Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

SỰ THẬT VỀ LỊCH SỬ , TRIẾT HỌC, VĂN HOÁ VÀ VĂN MINH TÂM LINH NƯỚC VIỆT NAM VỚI TƯ DUY MINH TRIẾT VÀ TẦM NHÌN XANH

Nguyễn Trường Xuân Tiến
Thứ hai ngày 1 tháng 9 năm 2014 9:45 AM


Lời nói đầu:

Lịch sử là một giá trị văn hoá, văn minh tâm linh là  linh hồn của một dân tộc. Triết học giải thích nguồn gốc và sự phát triển  của vũ trụ, con  người, muôn loài và dậy con người biết sống có đạo đức, có tư duy minh triết,  với tầm nhìn xanh. Tư duy minh triết là làm gì cũng phải tìm về cội nguồn. Tìm được nguyên nhân , trả lời được các câu hỏi vì sao dân tộc Việt nam có 18 000 năm lịch  sử? Người Việt nam đã làm gì để dựng nước và chiến thắng trong hơn ba mươi cuộc  chiến tranh giữ nước?  Người Việt nam đã sống với các Đạo và Triết học của dân tộc như thế nào? Những ai đã làm nên lịch sử, đã tạo nên các giá trị triết học, văn hoá vô hình hay hữu hình ? Và Tổ Tiên đã tạo nên các giá trị lịch sử, triết học, văn hoá và văn minh  vào lúc nào? Tầm nhìn xanh là tầm nhìn của Văn Minh Tâm Linh. Vượt qua các giới hạn của không gian và thời gian. Vượt qua các giới hạn lạc hậu. Tháo bỏ các vòng kim cô,  các bát quái và các bùa yểm trấn ác độc , để dũng cảm tiếp cận và giác ngộ chân lý, sự thật về lịch sử, triết học, văn hoá và văn minh tâm linh của người Việt.  Cây có gốc, Con người có Tổ Tiên. Bài viết này  là thể hiện tình yêu nước, tự hào dân tộc, lòng biết ơn Tổ Tiên, Cha Mẹ vào tháng tám âm lịch, vì " Tháng tám  giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ" . Xin được dâng một nén tâm hưong cho Tổ Tiên, Mẫu, Phật, Ngọc Hoàng, Thánh Thần, Anh Hùng Nghĩa sĩ nước Nam và người Cha vô vàn kính yêu , Nguyễn Xuân Thảo, đã về Tây Phương Cực Lạc, vào ngày 16/8, Quý Tỵ, 2013.
Nguồn gốc, cội nguồn, sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt nam đã được nhiều học giả dầy công  nghiên cứu và trở thành các giáo trình của nhiều thế hệ. Nhưng vẫn có rất nhiều khoảng trống, sai, không minh triết và không có tầm nhìn xanh. Vì vậy , thiếu sự thuyết phục, làm giảm lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Hầu hết các học giả đều đã nghi ngờ về tộc Hồng Bàng, thời 18 Vua Hùng và nhà nước Văn Lang. Nhiều người cho rằng nguồn gốc của dân tộc Việt nam là từ phương Bắc, từ Mông cổ đi xuống. Có những người cho rằng dân tộc Việt nam là một phần của Trung quốc. Việt nam không có triết học, không có văn hoá, không có văn minh riêng, tất cả là  chịu ảnh hưởng của Trung quốc, Tàu hay Ấn Độ. Hai trăm năm qua lại chịu các ảnh hưởng của Pháp, Nga, Anh, Đức, Mỹ, Trung quốc ...với các tư tưởng và triết học của phương Tây và phương Bắc. Đặc biệt là chịu ảnh hưởng của Chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa tư bản và Thiên chúa giáo. Vì không dựa vào tư duy minh triết Việt, triết học Việt , đạo đức Việt, văn hoá và văn minh tâm linh Việt , lại không có tầm nhìn xanh Việt, nên sự thật về  lịch sử và văn hoá Việt nam vẫn không được thừa nhận. Đặc biệt là thời kỳ tiền sử. Những kết quả nghiên cứu về nguồn gốc và lịch sử của người Việt với nền văn hoá  Hoà Bình, văn minh lúa nước , đồ đá, đồ đồng, chữ Việt cổ, kinh dịch, phong thuỷ , Đạo Phật, Đạo Nho, Đạo Lão .... của nhiều tác giả trong và ngoài nước từ 80 năm nay  đã cho phép  khẳng định :
1. Tổ Tiên người Việt có mặt ở  các vùng đồi núi ,  đồng bằng sông Hồng, sông Mã , sông Lam từ 60 ngàn năm nay. Đây là vùng đất có thiên thời, địa lợi và nhân hoà để phát triển nông nghiệp, cây trồng, chăn nuôi....Nơi tiếp nhận các Thiên Khí, Địa Khí, Nhân Khí để tạo nên Đạo Phật, Đạo Nho, Đạo Lão và các giá trị vật chất của nền văn hoá Hoà Bình và Văn Minh Nông Nghiệp.
2. Tổ Tiên người Việt là tác giả của nền văn hoá Hoà Bình , văn minh nông nghiệp , thuần phục gia súc, đồ đá, đồ đồng , chữ Việt cổ từ 16 ngàn năm đến 5000 năm trước công nguyên.
3. Vùng đất Sơn Tây, Hà Đông, xứ Đoài...là Kinh đô của các nhà nước Việt nam từ 6000 ngàn năm trước công nguyên.
4. Đạo Phật, Đạo Nho, Đạo Lão là của người Việt. Tác giả là Vua Phục Hy, Vua Thần Nông, Lão Tử , các Mẫu, các Đế ( Vua) và 108 Vua Hùng. Đạo Phật và Đạo Nho ra đời từ 6000 năm trước công nguyên. Đạo Lão ra đời từ 500 năm trước công nguyên. Đây là Triết học, văn hoá, văn minh , giá trị tinh thần , chỉ có thể ra đời với nền văn hoá Hoà Bình, văn minh nông nghiệp, với cơ sở là Đạo Trung, Đạo Hiếu , Đạo Mẫu . Mang đậm tình nhân ái, nhân nghĩa Việt nam.
5. Các giá trị văn hoá, văn minh của Việt nam đã xuất phát từ nước Nam đi châu Á, châu Phi, châu Mỹ , châu Úc. Lý do là do nước Biển dâng, người Việt phải di cư  lên phía Bắc, xuống phái Nam, qua Tây và Đông
6. Người Việt di cư lên phía Bắc, phía Nam sông Dương Tử và lưu vực sông Dương tử ,  hình thành Bách Việt, 100 dân tộc Việt từ khoảng 7000 năm trước công nguyên.
7. Nhà nước Việt nam đầu tiên tên là Cực Lạc, Vua ( Đế) đầu tiên là Phục Hy. Kinh đô đóng ở vùng Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sơn Tây và Hà Đông. Nhà nước Cực Lạc ra đời khoảng 6000 năm trước công nguyên, cách thời đại hôm nay là hơn 8000 năm
8. Hương Vân Cái Bồ Tát Đỗ Quý Thị là vợ của Đế Minh ( Nguyễn Minh Khiết ) , Mẹ của Ngọc Hoàng Thượng  đế Kinh Dương Vương ( Lộc Tục ) , Bà của Lạc Long Quân, Cụ của Vua Hùng thứ nhất, sống cách thời đại chúng ta khoảng 5500 năm, khoảng 3500 năm trước công nguyên. Tên nước là Xích Quỷ và Văn Lang
9. Chúng ta có 108 Vua Hùng. Vùng Phong Châu cổ , kinh đô của nhà nước Văn Lang và các Vua Hùng là Hà Đông, Thanh Xuân, Thanh Oai, Ứng  Hoà, Chương Mỹ, Sơn Tây, Quốc Oai, Thạch Thất, kế tục và mở rộng thủ đô của nhà nước Cực Lac.
10. Kế tục sự nghiệp của các Vua Hùng là Đức Thánh Tản Viên Nguyễn Tuấn, An Dương Vương,  Lê Thục Phán ( hai con rể của Vua Hùng) và hậu duệ của Vua Hùng là Nguyễn Thận, Triệu Đà, Triệu Vũ Đế với nhà nước Nam Việt. Năm 111 trước công nguyên , nhà Hán xâm lăng Việt nam.
Các kết quả nghiên cứu trên đã được nhóm tác giả : Đỗ Tòng, Lê Túc, Nguyễn văn Tằng, Tạ Việt Dũng, Đỗ văn Bình, Nguyễn Mạnh Can, Võ Hoà Bình, Hoàng Kim Trung và những người khác nghiên cứu trong hơn 20 năm qua. Đã được công bố rỗng rãi từ năm 2008. Phương pháp nghiên cứu là khai thác Cổ Lôi Ngọc Phả, Ngọc Phả Vua Hùng, khảo cổ, thử các bon 14, phân tích và lựa chọn  các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, dùng   cảm xạ học và giao lưu Tâm Linh..
Trên cơ sở các nghiên cứu về sử học của các tác giả trên và các nguồn tư liệu khác, bằng tư duy minh triết và tầm nhìn xanh, tác giả trình bầy về sự thật lịch sử nước nhà với câc giá trị triết học, văn hoá và văn minh tâm linh vĩnh hằng.

1. Các kết quả nghiên cứu về nguồn gốc người Việt cổ và gốc tích nước nhà Việt nam

1.1  Theo "Ngọc Phả Hùng Vương", , " Cổ Lôi Ngọc Phả " , " Bách Việt Ngọc Phả  Truyền Thư " và các tài liệu  cổ.
Các tác giả Đỗ Tòng, Lê Túc, Nguyễn Vân Tằng, Tạ Việt Dũng, Nguyễn Mạnh Can, Đỗ Văn Bình, Hoàng Kim Trung , Võ Hoà Bình  và những người khác đã khai thác và nghiên cứu " :
- Ngọc Phả Hùng Vương,
- Cổ Lôi Ngọc Phả Truyền Thư
- Nguyễn Tộc từ đường Ngọc Phả cổ lục chính bản,
- Bách Việt nguyên trưởng chú giải.
Các tài liệu trên được lưu giữ trong " Nguyễn Tộc từ đường" , trưởng tộc chính là Cụ Nguyễn Vân Tằng ( đã mất năm 2013) , nay là anh Nguyễn Vân Liên. Nguyễn Tộc từ đường ở thôn Vân Nội , xã Phú Lương, nay là Phường Phú Lương, quận Hà Đông. Trước cổng làng là một dẫy đầm , dấu tích của một nhánh dòng sông Hát cổ. Trên cao cổng làng có hai câu đối :
" Mạnh Tộc Hồng Bàng dã
Trùng trung nhân vọng nguyệt".
Tại làng Vân nội, gần với Nguyễn Tộc từ đường là Mộ của Kinh Dương Vương. Trong Nguyễn Tộc từ đường có thờ Tổ Tiên Bách Việt . Có chùa  Sùng Nghiêm thờ Mẫu Thượng Ngàn và Tam Toà Đức Ông. Có Chùa Thượng Mạo , nơi đặt Mộ của Mẫu Âu Cơ.  Đình làng thờ Đống xã Đại Vương. Cạnh Đình làng là một cây Bồ Đề Đại Cổ Thụ.  Có Đền thờ bà Man Nương, mẹ chồng Bà Trưng Trắc.
Cánh đồng làng Vân Nội có xứ đồng " Mả Đế " và Xứ Đồng " Xích Hậu"
Căn cứ vào các tài liệu được khai thác từ Từ Đường Nguyễn Tộc, có tham khảo các bộ Ngọ Phả Vua Hùng khác , Tạ Việt Dũng và nnk đã xếp thứ tự của nguồn gốc Tổ Tiên Dân tộc Việt, bao gồm Liệt Tổ- Liệt Tông / Tổ Mẫu,  những người ưu tú nhất xây dựng nên Việt Thường và Bách Việt

1. Người Việt là chủ nhân của nền văn hoá Hoà Bình và Văn minh Nông Nghiệp . Xuất hiện ở miền Bắc và miền Trung Việt nam, có niên đại khoảng từ 16000 năm trước công nguyên đến khoảng 6000 năm trước công nguyên. Từ nền văn hoá Hoà Bình , Văn minh Nông nghiệp đã hình thành người Việt thường.

