy để cất nhắc lên huyện. Em được yên thân để nghĩ đến anh. Để được tự hào cho đến lúc này còn gìn vàng giữ ngọc không hổ thẹn với anh. Thư anh về, em đọc nghiến ngấu trong nước mắt. Bức thư sau Mậu Thân 1968 anh bảo em thắng lợi tới nơi rồi, Mỹ nguỵ thua đau lắm, đơn vị anh mừng chiến thắng được mặt trận thưởng ba tạ gạo, không lo đói. Anh dặn em chờ đợi. Thì em vẫn chờ. Thắt ruột mà chờ. Nhưng có ngờ đâu, như lời cụ già xưa “ cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” lại không trừ anh. Giấy báo tử đến trước bức thư cuối cùng anh gửi cho em mấy tháng trời. Trần Đực đã hy sinh anh dũng tại mặt trận phía nam. Em khóc cạn nước mắt. Em khóc nhoè hết trang thư. Em khóc nhoè hết trang giấy báo tử. Ngoài hai mươi tuổi đầu em thành vợ liệt sĩ.

Đực thô tháp lấm láp của đời em!

Chính vì là vợ liệt sĩ mà em được ưu tiên điều lên huyện làm nhân viên huyện đoàn. Thời ấy quan trọng lắm. Cán bộ nhà nước được hưởng tem phiếu. Thoát cảnh chân lấm tay bùn vất vả. Ai cũng muốn chả cứ gì em. Một cô gái nhà quê vụng về bỗng thành cán bộ hàng huyện. Được tiếng là xinh giòn, em mừng ít lo nhiều. Bao con mắt đàn ông cứ hau háu chĩa vào da thịt em. Lại có người còn rình trộm em tắm. Nhà tắm che vài phên liếp sơ sài trăng dọi xuống mồn một. Em phải che thêm lá cọ. Công việc hằng ngày của em là đun mấy ấm nước cho cả cơ quan, nhận và phát công văn thư từ cho mọi người. Em làm việc dưới quyền chánh văn phòng huyện đoàn. Nhàn tênh. Thực ra  cũng chỉ là những việc sai vặt. Chánh văn phòng tít mắt vì em. Em biết chứ. Những cái va chạm cố tình. Những ánh nhìn cố ý. Như cố soi qua quần áo em. Những lúc ấy em tìm cách lảng hoặc vờ như không biết. Những câu nói ỡm ờ cau quá lứa mạ quá thì em như không nghe. Những cử chỉ gợi tình em vờ không thấy. Không biết không nghe không thấy, làm cho anh ta có vẻ mất cả kiên nhẫn. Cả cái ông kỹ thuật bên phòng nông lâm, chẳng có công việc gì liên quan tới huyện đoàn cũng lân la mượn cớ sang hút thuốc lào với chánh văn phòng, nhưng là để tán tỉnh em. Trưa hôm ấy thấy chánh văn phòng lẳng lặng đập tan chiếc điếu . Em cười thầm trong bụng. Nhưng còn một người mà nói ra Đực không ngạc nhiên. Kiểu sau thời gian đi học trở về được bổ nhiệm lãnh đạo huyện đoàn. Lúc ấy em mới biết vì sao em được điều lên làm nhân viên huyện đoàn dễ dàng thế. Kiểu vẫn không buông tha em. Dù rằng Kiểu vừa kết hôn với cháu chủ tịch huyện.

Đêm ở nơi sơ tán lạnh vắng vô cùng. Rừng cây âm u. Mấy lùm nứa khum che mái lán lọt thỏm trong tiếng côn trùng rấm rứt. Tiếng con chim đêm “chót bóp” nghe thật thảm. Ngày xưa có cậu thanh niên đêm thường rình gái để bóp vú. Bóp nhầm phải vú chị gái, xấu hổ quá, chết biến thành con chim “chót bóp” thật khuya mới dám than vãn. Em phải ở lại trực cơ quan. Thời chiến, không lơ là được. Trực lãnh đạo lại là Kiểu. Mưa rả rích cả đêm. Những lá mục nhay nháy ánh lân tinh như mắt ma. Em nghe như có tiếng beo gầm. Em sợ ma. Em sợ cả beo. Em trùm chăn kín đầu. Ngạt thở. Lúc ấy Kiểu lần đến. Ân cần như lãnh đạo chăm sóc nhân viên. Em cực kỳ bối rối. Kiểu bảo vẫn nhớ đời cú đạp ngày dân quân trực chiến. Nhưng vì em hấp dẫn quá làm Kiểu không đừng được. Hơn nữa Đực đã hy sinh rồi, chờ đợi vô vọng làm gì cho tội nghiệp, Kiểu nói vậy. Giữa chốn rừng xanh núi đỏ em biết lấy gì tự vệ? Trong lúc em vô cùng lúng túng, Kiểu đã ghì chặt lấy em. Từ đấy mỗi tháng cũng vài lần phiên trực của em trùng với Kiểu. Giống như người giữa đường gặp mưa, đã ướt đành kệ ướt luôn. Em và Kiểu không còn giữ gìn gì nữa. Dù em vẫn coi khinh Kiểu, lắm lúc muốn giết KIểu, nhưng thân gái làm gì được. Đực ơi, chắc anh buồn lắm. Nhưng nếu còn sống chắc là anh tha thứ cho Trầm chứ?. Vào hoàn cảnh của Trầm biết sử lý thế nào khỏi mắc tội hả anh?