2. Liệt Tổ : Tên là Đế Hoà, tên huý Phục Hy
Pháp danh để thờ : A Di Đà, Đế Thiên , Hư Không Giáo chủ.
Kinh để tụng : Kinh A Di Đà
Tổ Mẫu , Pháp danh đề thờ : Địa Mẫu, Phật Mẫu, Tây Vương Mẫu, Vô Thượng Hư Không Địa Mẫu
Kinh để tụng : Địa Mẫu Chân Kinh.
Kinh đô và tên nước : Cực Lạc
Thạch Thất : Nhà Đá, Hang Đá
Trong Bách Việt Ngọc Phả truyền thư viết vào khoảng năm 1000 sau công nguyên có ghi về Đế Hoà ( Đế Thiên, Phục Hy, A Di Đà ) như sau :
" Di Đà sinh tại Lôi Bàng, Sơn Tây, tên nước là Cực Lạc, Phật hiệu Di Đà, tu luyện trên núi Tản Viên đắc đạo, có phép cứu đời, độ thế , chứa chất trong thân.Mộ buổi sáng bình minh. Di Đà từ núi Tảm Viên đi xuống, theo dọc sông Đà , đến Tây Phương Cực Lạc, giáo hoá dân Nam Việt, danh thơm còn để lại muôn đời."
" Thuở khai thiên lập địa, Tổ Tiên chúng ta sinh cơ lập nghiệp ở Tây Vực, thuỷ chùng đã 7000 năm rồi ( 6000 năm trước công nguyên) . Núi có nhà hang đá Thạch Thất, rừng có vô vàn cây cối phồn tạp, đủ hoa thơm cỏ lạ, tốt tươi , đẹp đẽ. Đất rộng bao la, nhà cửa thôn xá đâu đấy. Ruộng đất mầu mỡ, dân cư xum họp thịnh vượng, nhân vật luôn luôn không thiếu. Muôn đời tôn xưng người đứng đầu ( Vua Cả) . Phục Hy, tên nước Cực Lạc, đóng đô ở đó, từ đấy về sau lấy cầy cấy ( lấy gạo), đào giếng ( lấy nước) nên gọi là Phục Hy."
Như vậy Vua Phục Hy đầu tiên là Đế Hoà. Phục Hy là một tên hiệu chỉ các Vua Cả đứng đầu giúp hoàn thiện và phát triển nông nghiệp , trồng lúa lấy gạo và khai thác nước ngầm , đào giếng, lấy nước từ giếng và các long mạch.
3. Liệt Tổ : Đế Viêm, là con cháu Đế Hoà, Phục Hy
Vợ : Diệu Trưng Nương
Pháp danh để thờ :,Lão Long Cát, Thầy dậy Thần Nông
Kinh Đô và tên nước : Sài Sơn, Viêm Bang
4. Liệt Tổ : Đế Thần : tên huý :  Thần Nông, con Đế Viêm
Kinh đô: Trầm Sơn, núi có Chùa Trầm ngày nay.
Thông tin từ Bách Việt Ngọ Phả truyền thư ghi "
" Đế Thần Nông, Đế Thần là con Đế Viêm, khi con trẻ tự xưng là Thần Nông. Đế Thần cai quản từ Trường Giang về phía Nam. Thần Nông được thừa hưởng sự nghiệp của Tổ Tiên lên ngôi vua sáng, thi hành chính nhân sáng suốt. Dân chúng một lòng kính yêu
Từ phía Tây trở xuống , lấy ngọn Phương lãnh Trầm đỉnh làm chính và ngọn Linh Sơn, Tiên Lữ, tiếp đến Phong Châu làm một dải. Ông dậy dân làm ruộng là chính. Thần Nông lấy lá chữa bệnh, cứu dân độ thế...Thần Nông còn phát minh ra nghề cấy trồng lúa nước và phát minh ra lưỡi cày bằng gỗ cứng để cho dân sử dụng làm ruộng. Người dân làm ruộng , cầy cấy lúa thường lấy vỏ cây che thân để chắn bùn gọi là  cái thường( cái váy, cái xiêm) lan rộng từ Nam đến Bắc . Do đó người ta thường gọi là họ Việt Thường".
Hiện nay quanh vùng ngọn Phương Lãnh Trầm Đỉnh có mộ của Vua Thần Nông, trước mặt Trầm Sơn Động. có Mộ Mẹ Thần Nông . Mộ của Hữu Soài Toại nhân, thầy dạy của Thần Nông. Đời Đế Thần, Thần Nông đã khai sinh ra văn minh lúa nước và khai sinh ra dòng tộc Việt thường. Ngày 18/12/1946, tại Trầm Sơn Động, Bác Hồ đã phát lệnh toàn quốc kháng chiến chống Pháp xâm lược từ ngày 19/12/1946. Sau những tháng " lấy bất biến ứng với vạn biến " , để giữ độc lập tự do của nước Việt nam Dân chủ công hoà không thành công. " . Trước khi lên đường đi kháng chiến bằng đường Sơn Tây, Ba Vì, Người nhắc Sư Cụ Chùa Trầm , nhờ Cụ " Cầu Phật phù hộ cho kháng chiến " và tặng nhà chùa hai câu đối :
" Non cao có ý , bút ngàn năm,
Nước chảy không kêu , đàn muôn thuở."
Nhà Chùa đã gắn hai câu đối này lên Phật Điện.
Ngày 13/7/1966 , tại Trầm Sơn Động, Bác Hồ lại chọn nơi đây , ở lại một ngày , để viết văn kiện lịch sử " Lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước " . Chiều tối , trước lúc ra về Bác dặn mọi người và cán bộ địa phương : " Các chú phải tôn trọng tín ngưỡng của nhân dân, giữ dìn bảo quản nơi đây để mai sau đất nước hoà bình làm nơi tham quan rất tốt ."
 Khởi đầu hai cuộc kháng chiến, Bác Hồ đều chọn Trầm Sơn Động để học Tổ Tiên , xin năng lượng Tổ Tiên, xin ý của Tổ Tiên, tựa vào non cao  , để lưu  bút ngàn năm và như dòng nước chẩy không kêu,  nhưng là đàn muôn thưở, vô thanh nhưng là bản anh hùng ca vĩnh hằng của dân tộc.
5. Liệt Tổ : Đế Tiết
Pháp danh để thờ : Đức Thánh Cả
Kinh đô : Trầm Sơn, Chùa Trầm.
6. Liệt Tổ : Đế Thừa, tên huý : Sở Minh Công
Pháp danh để thờ : Đức Thánh Hai
Kinh đô : Trầm Sơn, Chùa Trầm
Vợ cả : Diệu Vân
Vợ hai : Diệu Diên.
Ba con: Là Tam  Phủ Công Đồng, Tam Toà  Đức Ông
Nguyễn Long Cảnh- Chúa trường Chiêm Thành, Nam Thien Vương
Nguyễn Nghi Nhân - Chúa trường nước Sở, Bắc Địa Hầu
Nguyễn Minh Khiết - Đứng đầu nước, Đế Minh, Thái Dương Công
Pháp danh để thờ ba Đế trên là Tam Toà Đức ông
Kinh đô : Trầm Sơn, Chùa Trầm
7. Liệt Tổ : Nguyễn Minh Khiết, Đế Minh. Tên huý : Khương Thái Công, Thái Dương Công .
Pháp danh để thờ : Phúc Đình
Kinh để tụng : Bà la môn, Thánh Quốc Đạo
Vợ Đỗ Quý Thị
Pháp danh để thờ : Diệu Tín Thiền sư. Mẫu Thượng Thiên. Giáo Chủ Bà La Môn. Hương Bân Cái Bồ Tát. Phật Bà Quan Âm ngàn tay, ngàn  mắt.
Kinh để tụng : Bát nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.
Kinh Đô Phong Châu cổ
Nhà nước Xích Quỷ. Bao gồm cả Nam Hải.
8 người em ruột của Cụ Đỗ Quý Thị :  Đỗ Xương, Đỗ Tiêu. Đỗ Hiệu, Đỗ Cương, Đỗ Chương, Đỗ Dũng, Đỗ Bích, Đỗ Trọng
Pháp danh : Bát  Bộ Kim Cương
Giúp Kinh Dương Vương phát triển : kinh tế, văn hoá, khoa học vủa nước Xích Quỷ
Kinh để tụng : Kim Cương cứu khổ. Ba La Mật Chân Kinh.
8. Liệt Tổ : Kinh Dương Vương. Ông Tổ dựng Bách Việt. Sáng lập Kinh Đô Hùng Vương.
Tên huý : Nguyễn Quảng, Lộc Tục, dựng họ Hồng Bàng
Pháp danh  để thờ : Ngọc Hoàng Thượng Đế. Nam Pjwowng Thánh Chúa.
Kinh để tụng : Khâm  Thiên Giải ách ngọc, Oàng cổt tuỳ chân kinh.
Vợ : Hồng Đăng Ngàn
Pháp  Danh : Mẫu Đệ Nhị, Thượng Ngàn, Thánh Mẫu.
Năm con có pháp danh là " Ngũ Phương Long Thần ", " Ngũ Vị Thái Thượng Lão Quân ", " Ngũ Vị Tôn Ông"  :
 Nguyễn Nghiêm, Thần Gió
Nguyễn Quyền, Thần Mây
Nguyên Văn Bé, Thần Mưa
Nguyễn Khoản ( Lạc Long Quân) , Thần Sấm.
Nguyễn Huệ, Thần Chớp
Pháp danh để thờ : Ngũ vị Tôn Ông
"Bách Việt Ngọc Phả truyền thư ghi " ghi về Kinh Dương Vương như sau :
" Kinh Dương Vương lấy Động Đình quân nữ, cư ở Nghĩa Lĩnh, dựng nước ngàn dặm núi xanh, sáng lập kinh đô Hùng, nền móng cung điện nước biếc một vùng, mở đầu con đường Thánh Đế Minh Vương, giúp người, quý vật, thống nhất 15 bộ, là ông Tổ dựng nên Bách Việt vậy."
" Kinh Dương Vương cùng các vị Đế Vương trước có công  với dân, với nước, khi tạ thế, linh hồn lên Thiên Đình hay xuống Thuỷ Phủ làm Thần, Thánh, Phật, Tiên , đều do đời sau tôn xưng mà đã như vậy. Kinh Dương Vương được tôn làm Ngọc Hoàng Thượng Đế, thờ phụng  tại Cung Linh Tiêu, Phong Châu , do nhân dân kiến tạo dựng nên, tại dưới đất chứ không phải ở trên không gian".
Kinh Dương Vương mất ngày 12 tháng 2 âm lịch. Mộ đặt tại Hoa Cái Sơn. Hiện nay là Thôn Vân  Nội.
Ngày giỗ Thượng Ngàn Thánh Mẫu là 3/3 Âm Lịch. Mộ của Bà táng tại trước Chùa Nà La Môn, xứ Xích  Hậu, thôn Văn La.
Thôn Hoà Xá, Huyện Chương Mỹ còn lưu giữ được " Đền Thờ  Ngọc Hoàng Thượng Đế Kinh Dương Vương". Đền có quy mô bề thế , linh thiêng. Trong  Đền có tượng Kinh Dương Vương và Ngũ Vị Tôn Ông là 5 con trai của Ngọc Hoàng. Cả thế giới thừa nhận có Ngọc Hoàng , có Đức Chúa Trời. Người có quyền lực cao nhất, tạo nên vũ trụ, sự sống , con người và muôn loài. Nhưng chỉ riêng Việt nam có đủ Đền Thờ, Mộ, Miếu Thờ Ngọc Hoàng. Kinh Dương Vương có Cha Mẹ, có vợ con, còn Mồ Mả, Đền Thờ. Năm 2013, sau khi tôn tạo xong ngôi mộ cho Kinh Dương Vương, Bác Nguyễn Vân Tằng, tộc trưởng và chủ nhân từ đường họ Nguyễn ở Vân Nội đã mỉm cười sung sướng và về với Tiên Cảnh Bồng Lai và Tây phương Cực Lạc. Anh Nguyễn Vân Liên là người kế tục sự nghiệp của Cha. Trông coi Từ Đường và Mộ Tổ. Tổ dòng tộc Việt Thường là họ Nguyễn.

9. Liệt Tổ : Lạc Long Quân
Pháp danh : Phúc Thọ
Vợ Âu Cơ
Pháp Danh : Đệ Tam Mẫu, Mẫu Thoải, Mẫu Năn Ni
Tam Toà Thánh Mẫu:
Mẫu Đệ nhất Thượng Thiên : Đỗ Quý Thị
Mẫu Đệ nhị Thượng Ngàn : Hồng Đăng Ngàn.
Mẫu Đệ Tam Mẫu Năn Nỷ, Mẫu Thoải, Mẫu Nam Hải , Ích Khánh Long Bồ Tât : Âu Cơ
Quốc Hiệu : Văn Lang.
Kinh Đô Phong Châu.
Căn cứ vào tên, tên huý và vị trí của các Cụ, có thể suy luận  Phúc , Lộc , Thọ là ba Liệt Tổ của người Việt :
-Phục Hy : Phúc. Ngài đã mang Phúc Đức cho con cháu bằng Đạo Phật , Đạo Nho và Đạo làm người.
- Lộc Tục, Kinh Dương Vương , Phúc Đình : Lộc . Trừ giặc ngoại xâm. Thống nhất giang san. Lựa chọn Phong Châu, nơi có Địa Linh, Nhân Kiệt làm kinh đô. Trở thành Ngọc Hoàng Thượng Đế . Ở ngôi vị cao nhất để mang hạnh phúc đến cho con cháu.
- Nguyễn Khoản, Lạc Long Quân, Thần Sấm, Phúc Thọ : Thọ. Mở ra thời đại Vua Hùng và nhà nước Văn Lang. Có 108 Vua Hùng. Giữ nước và dựng nước Văn Lang và Nam Việt hơn 3000 năm.
Nên đặt Tượng Phúc , Lộc, Thọ ở nơi trang trọng trong nhà.
Tổng Xốm có nghĩa là Tổng Sấm , Trung tâm Kinh Đô Phong Châu , của nhà nước Văn Lang. Khởi đầu cho thời đại 108 Vua Hùng ( có sách nói là 114 Vua Hùng )
10 . Liệt Tổ : Hùng Quốc Vương, con trưởng Lạc Long Quân, tên huý : Nguyễn Lân
Pháp Danh : Phúc Tâm
Quốc hiệu: Văn Lang,
Kinh đô : Phong Châu.
Vợ : Nguyễn Thị Nghĩa
Tên huý : Bà Hoàng
Pháp danh : Mẫu Đệ tứ, Mẫu Địa
Họ Hùng nối ngôi được hơn 100 đời. Trong có 18 đời sau đây là các Vua có đức, có tài, thu phục được nhân tâm, thống nhất được đất nước. Được mang họ Hùng Vương. Mộ phần các vị được an táng ở 9 Sơn Thần, được gọi là toà Cửu Long. Mỗi toà có một Miếu thờ. Được đánh dấu bằng mộ cây Hoàng Anh  mộc( Cổ thụ )  và hai giếng Mắt Rồng.
Ở  Tam Bảo các Chùa  có Tượng Toà Cửu Long, Hình Cầu Vồng, 9 Rồng chầu, ở giữa là Cụ Hương Vân Cái Bồ Tát .
Tứ Phủ của Mẫu :
- Đỗ Quý Thị
- Hồng  Đăng Ngàn
- Nguyễn Âu Cơ
- Nguyễn Thị Nghĩa
Tứ Phủ Thần Linh :
- Nguyễn Minh Khiết
- Kinh Dương Vương
- Lạc Long Quân
- Nguyễn Lân

Tên, tên hiệu , địa chỉ Mộ, Miếu quán 18 Vua Hùng ;
1. Hùng Quốc Vương, Nguyễn Lân, Mộ Miéu Quân 1 : Xứ Mã Đề ,Vân Nội
2. Hùng Kien Vương , tên là Nhân Đức Lang
3. Hùng Hoa Vương, tên là Bảo Lang. Mộ Miéu quán 2 ở Văn Phú
4. Hùng Nghi Vương, tên là Bảo Long Lang
5. Hùng Quân Vương, tên là Tiêu Lang. Mộ Miếu quán 3 , ở Văn La
6. Hùng Chiêu Vương, tên là Quốc Lang.
7.  Hùng Vi Vương, tên là Vân Lang. Mộ Miếu quán 4 , ở Tinh Lương
8.  Hùng Định Vương, tên là Chân Lang
9.  Hùng Nghị Vương, tên là Hoàng Long Lang, Mộ Miếu Quán 5, ở Huyền Kỳ
10. Hùng Trinh Vương, tên là Đức Lang
11.    Hùng Vô Vương, tên là Đức Lang. Mộ Miếu quán 6 , ở Động Lâm
12.  Hùng Việt Vương , tên là Giao Lang
13   Hùng Triệu Vương, tên Dô Văn Lang
14.  Hùng  Anh Vương, tên là Viên Lang. Mộ Miếu quán 7 , ở Bắc Lãm
15. Hùng Triệu Vương, tên là Chiêu Lang
16. Hùng Tạo Vương, tên là Đức Lang Quân . Mộ Miếu quán 8, ở Khả Lãm
17. Hùng Hôn Vương, tên là Bảo Quang Lang.
18. Hùng Duệ Vương, tên là Bảo Quang Lang. Mộ Miếu quán 9, ở Khả Lãm, Tháp Chùa.
Triệu Vũ Đế, Triệu Đà , tên là Nguyễn Thận. Sinh năm 256, mất năm 136 trước công nguyên . Là con của Hùng Dực Vương, cháu của Hùng Duệ Vương. Ông là Vua của  Nhà nước Nam Việt. Kế tục xuất sắc sự nghiệp các Vua Hùng cho đến năm 111 trước công nguyên. Nhà nước Nam Việt bình  đẳng với nhà Hán. Đóng  Kinh đô Quảng Châu, Trung quốc ngày nay.

1.2 Miếu, Đền thờ, Đình , Chùa

Trong cuốn sách " Sự thật gốc tích nước nhà Việt nam " của nhóm sưu tập khảo cứu do bác Tạ Việt Dũng là trưởng nhóm đã có các bức ảnh về mộ tổ, miếu, chùa, đình, đền thờ của Liệt Tổ. Chúng ta có thể hệ thống các di tích quan trọng này
1.2.1 Chùa Cực Lạc ở xã Cần Kiệm, Huyện Thạch Thất , Thành phố Hà nội.
Cực Lạc là tên nước từ thuở khai thiên , lập địa ở miền Tây Vực, Thạch Thất, Sơn Tây ( Nhà Đá, ở núi phía Tây ) , do Hư Không Giáo Chủ Đế Thiên, Đế Hoà , Phục Hy lập lên , từ 6000 năm trước Công nguyên.  " Cổ Lôi Ngọ Phả truyền thư" đã ghi lại . Được lưu giữ tại Từ Đường Tộc Nguyễn ở Vân nội. Trên cổng chùa cũ còn ghi lại hai chữ " Nhà trên núi " . Chùa Cực Lạc bằng đá đã được phục hồi lại theo sang tai, lai mắt và giáng bút cho Sư Thầy. Trong quá trình xây dựng lại Chùa, đã có nhiều kẻ xấu yểm bùa, trấn trạch và đe doạ Sư Thầy. Chùa Cực Lạc thờ Vua Phục Hy và Vua Thần Nông
1.2.2 Tượng Thờ Liệt Tổ Đế Hoà- Phục Hy Hư Không Giáo Chủ và Tổ Mẫu - Địa mẫu Tây Vương Mẫu , ở Miếu trên Mộ tại chùa Cực  Lạc
1.2.3 Nội Điện Miếu Hy Sơn, thờ Vua Phục Hy, trong khuôn viên Chùa Tây Phương ( bên phải, trước khi và Chùa chính ) . Trên Điện có ba chữ " Thiên Cổ Miếu ". Chùa Tây Phương cạnh Chùa Cực Lạc và gần chùa Thầy
1.2.4 Tượng Liệt Tổ Đế Viêm trong Hoàng Kim Tự ( Chùa Vàng ) , ở Quốc Oai, Hà nội
1.2.5  Tượng Thờ Liệt Tổ Đế Thần - Thần Nông, ỏ phía Nam Chùa  Cực Lạc
1.2.6 Đình Thờ Đức Thánh Cả - Đế Thừa và Đức Thánh hai Sở Minh Công
1.2.7 Tượng Thờ ba vị Thánh - Tam Toà Đức Ông, ba người con của Đức Thánh Hai - Đế Thừa :
1. Tượng giữa : Nguyễn Minh Khiết, Thái Khương Công .
2. Tượng phải  : Nguyễn Long Cảnh- Nam Thiên Vương
3. Tượng trái :  Nguyễn Nghi  Nhân -.Bắc Địa Hầu
Tượng thờ đặt tại Chùa Sùng Nghiêm, Vân Nội, phố Xốm, Hà Đông
1.2.8 Tượng Thờ hai Mẹ con Tổ Mẫu Đỗ Quý Thị- Hương Vân Cái Bồ Tát- Mẫu Thượng Thiên và Lộc Tục khi còn nhỏ. Sau này là Kinh Dương Vương. Tại Chùa Văn La, Hà Đông.
1.2.9 Tượng Thờ Liệt Tổ Kinh Dương Vương - Ngọc Hoàng Thượng Đế và 5 người con- Liệt Tổ Ngũ Vị Tôn Ông :
- Nguyễn Nghiêm : Thần Gió
- Nguyễn Quyền - Thần Mây
- Nguyễn Bé- Vũ Thiên Hầu- Thần Mưa
- Nguyễn Khoản - Lạc Long Quân - Thần Sấm
- Nguyễn Huệ- Quang Ánh Chính Thần- Thần Chớp
1.2.10 Tượng Thờ Liệt vị Tổ Mẫu - Tam Toà Thánh Mẫu
- Tổ Mẫu Thượng Thiên - Mẫu Đỗ Quý Thị, tượng giữa
- Tổ Mẫu Thượng Ngàn - Mẫu Hồng Đăng Ngàn, tượng phải
- Tổ Mẫu  Năn Ni- Mẫu Thoải- Mẫu Nam Hải - Mẫu Âu Cơ, tượng trái.
1.2.11  Tượng Thờ Liệt Tổ  Vua Lạc Long Quân ở Sùng Quang Tự, Bình Đà , Hà Đông.
1.2.12 Tượng Thờ Tổ Mẫu Âu Cơ tại Sùng Quang Tự , Bình Đà
1. 2. 13 Tượng Toà  Cửu Long đặt thờ tại Tam Bảo các Chùa . Ở giữa là Tổ Mẫu  Đỗ quý  Thị- Mẫu Thượng Thiên- Hương Vân Cái Bồ Tât, một tay chỉ đất, một tay chỉ trời. Xung quanh là toà Cửu Long / 18 đời Vua Hùng
1.2.14 Đình Làng Vân Nội. Bên trái Đình là cây Bồ đề cổ thụ. Đình thờ " Đống Xã Đại Vương". Phố Xốm , Vân Nội, Phù Lãm
1.2.15 Giá Thánh - Chính giữa là Liệt Tổ Kinh Dương Vương, xung quanh là 108 Vua Hùng ( bản chạm khắc duy nhất) còn lưu giữ ở Đình làng Bình Đà.
1.2.16 Đền Thờ Hùng Duệ Vương ( Bác) và Hùng Dực Công ( Bố ) ở Xã Quang Minh , của Nguyễn Thận - Triệu Đà- Triệu Vũ Đế. Trên Hoành Phi có ghi " Hùng Vương Hiển Thánh "
1.2.17 Tượng Thờ Triệu Vũ Đế tại đền Xã Quang Minh
1.2.18 Bài vị thờ hai vợ của Liệt Tổ Hùng Dực Công. Hai Bà Mẹ của Triệu Vũ Đế