Đời người mới tai ác làm sao. Chuyện dây dưa đàn ông đàn bà làm sao qua mắt được mọi người. Điều khủng khiếp ấy đã ập đến. Chánh văn phòng huyện đoàn nổi máu đố kỵ đã ngầm nói với cháu gái chủ tịch huyện. Sự đố kỵ và ghen tuông đã liên kết với nhau. Họ đã báo công an rình bắt quả tang Kiểu với em “quan hệ” với nhau trong đêm trực. Kiểu đang ghì chặt em thì một ánh đèn pin dọi vào mặt. Mấy anh công an đã xông vào trói nghiến em với Kiểu lại rồi lập biên bản. Lúc ấy vợ Kiểu mới xuất hiện. Chị ta xông tới định tát em thì chánh văn phòng huyện đoàn can. Chuyện trắng phớ rồi việc gì phải tốn sức. Anh ta cười đắc thắng. Kiểu bị kỷ luật cảnh cáo sơ sơ. Nghe nói ông chủ tịch huyện sợ kỷ luật quá tay Kiểu bỏ cháu gái mình thì khốn. Lại cũng nể ông chú Kiểu ở trên tỉnh nữa. Nhờ thế mà em cũng chỉ bị cảnh cáo rồi điều xuống bộ phận nhà bếp nấu cơm, làm tạp vụ.

 

Đực thô tháp lấm láp của đời em!

Người ta bảo rằng em xinh giòn. Xinh đậm đà chứ không phải xinh kiểu hời hợt do phấn son tỉa tót. Em cũng nghĩ rằng họ nói vậy là thực. Cứ thấy da thịt hồng mịn rừng rực. Liếc vào gương tự thấy mắt ướt long lanh, má lúc nào cũng ửng chín. Khổ thân em, cứ phải gắng làm việc thật lực để tiêu hao sức lực. Ban ngày đồng áng hợp tác. Ban đêm trực chiến dân quân. Vất vả vậy mà chẳng thấy ốm đau gì. Dạo ấy Mỹ đánh phá cả ban đêm. Lũ con gái thay phiên nhau lên đồi Cây Đa luyện tập bắn máy bay tầm thấp bằng súng 12,7. Thức đêm đến mọng mắt. Mệt quá thì ngủ gà ngủ gật. Đêm đen đồng loã với những trò ma xui quỷ khiến. Cái Mơ đắm đuối với anh chàng huyện đội huấn luyện bắn súng. Cái Mận thì phải bả ông xã đội. Họ đều có vợ, nhưng thèm gái trẻ. Họ vật nhau phờ phạc cả đêm. Còn em không ngoài tầm ngắm của chàng xã đoàn bảnh trai. Anh lạ gì tay ấy. Kiểu sát gái, có ông chú làm trên tỉnh. Bao nhiêu đợt nhập ngũ, Kiểu đều đứng ngoài danh sách tuyển quân. Kiểu theo em nhằng nhẵng. Trong lòng em khinh bởi trai thời loạn mà sợ chết. Biết em coi thường nhưng Kiểu bám em như đỉa. Cái Mơ cái Mận mải theo người tình. Còn em một mình ngồi ngáp bên cỗ súng. Kiểu đến lúc nào em không biết. Em bị vật ngay ra đám cỏ. Đôi tay Kiểu sành sỏi và thô bạo. Cực kỳ thô bạo. Em run bắn. Mê mẩn khắp người. Tim đập giần giật. Tưởng không cưỡng nổi. Nhưng đột nhiên em co cẳng đạp Kiểu một cái thật mạnh. Mạnh lắm. Đạp gần trúng chỗ hiểm. Vì danh dự, vì tự vệ hay vì gì em cũng không biết nữa. Kiểu kêu ối. Một lúc sau mới ngồi dậy được. Kiểu van em đừng làm lộ chuyện bởi sắp được cấp trên cho đi học lớp gì ấy để cất nhắc lên huyện. Em được yên thân để nghĩ đến anh. Để được tự hào cho đến lúc này còn gìn vàng giữ ngọc không hổ thẹn với anh. Thư anh về, em đọc nghiến ngấu trong nước mắt. Bức thư sau Mậu Thân 1968 anh bảo em thắng lợi tới nơi rồi, Mỹ nguỵ thua đau lắm, đơn vị anh mừng chiến thắng được mặt trận thưởng ba tạ gạo, không lo đói. Anh dặn em chờ đợi. Thì em vẫn chờ. Thắt ruột mà chờ. Nhưng có ngờ đâu, như lời cụ già xưa “ cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” lại không trừ anh. Giấy báo tử đến trước bức thư cuối cùng anh gửi cho em mấy tháng trời. Trần Đực đã hy sinh anh dũng tại mặt trận phía nam. Em khóc cạn nước mắt. Em khóc nhoè hết trang thư. Em khóc nhoè hết trang giấy báo tử. Ngoài hai mươi tuổi đầu em thành vợ liệt sĩ.