1.3 Mộ phần chư vị Tổ Tiên Dân tộc Việt thời Dựng nước

Trong cuốn sách " Sự thật gốc tích nước nhà Việt nam" câc Tác giả Tạ Việt Dũng , Đỗ Văn Bình và nnk đã công bố các bức ảnh chụp và địa chỉ các Mộ của Tổ Tiên. Các địa chỉ dưới đây là được ghi trong Cổ Lôi Ngọc Phả và được bác Nguyễn Vân Tằng, trưởng tộc họ Nguyễn chỉ dẫn trên thực địa. Năng lượng Tâm linh linh thiêng nơi an nghỉ của Liệt Tổ, Tổ Mẫu, Liệt Tông , Tổ Tiên người Việt đều đạt chỉ số Bovis của Đức Phật. Trừ những ngôi mộ bị đào bới, san gạt và bị yểm bùa, trong 50 năm qua. Sau khi đã được Tổ Tiên gìn giữ Mả Tổ từ hơn 2000 năm đến 8000 năm. Vì chuyện động mồ, động mả và bị yểm trấn các long mạch , các huyệt đạo của nước Nam và các Mộ của Vua Hùng, của Tổ Mẫu từ 50 năm đến hơn 1000 năm nay, nên con cháu gánh nhiều hậu hoạ, nhân quả và nghiệp chướng. Nhiều người bị  chìm đắm trong bể khổ, u mê, ma dẫn lối, quỷ đưa đường. Từ bỏ các giá trị lịch sử, triết học, văn hoá và văn minh tâm linh của Tổ Tiên. Vay mượn tư tưởng, triết học, văn hoá của ngoại bang. Nhà Nho Nguyễn Đình Chiểu đã phải dùng ngòi bút để đâm mấy thằng gian và kêu gọi :
" Chở bao nhiêu Đạo , thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian, bút chẳng toè,
Thà đui mà có Đạo nhà,
Còn hơn sáng mắt ,
Ông Cha không thờ ".
Từ ba mươi năm nay nhiều học giả đã tìm về các ngôi mộ của Tổ Tiên để nghiên cứu bằng khảo cổ và bằng Tâm Linh. Từ năm 2008 các kết quả nghiên cứu dưới đây đã được PGS Đỗ Tòng, Lê Túc, Nguyễn Vân Tằng, Tạ Việt Dũng, Nguyễn Mạnh Can, Đỗ Văn Bình, Võ Hoà Bình, Hoàng Kim Trung công bố . Các tài liệu quý báu đã được gửi đến những người có trách nhiệm cao nhất của Hà nội và của đất nước. Dựa vào các kết quả nghiên cứu trên , trao đổi với các bác Nguyễn Vân Tằng, Tạ Việt Dũng , một số học giả và vảm nhận trực giác bằng tâm linh, xin được hệ thống về Mộ phần của Tổ Tiên như sau.

1.3.1 Miếu cạnh gốc Đa bên mộ Liệt Tổ Đế Hoà- Phục Hy và Tổ Mẫu- Địa Mẫu ở cạnh Chùa Cực Lạc, Thạch Thất, Hà nội
1.3.2 Mộ vọng Liệt Tổ Đế Viêm ở trong động Hoàng Xá
1.3.3 Mặt trước bia mộ Tổ Mẫu , mẹ Liệt Tổ Thần Nông- Đế Thần
1.3.4 Mộ Liệt Tổ Đế Thần - Thần Nông , trước Trầm Sơn Động
1.3.4 Mộ Liệt Tổ Đế Thừa Sở Minh Công- Đức Thánh Hai, ông nội Kinh Dương Vương
Ngôi mộ bị tàn phá, san gạt năm 2007
1.3.5 Mộ - Miếu Tổ mẫu Đỗ Quý Thị - Mẫu Thượng Thiên Hương Vân Cái Bồ Tát - Giáo chủ Bà La Môn- ở Văn La Hà Đông
1.3.6 Mộ phần chư vị Liệt tông Bát Bộ Kim Cương, trên gò Thiên Thử.
1.3.7 Mộ phần Liệt Tổ Kinh Dương Vương trên Hoa Cái Sơn ở Vân Nội
1.3.8 Mộ Tổ Mẫu Hồng Đăng Ngàn, mẹ Lạc Long Quân- Mẫu Thượng Ngàn ở Xứ Đồng Xịch Hậu, nơi an táng các Hòng Hậu nước Xích Quye
Mộ bị tàn phá san gạt năm 2007.
1.3.9 Mộ phần Liệt tổ Lạc Long Quân, tại Ba gò  đồng thượng Bảo Đà, Bình Đà.
1.3.10 Mộ phần Tổ Mẫu Âu Cơ, trong vườn Chùa Tượng Quang Tự, Thượng Mạo.
1.3.11 Mộ Miếu quán 01. Nơi có Mộ của khoảng 70 Vua Hùng, gọi là khu Mả Đế, Vân Nội, Hà Đông
1.312 Cây Duối ( Hoàng Anh Mộc) cổ thụ tại cạnh Mộ - Miếu Quán 01 , ở Vân Nội, Hà Đông.
1.3.13 Ao hay giếng Mắt Rồng , bên phải Miếu quán 01
1.3.14 Ao mắt Rồng bên trái Mộ Miếu quán 1
1.3.15 Mộ Liệt Tổ Hùng Vương đời thứ nhất
1.3.16 Dấu tích khu  khảo cổ , nay đã thành ao, khai quật năm 1984. Phát lộ nhiều cổ vật như Trống Đồng, đồ đá, tiền đồng, đá ngọc, chứng tích thời đại Hùng Vương , bên cạnh Miếu- Mộ quán 01.
1.3.17 Mộ - Miếu quán 02, Thờ các Vua Hùng ở Văn Phú , Hà Đông
1.3.18 Mộ- Miếu quán 03 , Thờ các Vua Hùng ở Văn La, Hà Đông
1.3.19 Hai ao mắt Rồng trong khu Mộ- Miếu quán 03, Văn La, Hà Đông
1.3. 20 Mộ- Miếu quán 04 thờ các Vua Hùng ở Động Lãm, Thanh Oai.
1.3.21  Mộ- Miếu quán 05, thờ các Vua Hùng ở Trinh  Lương , Thanh Oai, Hà Đông.
1.3.21 Mộ- Miếu quán 06, thờ các Vua Hùng ở Huyền Kỳ, phường Phú Lương, Hà Đông. Bị trấn yểm bằng các cột điện từ 1967
1.3.22 Khu Mộ - Miếu quán 07 , thờ các Vua Hùng ở Bắc Lãm, Thanh Oai.
1.3.23 Cây Duối cạnh Mộ - Miếu Quán 07, thờ các Vua Hùngcowr Bắc Lãm , Thanh Oai, Hà Đông.
1.3.24 Cây Duối - Hoàng Anh Mộc ở Mộ -Miếu 08, thờ các Vua Hùng,mở Bắc Lẫm, Thượng Mạo, Hà Đông
1.3.25. Hai Mộ Tháp Liệt Tổ Hùng Vương tại Mô- Miếu quán 09 tại Vườn Chùa Sùng Phúc, Bác  Lâm.
1.3.26 Đặc Điểm Mộ Phần của Tổ Tiên người Việt
Dân tộc Việt nam từ ngàn đời nay quan niệm :
- Đạo lý làm người là : Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa .
- Nhất Mả, nhì Nhà, thứ ba số phận
- " Sống vì mồ, vì mả , chả ai sống về đũa cả, bát cơm ."
- " Giữ gì mà như giữ Mả Tổ"
- " Trên đời có ba việc quan trọng nhất là : lo ăn cho người sống, lo tang cho người chết và lo tế lễ Tổ Tiên.
- Mộ Phần của từng vị Tổ Tiên được ghi chép cẩn thận trong " Ngọc Phả Vua Hùng" . Được cất dấu cẩn thận. Người ngoài không biết. Người Tộc trưởng được hướng dẫn để chăm sóc và truyền lại cho đời sau , bằng cách đi thực địa. Những Mộ - Miếu trên là do Trưởng Tộc họ Nguyễn , Cụ Nguyễn Vân Tằng chỉ dẫn cho các nhà nghiên cứu xem. Các Mộ - Miếu, Đền Thờ, Chùa nơi có hài cốt hay thờ vọng của Liệt Tổ, Mẫu, Liệt Tông...đều có năng lượng rất cao. Tương ứng với năng lượng Tâm Linh của Đức Phật.
- Mộ của Tổ Phục Hy có trồng cây Đa.
- Mộ của Đế Thần, con cháu nữ Hoàng Anh có trồng cây Duối
- Mộ phần Hương Vân Cái Bồ Tát có trồng cây Đề.
- Mộ phần các Vua Hùng có trồng cây Duối và có hai ao, hay hai giếng là mắt Rồng, không bao giờ cạn nước.
- Từ bao đời nay, người dân thường không biết đấy là Mộ Liệt Tổ, Mẫu, Liệt Tông, nhưng biết là nơi linh thiêng, nên tự giác hương khói và bảo vệ.
- Mộ phần Tổ Tiên người Việt là khiêm nhường, bé nhỏ, giản dị, hoà hợp với không gian chung quanh. Nên đã tránh được sự nhòm ngó của kẻ xâm lược và kẻ xấu.
- Có những nơi là Mộ vọng hay mộ giả để bảo vệ Mộ thật.
- Mộ trên đền Hùng , Phú Thọ , không phải  là Vua Hùng. Đấy là Mộ Quan tên là Hồng. Được dựng lên để thờ vọng các Vua Hùng. Ngăn không cho Pháp phá hoại các Chùa, Đình , Đền, Mộ linh thiêng của Tổ Tiên người Việt.
- Nơi đặt Mộ của Tổ Tiên người Việt là tụ Thiên Khí, Địa Khí và Nhân Khí, nên rất linh thiêng. Khi hài cốt của Liệt Tổ, Mẫu, Liệt Tông, Thần , Thánh, anh hùng, Văn Nho, Võ Tướng đặt ở đây sẽ làm tăng trưởng năng lượng tâm linh lên nhiều lần. " Địa Linh sinh Nhân Kiệt " là như vậy.
- Tại ngôi Mộ Liệt  Tổ  Đế Thừa Sở Minh Công- Đức Thánh Hai- Ông Nội của Kinh Dương Vương , sau khi bị san gạt năm 2007, năng lượng tâm linh là dưới mức bình thường
- Tại Miếu - Mộ Quán 06 , thờ các Vua Hùng , ở thôn Huyền Kỳ bị trấn yểm bằng các cột điện , năng lượng Tâm linh giảm mạnh, dưới mức bình thường.
- Tại Miếu- Mộ Tổ Mẫu Hồng Đăng Ngàn và các Hoàng Hậu nước Xích Quỷ , tại Xứ Đồng Xích Hậu bị phá và san gạt năm 2007 , năng lượng tâm linh dưới mức bình thường.
- Mộ phần của Tổ Tiên là nguồn năng lượng cực mạnh, vô lượng. Là linh hồn , là Nhân Khí, là hồn thiêng của sông núi, non nước. Đây là nguồn sức mạnh vô hình của dân tộc Việt nam.
- Những kẻ phá hoại, san gạt, đào bới các khu Mộ - Miếu của Tổ Tiên đều bị quả báo, nghiệp chướng. Bác Nguyễn Vân Tằng đã chứng kiến những cái chết " bất thường " , " chết đường, chết chợ " của những kẻ tham lam, liều lĩnh đã đào bới, san gạt , phá hoại Mộ của Tổ Tiên.
- Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có lời sấm
" Vàng mười trí lực ông cha,
Ngang đời thời khắc xem ra bọt bèo,
Giặc phá một thán lòng đau,
Mình phá gấp chục, nhìn nhau cả cười,
Giặc phá một , ta phá mười,
Để sau con cháu tiếc hoài thở than "
Giặc là giặc Tây, giặc Tầu, giặc Mỹ , giặc ngoại xâm chỉ phá một, con cháu lại phá mười lần hơn. Phá Mộ, phá Miếu, Phá Đình, Phá Chùa , Phá Đền trong 70 năm qua. Phá để làm nhà, làm đô thị, làm đường.  Phá xong lại cả cười. Chắc chắn đã đến lúc con cháu " tiếc hoài thở than "
Năm 1941-1942, Bác Hồ viết " Lịch sử Việt nam" , tháng 11/1945 , Người ra sắc lệnh bảo vệ các di sản của Tổ Tiên. Hai lần Bác Hồ về Chùa Trầm ( 1946 và 1966) đọc và viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, trước Mộ của Thần Nông, gần Mộ của Lão Tử chắc không phải là sự vô tình. Bác Hồ nói " Cuộc kháng chiến Thần Thánh của Dân Tộc là đúng. Chúng ta tựa vào lịch sử 8000 năm, kể từ thời Vua Phục Hy dựng nước Cực Lạc , chắc chắn sẽ chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, nước Nam ta.