Đực thô tháp lấm láp của đời em!

Chính vì là vợ liệt sĩ mà em được ưu tiên điều lên huyện làm nhân viên huyện đoàn. Thời ấy quan trọng lắm. Cán bộ nhà nước được hưởng tem phiếu. Thoát cảnh chân lấm tay bùn vất vả. Ai cũng muốn chả cứ gì em. Một cô gái nhà quê vụng về bỗng thành cán bộ hàng huyện. Được tiếng là xinh giòn, em mừng ít lo nhiều. Bao con mắt đàn ông cứ hau háu chĩa vào da thịt em. Lại có người còn rình trộm em tắm. Nhà tắm che vài phên liếp sơ sài trăng dọi xuống mồn một. Em phải che thêm lá cọ. Công việc hằng ngày của em là đun mấy ấm nước cho cả cơ quan, nhận và phát công văn thư từ cho mọi người. Em làm việc dưới quyền chánh văn phòng huyện đoàn. Nhàn tênh. Thực ra  cũng chỉ là những việc sai vặt. Chánh văn phòng tít mắt vì em. Em biết chứ. Những cái va chạm cố tình. Những ánh nhìn cố ý. Như cố soi qua quần áo em. Những lúc ấy em tìm cách lảng hoặc vờ như không biết. Những câu nói ỡm ờ cau quá lứa mạ quá thì em như không nghe. Những cử chỉ gợi tình em vờ không thấy. Không biết không nghe không thấy, làm cho anh ta có vẻ mất cả kiên nhẫn. Cả cái ông kỹ thuật bên phòng nông lâm, chẳng có công việc gì liên quan tới huyện đoàn cũng lân la mượn cớ sang hút thuốc lào với chánh văn phòng, nhưng là để tán tỉnh em. Trưa hôm ấy thấy chánh văn phòng lẳng lặng đập tan chiếc điếu . Em cười thầm trong bụng. Nhưng còn một người mà nói ra Đực không ngạc nhiên. Kiểu sau thời gian đi học trở về được bổ nhiệm lãnh đạo huyện đoàn. Lúc ấy em mới biết vì sao em được điều lên làm nhân viên huyện đoàn dễ dàng thế. Kiểu vẫn không buông tha em. Dù rằng Kiểu vừa kết hôn với cháu chủ tịch huyện.