1.4 Ngày Giỗ và địa chỉ Mộ của Tổ Tiên người Việt
Người Việt Thường thực hành Đạo làm người : Trung, Hiếu, Nhân , Nghĩa từ ngàn đời nay. Thờ cúng, Tế lễ Tổ Tiên, Thánh, Thần, linh hồn Ông cha 5 đời là một truyền thống văn hoá và văn minh tâm linh của người Việt. Chính vì vậy người Việt có tổ chức ngày giỗ, ngày kỵ Tổ Tiên, Cụ, Ông Bà, Cha Mẹ, Bà Cô Tổ và những người thân đã mất. Đặc biệt là những người " Sống làm tướng, chết làm thần ".
1.4.1  Đế Hoà , Phục Hy và Vợ an táng ở Cực Lạc
Ngày giỗ: Mùng 1 tháng  4 Âm Lịch
1.4.2 Đế Viêm .
Mộ vọng : Động Hoàng Xá , Sào Sơn
Ngày giỗ : Mùng 4/4
1.4.3 Đế Thần- Thần  Nông
Mộ phần :Trầm Sơn, trước động của chùa Trầm
Ngày giỗ : Mùng  1/6
1.4.4 Đế Tíết
Mộ phần : Phong Châu
Ngày giỗ : Mùng 9 /1
1.4.5 Đế Thừa :
Mộ phần : Phong Châu
Ngày giỗ : Mùng 1/6
1.4.6 Đế Minh
Mộ phần : Phong Châu
Ngày giỗ : Mùng 12/2
1.4.7 Vợ Đỗ Quý Thị
Mộ phần : Phong Châu.
Ngày giỗ : Mùng 15/7
1.4.8 Bát Bộ Kim Cương
Mộ phần : Phong Châu.
1.4.9 Kinh Dương Vương
Mộ phần : Phong Châu
Ngày giỗ : Mùng 25/12
1.4.10 Vợ : Hồng Đăng Ngàn
Mộ phần : Phong Châu
Ngày giỗ : Mùng 3 tháng 3
1.4. 11. Lạc Long Quân
Mộ phần : Phong Châu
Ngày giỗ : Mùng 28/2
1.4.12 Vợ : Âu Cơ
Mộ phần : Phong Châu
Ngày giỗ : Mùng 5/5
1.4.13  Hùng Quốc Vương , Nguyễn Lân.
Mộ phần : Phong Châu
Ngày giỗ : Mùng 26/1
1.4.14 Mộ phần  các Vua Hùng : Phong Châu
1.4.15  Mộ phần các Hoàng Hậu, ợ Vua Hùng : Phong Châu, xứ Xích Hậu