Đêm ở nơi sơ tán lạnh vắng vô cùng. Rừng cây âm u. Mấy lùm nứa khum che mái lán lọt thỏm trong tiếng côn trùng rấm rứt. Tiếng con chim đêm “chót bóp” nghe thật thảm. Ngày xưa có cậu thanh niên đêm thường rình gái để bóp vú. Bóp nhầm phải vú chị gái, xấu hổ quá, chết biến thành con chim “chót bóp” thật khuya mới dám than vãn. Em phải ở lại trực cơ quan. Thời chiến, không lơ là được. Trực lãnh đạo lại là Kiểu. Mưa rả rích cả đêm. Những lá mục nhay nháy ánh lân tinh như mắt ma. Em nghe như có tiếng beo gầm. Em sợ ma. Em sợ cả beo. Em trùm chăn kín đầu. Ngạt thở. Lúc ấy Kiểu lần đến. Ân cần như lãnh đạo chăm sóc nhân viên. Em cực kỳ bối rối. Kiểu bảo vẫn nhớ đời cú đạp ngày dân quân trực chiến. Nhưng vì em hấp dẫn quá làm Kiểu không đừng được. Hơn nữa Đực đã hy sinh rồi, chờ đợi vô vọng làm gì cho tội nghiệp, Kiểu nói vậy. Giữa chốn rừng xanh núi đỏ em biết lấy gì tự vệ? Trong lúc em vô cùng lúng túng, Kiểu đã ghì chặt lấy em. Từ đấy mỗi tháng cũng vài lần phiên trực của em trùng với Kiểu. Giống như người giữa đường gặp mưa, đã ướt đành kệ ướt luôn. Em và Kiểu không còn giữ gìn gì nữa. Dù em vẫn coi khinh Kiểu, lắm lúc muốn giết KIểu, nhưng thân gái làm gì được. Đực ơi, chắc anh buồn lắm. Nhưng nếu còn sống chắc là anh tha thứ cho Trầm chứ?. Vào hoàn cảnh của Trầm biết sử lý thế nào khỏi mắc tội hả anh?

Đời người mới tai ác làm sao. Chuyện dây dưa đàn ông đàn bà làm sao qua mắt được mọi người. Điều khủng khiếp ấy đã ập đến. Chánh văn phòng huyện đoàn nổi máu đố kỵ đã ngầm nói với cháu gái chủ tịch huyện. Sự đố kỵ và ghen tuông đã liên kết với nhau. Họ đã báo công an rình bắt quả tang Kiểu với em “quan hệ” với nhau trong đêm trực. Kiểu đang ghì chặt em thì một ánh đèn pin dọi vào mặt. Mấy anh công an đã xông vào trói nghiến em với Kiểu lại rồi lập biên bản. Lúc ấy vợ Kiểu mới xuất hiện. Chị ta xông tới định tát em thì chánh văn phòng huyện đoàn can. Chuyện trắng phớ rồi việc gì phải tốn sức. Anh ta cười đắc thắng. Kiểu bị kỷ luật cảnh cáo sơ sơ. Nghe nói ông chủ tịch huyện sợ kỷ luật quá tay Kiểu bỏ cháu gái mình thì khốn. Lại cũng nể ông chú Kiểu ở trên tỉnh nữa. Nhờ thế mà em cũng chỉ bị cảnh cáo rồi điều xuống bộ phận nhà bếp nấu cơm, làm tạp vụ.

Đực thô tháp lấm láp của đời em!