1. 5 Địa lý nước Việt cổ

Khoảng từ 16 ngàn năm đến 6 ngàn năm trước công nguyên, do nước biển dâng. Người Việt phải di cư sang phía Tây, Đông, xuống phía Nam và lên phía Bắc. Những người Việt đầu tiên định cư ở lưu vực sông Dương Tử là vào khoảng 7000 năm trước công nguyên. Nhà nước Cực Lạc của Vua Phục Hy ra đời khoảng 6000 năm trước công nguyên. Trước nhà nước đầu tiên của Tầu là Nhà Hạ , gần 4000 năm. Vùng đất này do Sở Minh Công quản lý. Sau đó giao quyen cho Đế Minh , Nguyễn Minh Khiết , Đế Minh , làm Vua.
Trong "Cổ Lôi Ngọc Phả truyền thư" , có viết : " Tới Sở Minh Công kế nghiệp,  sinh ra ba con trai : Nguyễn Minh Khiết, Nguyễn Nghi Nhân và Nguyễn Long Cảnh. Chia đất nước làm ba vùng đất, có ba chủ , hiệu chung là Xích Quỷ ( tên một ngôi sao quỷ đỏ ở phương Nam). Kinh đô ở Phong Châu Người đứng đầu : Kinh Dương Vương làm chủ, là Thần của ba nước .
" Buổi đầu Nam Việt có Kinh Dương,
Thống nhất sơn hà 18 vua,
Hơn trăm hệ truyền từ xưa đó,
Muôn năm hương hoả , muôn năm thơm "
Kinh Dương Vương là con trai trưởng của Đế Minh , Nguyễn Minh Khiết và Hương Vân Cái Bồ Tát. Ngay từ nhỏ đã cùng 8 người cậu đi tu. Kinh Dương Vương đã có công lớn dẹp giặc phương Bắc , đến từ Mông Cổ. Kinh Dương Vương là Vua của Kinh Châu và Dương Châu , phía Nam sông Dương Tử ( Trường Giang) . Phong Châu là Kinh đô của Nam Viẹt, ỳ thời Nguyễn Minh Khiết và con là Kinh Dương Vương. Ngoài công diệt ngoại xâm phương Bắc, Ngài đã thống nhất sơn hà 18 Vua Bách Việt, Việt thường. Mở ra triều đại của Lạc Long Quân , Âu Cơ và hơn 100 đời Vua Hùng. Phong Châu là Kinh đô của nhà nước Văn
Lang. Châu là tên chỉ bến bãi. Phong Châu là các bến , bãi làm bằng đá ong dọc sông Hát . Bãi ong cũng là bãi nuôi ong, cũng có tên chữ là Phong Châu. Kinh đô Phong Châu có bẩy  Tổng :
- Đại Lôi ( Thắng Lãm)
- Đại La
- Đại Định.
- Đại Ơn ( Đại Thành)
- Đại Hữu
- Đại Mỗ
- Đại Thanh ( Tả Thanh Oai, Đại Áng )
Kinh đô chính đặt tại Đại Lôi. Tại Phong Châu có 72 đền thờ. Tượng trưng cho 72 dân tộc sống trên đất Văn Lang, Nam Việt. Bao gồm một số tỉnh ở phía Nam Trung Quốc ngày nay. Việt nam có 54 dân tộc. Có thể 18 dân tộc sống ở phía Nam Trung quốc là cùng một dân tộc, cùng một huyết thống với người Việt.
Nguyễn Thận là con của Hùng Dực Công, sống cùng thời với Chử Đồng Tử. Làm con nuôi Triệu Cao, nên đổi thành Triệu Đà. Triệu Đà là Vua nước Nam Việt . Lấy hiệu là Triệu Vũ Đế. Nước Nam Việt bao gồm một số tỉnh phía Nam Trung quốc , Bắc Bộ và một phần Trung bộ. Kinh đô là Thành phố Quảng Châu Trung quốc hiện nay.  Triệu Vũ Đế đã có công chống giặc ngoại xâm phương Bắc . Nhà Triệu giữ nước Nam được 5 đời. Năm 111 trước công nguyên , Nam Việt bị rơi vào tay nhà Hán . Khi phát lộ Mộ Triệu Vi, cháu Triệu Đà ở Quảng Châu , Trung quốc đã phát hiện 10 ngàn cổ vật, mang đậm đà bản sắc " Con Rồng , Cháu Tiên " . Có cả ngọc bội có Rồng ở trong và Phượng ở ngoài . Rồng quay theo chiều kim đồng hồ và Phượng bay theo chiều ngược kim đồng hồ. Nhắc nhở con cháu về với cội nguồn. Về với Mẹ, với Mẫu. Có ngọc bội đầu Rồng đuôi Hổ. hổ cắn vào lưng Rồng . Đây là những lời dặn dò của Tổ Tiên cho con cháu. Rồng là Vua Việt nam. hổ là Vua Tầu. Phải cảnh giác với Tầu.
Năm 40 sau công nguyên, Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Giải phóng 65 tỉnh thành, là các tỉnh thành nằm trên đất Việt và đất Trung quốc, đến Hồ Động Đình và phía Nam sông Dương Tử. Hiện nay ở nhiều vùng phía Nam Trung quốc , có các đền thờ , thờ Hai Bà Trưng. Tại tỉnh Phúc Kiến , có Đền thờ Thần Kim Quy và có Đảo Sóng Trống , trông giống Trống Đồng . Có thể tìm thấy Trống Đồng ở các tỉnh phía Nam Trung quốc. Trống Đồng là linh vật linh thiêng của người Việt. Ra đời khoảng hơn 3000 năm trước công nguyên. Gắn bó với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của Vua Hùng. Trông Đồng không có ở Trung nguyên và Bắc Kinh, Trung quốc.
Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Đại Sỹ đã dành nhiều công sức lần theo nguồn gốc của Tổ Tiên người Việt , ở phía Nam sông Dương Tử và đã khẳng định vùng đất này là thuộc về Tổ Tiên người Việt. Đúng như Ngọc Phả Hùng vương và Cổ Lôi Ngọc phả viết về biên giới phía Bắc của nhà nước Xích Quỷ, Văn Lang. Ông đã đi tìm và tìm thấy các địa danh : Ngũ Lĩnh, Trường sa, Tương Đài, thuộc tỉnh Hồ Nam . Đặc biệt là tìm thấy 5 ngọn núi Nghĩa Lĩnh, ngăn đôi Nam Bắc Trung quốc : Thuỷ An, Đại Hữu, Cửu Châu, Lâm Gia và ngọn Quế Dương. Đây chính là biên giới phân chia Bắc thuộc Trung quốc ( Lĩnh Bắc) và Nam thuộc Văn Lang ( Lĩnh Nam) . Tức là Bắc và Nam của Nghĩa Lĩnh. Trần Đại Sỹ cũng tìm được Thiên Đài, nơi Đế Minh - Nguyễn Minh Khiết và Lộc Tục - Kinh Dương Vương tế cáo trời đất trên núi Quế Dương của Ngũ Lĩnh. Đàn Tế Thiên Đài là ngọn đồi nhỏ cao 179 mét, đỉnh tròn, có đường thoai thoải đi lên. Trên đỉnh đồi có một ngôi chùa nhỏ để hoang, không người trụ trì, bị đổ nát từng phần. Chỉ có cổng và nền đá là còn nguyên. Những câu đối, chữ còn, chữ mất
Rất may là Trần Đại Sỹ vào Thư viện Hồ Nam, tìm được một tài liệu quý, giấy đã hoen ố, dầy 60 trang có tên là " Thiên Đài di sự lục/ Trinh Quán Tiến dĩ Chu Minh soạn" . Trinh Quán là niên hiệu của Vua Đường Thái Tông ( 627-647) . Trong sách Chu Minh kêt chuyện Vua Minh, Đế Minh- Nguyễn Minh Khiết đi tuần thủ phương Nam , kết hôn với nàng Tiên , sinh ra Lộc Tục. Vua lập đàn ở núi này để tế cáo Trời Đất. Thời xưa trên đồi thờ Đế Minh và Kinh Dương Vương. Đến thời Đông Hấn, một tướng của Hai Bà Trưng là Đào Hiển Hiệu được lệnh rút khỏi Trường Sa . Khi rút tới Quế Dương,  Ông cùng nghìn quân lên Thiên Đài lễ. Ngje người giữ Đền kể sự tích xưa. Ông cùng quân sĩ nhất định tử chiến , khiến Lưu Long, tướng của Mã Viện thiệt mạng mấy vạn người mới chiếm được núi .
Nơi có dấu vết Thiên Đài còn đôi câu đối :
" Thiên Đài đại đại phân Nam Bắc
Lĩnh địa niên niên dữ Việt Thường"
Nghĩa là từ sau khi Vua Minh tế cáo Trời Đất ở đây, biết bao đời đã phân Nam  - Bắc. Núi Nghĩa Lĩnh năm này qua năm khác với dòng giống Việt Thường.
Chỗ miếu thờ  Đào Hiền Hiệu có đôi câu đối :
" Nhất kiếm Nam Hồ kinh Vũ đế
Thiên đao Bắc Lĩnh trấn Lưu Long "
Nghĩa là một trận ở phía Nam Hồ Động Đình, do nữ tướng Phật Nguyệt chỉ huy , sử dụng một cây kiếm , đánh bại Mã Viện làm  vua Quang Vũ , nhà Hán phải kinh sợ. Một nghìn tay đao do Hièn Hiệu chỉ huy, thủ ở Bắc núi Nghĩa Lĩnh trấn tướng Lưu Long của Mã Viện.
Từ đó GS Trần Đại Sỹ kết luận :
- Vua Đế Minh tế cáo trời đất là có thật
- Vì  có Thiên Đài , nên có trận đánh ở Hồ Động Đình.
- Biên giới nhà nước Xích Quỷ và Văn Lang, vho đến thời Hai Bà Trưng là vươn tới Ngũ Lĩnh và Hồ Động Đình
Các kết luận của GS Trần Đại Sỹ , được trình bầy ở nhiều hội nghị quốc tế , từ năm 1992 là trùng khớp với các ghi chép trong Ngọc Phả  Hùng Vương.
Những năm 1978-1979, GS Trân Đại Sỹ đã đi khắp năm tỉnh phía Nam Trung quốc : Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên . Ông đếm được hơn 100 miếu, đền thờ Hai Bà Trưng, Vua Bà và các tướng lĩnh của Hai Bà..
Trong cuốn " Lĩnh Nam Di Thư Bách Việt Tiên hiền chí" vủa Âu Đại Nhậm, người gốc Việt ở Quảng Đông,  Ông đã viết về 120 tiền nhân Bách Việt.
Trong sách trên có kể về thời Việt Vương Câu Tiễn , sau khi thua nhà Ngô, đã dẫn 5000 quân lui về Cối Kê nương náu và kêu gọi ba quân " Thưa các bậc cha anh, hỡi vác anh em của tôi, hỡi toàn thể con dân thuộc dòng họ nước Việt. Ai người giúp tôi đẩy lui giặc Ngô ra khỏi bờ cõi, là người sẽ được cùng tôi điều hành chính sự nước Việt ta. ". Sau  đó Việt Vương Câu Tiễn được  Văn Chủng bầy cho 9 thuật để đánh thắng Ngô.

1. 6 Các cuộc di dân và kết quả thử ADN

1.6.1 GS TS  y  khoa Trần Đại Sỹ đã cùng các đồng nghiệp là các GS Tarentino, người Ý và GS Varcilla , người Pháp , khảo  sát y phục, mồ mả, răng , xương trong  các ngôi mộ cổ và thử ADN thử nghiệm với 35 dòng họ ở Hoa Nam , Hoa Bắc với người Việt nam và đi đến kết luận :
- Lãnh thổ của Văn Lang vươn tới lưu vực sông Hoàng Hà, sông Dương Tử, Hồ Động Đình,...Phía Tây giáp Tây Tạng, phía Đông giáp Nam Hải , Nam xuống tận Bắc Trung Việt.
- Cư dân Hoa Nam, từ Nam Trường Giang, xuống miền Trung Việt  nam, Lào. Thái đều có cùng huyết thống , là một một chủng tộc.
- Cư  dân này hoàn toàn khác biệt với cư dân Hán ở Hoa Bắc. Vùng Đông Nam Á, trải dài từ lưu vực sông Dương Tử, Sông Hồng, sông Cửu Long. Châu Thổ Sông Hồng là Trung tâm phát tích của nền văn hoá Hoà Bình, của Cư dân Bách Việt ( Malayo- Việt )

1.6.2 Các kết quả nghiên cứu của ông J. Y. Chu và 13 nhà bác học Trung quốc, nghiên cứu di truyền học ADN công bố năm 1998 đã khẳng định :
- " Nguồn gốc người Trung Hoa, Đông Á do người Đông Nam Á đi lên, chứ không phải do người Trung quốc di cư xuống. " ,
-" Cấu trúc gien di truyền của  người Trung quốc ở phía Băc và ở phía  Nam là hoàn toàn khác nhau."
-" Hai nhóm dân có sự khác biệt rõ ràng nhất là dân Phi Châu và ngoài Phi Châu" . Như vậy người Việt không phải đến từ Phi Châu
1.6.3 Năm 2001, GS Lâm Mã Lý, một nhà di truyền học đã công bố các kết quả nghiên cứu và kết luận:
-" Người Mân  Nam Hoklo và Hakka rất gần với người Việt, Thái  và các dân tộc người Môngloid ở Nam Á. người Đài  Loan  thuộc dân tộc Mân Việt, trong đại chúng Bách Việt, hoàn toàn khác với Hán tộc".
1.6.4 Nhà nhân chủng học Trejaut đã nghiên cứu về thổ dân Đài Loan, Đa đào và Đông Nam Á đã kết luận :
1. Thổ dân Đài Loan đã định cư ở đây từ 15 000 năm.
2. Thổ dân Đài Loan, Mã Lai, Đa Đào trải qua ba lần đột biến gien di truyền. Dân Tầu ở lục địa không có ba lần đột biến này.
3. Yếu tố gien di truyền mtDNA B có trong thổ dân ở châu Mỹ, dân Đa Đào và dân ở Đông và Đông nam Eurasia
1.6.5 GS Christian Pelzes chuyên nghiên cứu về Đông  Nam Á ở  Đại học Hawai và nhà nghiên cứu Bob Krauss đã kết luận :
1. Nền văn hoá của Hawai có quan hệ thân thuộc nhất với Việt nam.
2. Xét về địa lý, dân tộc học cho thấy Hawai và Việt nam có nhiều nét tương đồng về cổ sử học, ngôn ngữ học, nhân chủng học và nhất là gien di truyền .
3. Dân Đa Đào là hậu duệ của dân Bách Việt. Hiện nay ở Trung tâm  Đa Đao ở Hawai có trưng bầy thuyền độc mộc , được làm bằng bộng cây để vượt biển
4. Thổ dân Đông Nam Á, thổ dân Đa Đào và thổ dân Châu Mỹ có cùng một nguồn gốc phát tích, cùng chung một nền văn hoá , với các đồ gốm độc đáo ( 1500-800 năm trước công nguyên)
1.6.6 Tháng 1 năm 2007, Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ đã công bố các kết quả nghiên cứu gien di truyền mt DNA của lợn và dạng răng lợn trên toàn vùng Đông Nam Á và các hải đảo , tại Đại học Durham và Oxphord, Anh quốc , đã kết luận :
1. Nghiên  cứu về DNA của lợn đã viết lại  lịch sử di dân khắp vùng Thái Bình Dương . Người Việt cổ ( Bách Việt ) là cư dân đầu tiên định cư trên các hải đảo Đông Nam Á , rồi tới New Guinea, Hawai
2. Họ mang theo kỹ thuật làm thuyền độc mộc
3. Hầu hết các cư dân trong vùng Thái Bình Dương có nguồn gốc từ Việt nam.
1.6.7 Nhà Nhân chủng học Ballinger và đồng nghiệp đã nghiên cứu gien di truyền mtDNA của 7 dân tộc vùng Đông Nam Á đã kết luận :
1. Thuộc chủng Môngloid phương Nam là có cùng gien di truyền.
2. Việt nam là trung tâm của mtDNA, từ đó lan  toả khắp vùng Thái Bình Dương.
1.6.8 Khoa Đại dương học và Khảo cổ học các cuộc di dân của người Hoà Bình ( Hoabinhian) , nền Văn Hoá Hoà bình và văn minh nông nghiệp đã xẩy ra ba lần trong lịch sử do nước biển dâng cách thời đại  chúng ta vào khoảng 14 000, 11 500 và 8500 năm.