Con người ta có những bước ngoặt rất lạ. Em cũng không thể tin được bước ngoặt ấy lại rơi vào chính em. Hôm đó hội nghị mừng công của huyện, em được điều lên bộ phận tiếp tân. Pha trà rót nước mời các đại biểu. Quần áo phải tinh tươm gọn gàng. Em mặc quần phíp, áo phin nõn. Đối với em thế là diện rồi. Không ngờ em lọt vào tầm ngắm của ông cán bộ đến dự hội nghị. Ông ấy nói là Tổng biên tập tờ báo “Hương sở”. Ông ấy rủ em về làm việc ở báo. Em bảo em có biết viết lách gì đâu. Ông ấy bảo không biết viết thì về làm hành chính. Quen rồi học sẽ làm được tất. Cái gì chẳng phải học. Thế là chỉ có tháng sau em nhận quyết định về toà soạn báo “Hương sở”. Công việc làm hành chính của em không lâu. Em được Tổng biên tập kèm cặp viết tin. Rồi viết bài dài dài. Tất nhiên là Tổng biên tập nhuận sắc bài viết. Em lấy bút danh Thanh Trầm. Tên em xuất hiện đều đều trên mặt báo. Đực ơi, nếu anh sống lại thì hẳn ngạc nhiên lắm phải không? Nhưng trên đời này có điều gì không xảy ra? Kiểu sau cái đận cảnh cáo có long đong một chút rồi vẫn được huyện cử đi nghiên cứu sinh, sắp làm ông phó tiến sĩ rồi kia kìa. Hôm Kiểu xuất hiện tại cơ quan em có vẻ hãnh diện lắm. Cả xã mình nay mới có người đỗ đạt cao! Toàn bằng con đường bổ túc. Ai cũng khen Kiểu là người có trí. Nghe nói làm xong cái luận án về kinh tế nông thôn mới, sẽ lên công tác ở tỉnh. Em thấy Kiểu và Tổng biên tập rì rầm nói chuyện với nhau rất lâu rồi cười có vẻ tâm đắc. Thỉnh thoảng lại liếc nhìn em. Còn em vừa có nghề vừa có danh. Thủ trưởng cấp cho em máy ảnh. Thời ấy máy ảnh nhiệm màu lắm. Hội nghị nào lãnh đạo chẳng muốn có hình mình trên mặt báo. Em được khắp các địa phương mời, lãnh đạo các nông lâm trường mời. Em cao giá lắm. Có ông giám đốc lâm trường mua cả xe đạp loại tốt cho em dùng. Thời khó khăn xe đạp là nửa tài sản đấy. Đến lâm trường, phòng Giám đốc coi như phòng em. Muốn đi về ăn ở thế nào tuỳ ý. Đực ơi, anh làm sao hiểu cái cảm giác được thiên hạ săn đón cưng chiều. Mà em cũng quá quắt lắm cơ. Cái tính này đốc chứng từ khi đi làm nhà nước. Tội gì mà không quá quắt khi người ta tự biến thành con lừa phụng sự em. Có lần trời mưa, em cố tình bắt ông giám đốc lâm trường cõng em qua suối trước bao con mắt ngạc nhiên của thuộc hạ ông ấy. Khổ vì nhan sắc lại cũng khổ vì đam mê nhan sắc. Em và giám đốc lâm trường đã tiến xa chuyện kết nghĩa. Tiếng đồn em và ông giám đốc lâm trường được chắp cánh bay khắp nơi. Làm sao tránh được đồn đại cơ chứ. Rồi bỗng một hôm, em được vợ giám đốc lâm trường mời cơm. Bà vẫn bênh em chằm chặp. Ai nói sao bà cũng gạt đi. Bà bảo chồng bà và cô Trầm là chỗ anh em kết nghĩa không có chuyện ấy. Ai nói giám đốc lâm trường với em lằng nhằng là đặt điều. Là vu khống. Ai cố tình nói chuyện giám đốc lâm trường quan hệ bất chính với cô nhà báo, bà sẽ bảo chồng bà đuổi việc. Họ sợ bị đuổi việc nên chả còn ai dám ho he. Bữa cơm chỉ có ba người ăn. Vui vẻ cười nói suốt bữa. Ăn xong dọn dẹp đâu đấy, vào bàn uống nước chị chị em em đàng hoàng. Bỗng bà ta đứng dậy đóng kín cửa, quay ngoắt lại đến trước mặt em, giang thẳng cánh tay tát em nổ đom đóm mắt, giọng rít qua kẽ răng: đồ đĩ, tao bảo vệ chồng tao thôi, chứ mày là cái thá gì, từ nay cấm con đĩ. Rồi bà ta lại ra ngoài cười nói như không. Chuyện ấy chỉ có ba người biết. Thời gian sau, Giám đốc lâm trường đã không bị lỡ thời cơ chuyển công tác lên Bộ, tận Hà Nội.

Lại chuyện nữa với em không kém đa đoan . Cơ quan vừa có cậu nhà báo trẻ tên là Phàm được chuyển từ quân đội sang, khoẻ mạnh, đẹp mã, xông xáo. Cậu ta kiếm cớ đi công tác cơ sở cùng em. Sau một ngày đi săn tìm tài liệu viết bài, về nghỉ ở nhà khách huyện. Nhà khách vắng. Chỉ còn hai chị em. Cậu ta lân la sang phòng em nói chuyện. Cậu ta bảo chị đáng yêu thật đấy. Em bảo cậu đừng nói bậy. Bậy là bậy thế nào. Cậu ta vừa nói vừa ôm xoắn lấy em. Đã khuya, cậu ta hùng hục như trâu. Cậu nói hổn hển, bõ những ngày thèm khát thời lính. Em cũng thương hại cậu ta. Đực ơi, anh biết không, ở huyện người ta hay để ý lắm, chuyện trai gái ở những nơi chỉ biết phục tùng lề luật dăm dắp là không có được. Ông bảo vệ cơ quan đã xuất hiện đúng lúc cao trào. Em và cậu nhà báo trẻ bị đuổi đi ngay trong đêm và có giấy báo về cơ quan xử lý.

Đực thô tháp lấm láp của đời em!

Em nói chuyện này sau cùng. Em chịu ơn Tổng biên tập đã giúp em có nghề lại còn có danh. Em đã đền đáp đúng theo nghĩa đen của sự đền đáp. Thì cũng vẫn sử dụng vốn ông cha để lại. Trong những lần chỉ có em với Tổng biên tập, ông ấy nhắc đi nhắc lại: em đẹp mê hồn, anh đã phát hiện điều đó ngay từ buổi gặp đầu tiên, không có em đời anh chán ngắt. Trời cho anh mà! Nhanh nào, anh điên lên đây này! Em luôn là nỗi thèm khát của anh. Quan hệ của em với Tổng biên tập luôn được giữ kín. Ông ấy không bao giờ đi công tác lại kéo em cùng đi. Ngoài mặt tảng lờ nhưng bên trong nồng cháy. Sành điệu và tế nhị từ mỗi cử chỉ. Ông ấy luôn nhắc nhở mọi người trong cơ quan phải giữ quan hệ trong sáng lâu bền. Mọi người rất nể ông ấy. Phải, rất nể bởi ông lúc nào cũng tỏ vẻ đàng hoàng. Với em ông ấy vừa cuồng nhiệt vừa hết sức âu yếm nhẹ nhàng. Ông ấy không hứa hẹn điều gì. Chỉ bảo em không cần có con. Ông ấy nhắc em phải giữ cho cả hai người. Lộ ra là mất sổ gạo chứ không bỡn. Chỉ một cái nháy mắt, biết ý là đến chỗ hẹn. Ông ta hào hoa lịch lãm với em. Chỉ có điều phải giấu vợ con. Họ biết chuyện sao tránh khỏi phiền hà.

Thế mà bây giờ ông ấy phải xử lý em và tay nhà báo trẻ. Buộc phải xử lý bởi nếu nhu nhược thì còn gì là phép nước nữa. Toà soạn đông đủ. Rất ít cuộc họp có đông đủ mặt nhà báo như lần này. Hẳn có người cười thầm trong bụng xem con Trầm ăn nói ra sao. Người không ưa em thì có dịp thì rỉ tai nhau cho đáng đời con phù thuỷ. Ai bảo nó hút hồn bọn đàn ông. Phải e hèm đến mấy lần Tổng biên tập mới cất được giọng. Liếc thấy ông ấy tội nghiệp quá. Mặt đỏ gay. Khó nhọc mãi ông mới phát âm nổi: hôm nay cơ quan họp kiểm điểm hai đồng chí “quan hệ bất chính”. Đồng chí Trầm và đồng chí Phàm trong đợt công tác vừa rồi đã có hành vi “quan hệ” tại lâm trường. Mời hai người đọc bản kiểm điểm. Em đã đứng phắt dậy. Nói gọn lỏn: Không cần phải kiểm điểm đồng chí Phàm. Hãy kiểm điểm tôi và đồng chí Tổng biên tập. Vì tôi và đồng chí “quan hệ” rất nhiều lần. Tôi nói sự thật đấy! Ngay ở đây còn mấy người khác tôi chưa nói.Tất cả ngơ ngác. Người há hốc mồm. Người trố mắt. Người cười hô hố. Lặng đi một lát. Tổng biên tập tuyên bố giải tán cuộc họp.

Đực thô tháp lấm láp của đời em!

Tại sao trời hành em nhiều vậy? Đàn ông quây lấy em khen em hấp dẫn rồi tìm cách chiếm đoạt em, chứ em có làm gì mà bảo hút hồn họ. Chả lẽ nhan sắc là có tội? Vì sao lại bất công vậy? Sao mình em bị qui tội? Lắm lúc em nghĩ nếu Đực còn sống thì đời em sẽ ra sao? Đực ơi! Em buồn quá. Như vậy có phải là tội? Em phân vân không biết chọn cách nào. Xuống tóc đi tu hay là đi đâu thật xa. Đi tu liệu có được giải thoát? Làm sao hết kiếp? Đi xa là đi đâu? Trời mưa dữ quá. Mưa tràn qua đường. Mưa thành dòng thành lũ. Đực ơi em đi, viết xong thư này cho anh là em đi. Sợ gì mưa gió.