  1  .7 Câc kết quả khảo cổ học.

Viện khảo cổ học  năm 1989, đã công bố kết quả bằng các bon 14 , tại hai phòng thí nghiệm của Ba Lan và Cộng Hoà Dân chủ Đức, về niên đại tuyệt đối một số di chỉ văn hoá Hoà Binh. Các mẫu phân tích hầu hết là than và vỏ ốc để xác định niên đại. Dưới đây chỉ tổng kết một số kết quả chính và tiêu biểu nhất .
Các ký hiệu là BC : Trước công nguyên
                             BP :  cách ngày nay
1.7.1 Hang Đăng, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình ,  mẫu vỏ ốc có niên đại 8500 năm BP, thuộc nền văn hoá Hoà Bình
1.7.2 Mái Đá Điều, Huyện Ba Thước , Thanh Hoá. Các mẫu than có niên đại từ 8000 năm đến 19000 năm, tương ứng với nèn văn hoá Hoà Bình và trước Hoà Bình
1. 7.3 Hang Chùa, Huyện Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh, mẫu ốc, có nien đại 9000 năm BP, tương ứng với nền văn hoá Hoà Bình.
1.7.4 Hang Thâm Hoi, Huyện Con Cuông, Nghệ Tĩnh, mẫu ốc có niên đại từ 10000 đến 11000 BP, thuộc nền văn hoá Hoà Bình.
1.7.5 Hang Sùng Sám, Huyện Mỹ Đức, mẫu ốc, có nien đại 11000 năm BP
1.7.6 Hang Con Moong, Thạch Thành, Thanh Hoá, các mẫu  than và ốc có niên đại từ 8500 năm đến 12000 năm BP, thuộc Văn Hoá Hoà Bình.
1.7.7 Động Can, Huyện Kỳ Sơn, Hoà Bình , mẫu than và ốc có niên đại từ 11000 đến 13500 năm BP, thuộc Văn Hoá Hoà Bình.
1.7.8 Mái đá Bất Một, Huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá, mẫu ốc, từ 10000 đến 14200 năm BC, thuộc nền văn hoá Hoà Bình.
1.7. 9 Hang Xóm Trại , Huyện Lạc Sơn, Hoà Bình, mẫu ốc và than có niên đại từ 14200 đến 16470 năm BC
1.7.10 Mái đâ Ngườm, Huyện Võ Nhai, Thái nguyên, mẫu ốc , có niên đại từ 18600
 đến 23200 năm BP, tương ứng với văn hoá Hoà Bình và trước Hoà Bình
1.7.11 Mái đá Thầm Khương, Huyện Tuần Châu, tỉnh Lai Châu., mẫu ốc , có niên đại từ 27700 đến 33150 năm , thuộc nền văn hoá trước Hoà Bình
Trong 121 mẫu nghiên cứu nêu trên có :
- 24 mẫu có tuổi nhỏ hơn 10000 năm, trong đó muộn nhất là 7040 năm trước công nguyên, TCN hay BC.
- 89 mẫu có tuổi lớn hơn 10 000 năm, trong đó có :
+ 41 mẫu có tuổi lớn hơn 15 000 năm TCN,BC
+  18 mẫu có tuổi lớn hơn 17 000 năm  TCN, BC
- Nếu lấy kết quả phân tích C14  của các di tích ở hang động xóm Trại sẽ có mẫu trử nhất là 7040 năm đến 16 470 năm, TCN, BC
- Năm 2008, TS Nguyễn Việt xác định có di cốt người an táng tại hang động xóm Trại và lối mòn đi vào hang đã lấy mẫu gửi đi Mỹ và Úc để phân tích bằng C14. Kết quả cho tuổi của mẫu cách thời đại hôm nay, BP là 21 000 năm. Các di vật là hạt lúa có niên đại là 16 000 năm TCN, BC. Các học giả lấy mốc thời gian xuất hiện nền Văn hoá Hoà Bình ở Việt nam là vào 16 000 năm TCN, BC. Nền văn minh Lưỡng Hà và Ai Cập có niên đại tuyệt đối là 3000 đến 3200 năm TCN, BC. Như vậy nền văn minh nông nghiệp, văn minh lúa nước, có trước các nền văn minh khác là hơn 10 000 năm.
Sáng thứ bẩy, ngày 30/1/1932, tại Hà nội , tại Đại Hội Tiền sử Viễn Đông lần thứ nhất đã công nhận thuật ngữ " Văn Hoá Hoà Bình" . GS VS Phạm Huy Thông , Iện trưởng viện khảo cổ  học , người chỉ đạo công tác nghiên cứu " Văn Hía Hoà Bình" đã khẳng định : " Đây là thành tựu vĩ đại của Tổ Tiên hàng vạn năm trước đây " .
Ông W. G. Soilheim năm 1967 đã viết " Văn hoá Hoà Bình là văn hoá bản địa, không hề chịu nhr hưởng của nền văn hoá bên ngoài."
" Tôi cho rằng, khi chúng ta nghiên cứu lại  nhiều cứ liệu ở lục địa Đông Nam Á, chúng ta hoàn toàn ó thể phát giác ra rằng, việc thuần thục hoá cây trồng đầu tiên trưen thế giới đã được cư dân Hoà Bình ( Việt nam) hoàn thành khoảng 10 000 năm trước công nguyên, BC"
Các nhà khảo  cổ học, sử học,  Hoa Kỳ  C. Sauwer, R. Soilheim và Vavilop , Nga đều công nhận :" Đông Nam Á mà chủ đạo là Việt nam đã có một nền văn hoá tiền sử phát triển  rất sớm sủa, tiên tiến, nhanh chóng, sáng tao, sôi động chưa từng thấy ở nơi nào khác trên thế giới."

1. 8 Các kết quả nghiên cứu bằng Tâm Linh

1.8.1 Đo năng lượng Tâm Linh
Tâm linh là linh hồn của những người có Tâm. Thế kỷ XXI là thế kỷ của Văn minh Tâm linh. Loài người thừa nhận có linh hồn, có nhân quả, có thiện duyên, ác duyên ....Linh hồn con người là một nguồn năng lượng, không có vật chất, nhưng vẫn có vận tốc, năng lượng và nhiệt độ. Con người tương tác với nhau qua sóng năng lượng. Những người có năng lượng càng cao, càng có đạo đức trong sáng, thông minh và có nhận thông tin từ vũ trụ.
Các nhà nội cảm có thể phát sóng năng lượng lên vũ trụ để hỏi Mẫu, Phật, Ngọc Hoàng Thánh, Thần, linh hồn của những người đã chết về một chuyện rất cụ thể.
Có thể giao lưu tâm linh để tìm ra những sự thật về lịch sử và văn hoá nước nhà.
Có thể định lượng được năng lượng tâm linh bằng cảm xạ học. Có thể  kiểm tra năng lượng của các Mộ- Miếu, Đình, Chùa, Đền, của Tổ Tiên người Việt. Các kết quả kiểm tra của các nhà nội cảm, ngoại cảm và cảm xạ học đều khẳng định sự linh thiêng của câc công trình trên. Trừ nhưng nơi Mô- Miếu đã bị đào bới, phá hoại, san gạt và bị yểm bùa, trấn trạch. Năng lượng tâm linh phát ra từ các ngôi Mộ-Miếu, Đền Thờ, Chùa , Đình, Cây Cổ Thụ. Ao giếng mắt Rồng, Tượng, Hoành Phi , Câu Đối, Chuông, Trống Đồng liên quan đến Tổ Tiên đều đạt năng lượng tâm linh của Phật, trên 20 000 bovis và vô lượng. Bovis là đơn vị đo năng lượng tâm linh mang tên nhà khoa học Pháp, được ông phát minh và được dùng để đo năng lượng tâm linh của các Kim Tự Tháp. Phương pháp này gọi là Cảm xạ học. Phụ thuộc vào năng lượng tâm linh , đạo đức, và sự thông minh của người được phép giao lưu tâm linh với Phật, Mẫu, Thánh, Thần và các linh hồn.
Phương pháp cảm xạ học đo được Thiên Khí, Địa Khí, Nhân Khí , Khí của muôn loài, vạn vật để kiểm chứng sự tiến hoá hay thoái hoá của năng lượng tâm linh. Xác định chính xác các chỉ tiêu về Đạo Đức, Sức khoẻ, bệnh tật, bệnh dương, bệnh âm , độ linh thiêng ....Phương pháp nghiên cứu bằng cảm xạ học cho phép phát triển văn hoá và văn minh tâm linh.
1.8.2 Bằng trực giác và giác quan thứ sáu
Những người có khả năng đặc biệt , có giác quan thứ sáu, có khai mở tất cả các luân xa, có năng lượng tâm linh càng cao, đều có thể được Phật, Mẫu, Ngọc Hoàng, Thánh, Thần, Bà Cô Tổ, Tổ tiên...cho các thông tin bằng sang tai, lai mắt và giáng bút. Linh Hồn của Tổ Tiên  có thể nhập vào một con người cụ thể  ( nhập vong, áp vong ) để giao lưu Tâm Linh. Có thể nghe được những âm thanh người khác không nghe được . Có thể nhìn thấy những gì người thường không nhìn thấy và viết được những thông tin từ vũ trụ chuyển về.
Cụ Nguyễn Trãi có dậy " Thiên cơ bất khả lậu". Tức là khi được nhận các thông tin , các cơ hội trời cho, không được nói sai. Vì vậy mọi chuyện vẫn phụ thuộc vào Đạo Đức của người nhận thông tin và truyền thông tin cho người khác. Có rất nhiều trường hợp là các vong giả danh Mẫu, các phù thuỷ giả danh Thánh , Thần để lừa gạt người dễ tin, cả tin, tốt bụng để họ kiếm tiền.
1.8.3 Nói chuyện với Phật, Mẫu, Thánh, Thần.
Qua giao lưu tâm linh, cụ Nguyễn Trãi  dậy :
"Ngưu tìm ngưu , mã tầm mã " là lời dặn dò " người Việt tìm người Việt, người Tầu tìm ngươig Tầu" để cùng chung sống và cùng làm ăn.
Cụ lại dậy :
" Trăm năm bia đá cũng mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn nước non" . Bia miệng chính là được Mẹ, Cha, Mẫu, Thánh, Thần samg tai, lai mắt , mách bảo, dậy dỗ cho các con , các cháu.
Câu hát đồng giao của chính chúng ta và con cháu hôm nay
" Chi chi, chành, chành , cái đanh thổi lửa,
Con ngựa chết trương,
Ba Vương Ngũ Đế,
Ù à, ù ập "
Nghĩa là gì? Xin thử giải thích như sau :
Nền Văn Minh Hoà Bình , Văn Minh Nông Nghiệp của Việt nam đã tìm ra lửa, giữ lửa và thổi lửa để nấu ăn, nướng súc vật, làm đồ gốm, đồ đá, đồ đồng , sưởi ấm trong hang đá...
" Con ngựa trên trương" là chỉ những kẻ xâm lăng, xâm lược phương Bắc vốn là dân du mục. Họ giỏi cưỡi ngựa, yêu thích ngựa, thích dánh nhau, thích sống trên lưng ngựa. Họ đã từng lấy Trống Đông ra đúc thành ngựa để mang về nước ( Mã Viện) và cột đồng với lời đe doạ dân Giao chỉ là nếu để cột đồng đổ, dân nước Nam bị diệt dưới sự hung tàn của Người và Ngựa đến từ phương Bắc . Người Việt nam gắn bó với con trâu. Nhưoig Tầu gắn bó với con ngựa. Con ngựa Tầu bị chết trương vì nhân quả quá xấu của cả chủ lẫn ngựa. Ác quá.Chết trương mà không ai chôn cất.
Ba Vương là Ba Ông Vua vĩ đại nhất của mọi thời đại : Phục Hy, Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân
Ngũ Đế là : Đế Viêm, Đế Thần, Đế Tiết, Đế Thừa, Đế Minh. Đế cũng là Vua. Ngũ Đế này đã kế tục xuất sắc sự nghiệp của Đế Hoà- Phục Hy- A Di Đà. Đế Minh là Cha của Kinh Dương Vương và Ông nội của Lạc Long Quân.
Triều đại của Nguyễn Thận- Triệu Đà- Triệu Vũ Đế cũng tồn tại được 5 đời Vua, cũng có Ngũ Đế ( 206-111 năm trước công nguyên) . Đây là những người con , cháu, Hậu Duệ của các Vua Hùng. Dũng cảm giữ độc lập tự do. Đánh tan quân xâm lược phương Bắc, làm rạng rỡ non sông Nam Việt
Ù à, ù ập là lừa quân xâm lược phương Bắc sập bẫy trí tuệ Việt nam. Như Nguyễn Xí đã lừa Liễu Thăng bị sập bẫy ở cửa ải Chi Lăng vào thế kỷ XV . Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Trường Tộ, đều là các Hậu Duệ xuất sắc của các Vua Hùng và Thánh Tản Viên Nguyễn Tuấn.
1.8.4 Bằng nhân duyên Tâm Linh
Con người có tiền kiếp, có duyên lành và duyên ác. Có luân hồi để tu chuyển nghiệp . Nhưng có các Thánh Nhân được đầu thai lại vì Vận nước, nhiệm vụ của Phật, Mẫu, Ngọc Hoàng, Thánh, Thần giao phó. Chính vì vậy , bao giờ đất nước lâm nguy , lại có Tôi trung và Hiêmg tài xuất hiện. Những người " sống làm tướng, chết làm Thần" , " Sống tử tế, chết linh thiêng " là những người như vậy . Họ có trách nhiệm dựng nước và giữ nước. Mỗi người có nhân duyên khác nhau trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước, theo sự sắp xếp của Ngọc Hoàng và các Mẫu. Người làm Vua, người làm Văn Nho, người làm Võ Tướng, người chỉ làm Thầy. Những người có cùng tần số dao động của năng lượng tâm linh sẽ có nhân duyên gặp nhau trong cuộc đời. Cùng đoàn kết, chia sẻ, cùng quý mến, tôn trọng, yêu thương và biết ơn để có thể làm được những việc có ý nghĩa và theo sự phân công của Mẫu.
Mẫu sẽ giúp họ gặp nhau, nên duyên vợ chồng, anh chị em, mẹ con, cha con, họ hàng,bạn bè, đồng nghiệp đề cùng làm việc lớn, có ích cho đời.
Những bậc Thánh Nhân như Nguyễn  Trãi, Nguyễn Xí, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Băn Đồng, Nguyễn Thị Định, đều là các Thánh Nhân có trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
1.8.5 Qua chiến tranh Tâm linh
Người Tầu không bao giờ từ bỏ các thủ đoạn để thôn tính nước Nam . Từ thời Cao Biền và Hoàng Phúc, họ đã tìm cách yểm bủa trận trạch nước Nam để đô hộ lâu dài. Cao Biền đã viết " Cao Biền tấu thư địa ký kiến tự" gửi về cho Vua Đường Trung Tông. Theo Tấu Thư , Miền Bắc đến Ninh Bình, có 632 huyệt chính và 1517 huyệt bàng.
- Hà Đông có 81 Huyệt chính  và 246 huyệt bàng
- Sơn Tây có 36 Huyệt chính và 85 huyệt bàng.
- Phú Thọ, Vĩnh Yên và Phúc Yên có 65 huyệt chính và 155 huyệt bàng.
Riêng đất Thanh Oai và Cao Xá, thuộc Phong Châu cổ, được Cao Biền ca ngợi
" Cuộc đất Thanh Oai , hình thể rất lạ
Thuỷ Vượng 4 phương, án phát tam quy
Mạch kết bên hữu, khí dựng phía Tả,
Thần Đồng đứng trước, quỷ sứ nối sau,
Bảng vàng sớm chiếm, phúc lục dồi dào,
Nên phòng mạch tận không còn nối dòng"
" Thanh Oai , Cao xá thật có quý địa,
Nước khe theo mạch, về nơi đất bằng,
Hoa nở bên Bạch Hổ, sao hiện bên Thanh Long
Sơn Thuỷ dồi dào, khí thế xung mãn
Cầu gì hợp biểu , ngưu giác loan cung
Chủ khách đều tốt, tả hữu một lòng
Lòng hoa rộng mở, thế phát anh hùng
Văn chiếm đầu bảng, võ chiếm nguyên nhung
Sống lâu phú quý, lập nhiều kỳ  công."
Cao Biền biết rất rõ đất Phong Châu là nơi Địa Linh và đã có dã tâm trấn yểm. Nhưng có lẽ sau khi lên vùng Ba Vì, định trấn yểm từ gốc không được, bị Thánh Tản Viên nhổ nước bọt vào mặt, Cao Biền đi tìm các huyệt chính , ở nơi khác để trấn yểm. Lại có câu chuyện là Cao Biền không nuôi được âm binh " Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non " , nên đã thất bại. Năm 1405, Hoàng Phúc, hậu duệ hay là kiếp sau của Cao Biền sang lập bùa trấn yểm ở Bát quái sông Tô Lịch.
Một ẩn sĩ đã viết về chiến tranh Tâm linh :
" Thiếu gì những kẻ muốn xâm lăng,
Vũ khí hung tàn có thể ngăn,
Chỉ sợ Tâm Linh bầy cuộc  chiến,
Còn hơn là Địa chấn, Sơn băng
Như Hải tỉnh trong Quốc bảo minh,
Đời nào cũng có bậc anh minh,
Mỗi khi sông núi vang lời gọi,
Là có Rồng thiêng biến hữu hình."
Việt nam là tác giả của Kinh Dịch, Phong Thuỷ và Chủ nhân của Đạo Phật, Đạo Nho, Đạo Lão , nên đã vô cùng thông minh che dấu những giá trị thật, Mộ- Miếu thật, Đền Thờ , Đình và Chùa thật. Che mắtvker xâm lược bằng Mộ - Miếu, thờ vọng hay là  giả.
Đền thờ Vua Hùng ở Nghĩa Lĩnh, Lâm Thao, được lập từ thời Tự Đức, năm 1884. Được Pháp cho tiền nâng cấp năm 1912. Tất cả là đánh lừa quân xâm lược phương Bắc và phương Tây . Lăng vua Hùng duy nhất ở đây thực chất là mộ của một ông quan tên là Hồng. Được lập để quân Pháp không phá hoại mộ, đình , đền, miếu của  Tổ  tiên ở vùng Thanh Oai, Hà Đông, vốn là kinh đô Phong Châu cổ. Có từ thời Đế Minh và Kinh Dương Vương.

1.9 Các kết quả nghiên cứu Trống Đồng.

Đền Thờ Thần Trống Đồng có ở Đan Nê, Yên Định, Thanh hoá và tại đường Thuỵ Khê ven Hồ Tây. Tục truyền là thời Vua Hùng mang quân đi đánh quân xâm lược ở phía Nam, khi đi qua Thanh Hoá, gặp Thần Trống Đồng hiện lên , hứa với Hùng Vương, ngày mai Thần sẽ ra trận, giúp Vua đánh thắng quân xâm lược Chiêm Thành. Ngày hôm sau, khi giáp trận, có tiếng Trống Đồng thúc quân. Quân Việt Thường như được tiếp sức mạnh, quân Chiêm Thành hồn xiêu, phách lạc, khi nghe tiếng Trống Đồng. Vua Hùng thắng trận và để tạ ơn, trên đường về đã cho xây Đền Thờ Trống Đồng. Như vậy Trống Đồng là  một giá  trị văn hoá, triết học và văn minh tâm linh có từ thời Vua Hùng, cách thời đại hôm nay khoảng 5000 năm . Đền Thờ Thần Trống Đồng đã được lập tại phố Thuỵ Khê, từ thời nhà Lý, cách đây hơn 1000 năm , khi có chuyện anh em định giết nhau để cướp ngội Vua. Lúc đó Thần Trống Đồng lại hiện về, báo mộng cho Thái Tử Phật Mã, người sẽ làm Vua , về sự phản bội của hai người em. Sau khi lên ngôi, nhà Vua cho dựng đề thờ để hàng năm Vua quan cùng thề " Làm con phải hiếu với Cha Mẹ, làm tôi phải trung với Vua, ai trái lời này , trời tru, đất triệt". Những nghiên cứu về Trống Đồng đã khẳng định :
1. Trống Đồng là của người Việt nam, sản phẩm của văn hoá và văn minh tâm linh thuần Việt. Đây là thông điệp của Tổ Tiên người Việt gửi cho con cháu
2. Trống Đồng là báu vật linh thiêng để nối cõi âm với või dương, nói chuyện giữa người sống và người chết. Tiễn đưa linh hồn người chết về cõi vĩnh hằng , mời linh hồn người chết về vào ngày giỗ hàng năm.
3. Trống Đồng là linh vật để thờ cúng, thể hiện Đạo Hiếu, Đạo Trung, Đạo Nhân Nghĩa , Đạo Âm Dương ,Ngũ Hành, Lịch âm, phong thuỷ, kinh dịch và cuộc sống của người Việt Thường.
4. Trống Đồng là vũ khí tâm linh để giữ nước và đuổi giặc ngoại xâm. Trống Đồng đã làm quân xâm lược phía Bắc phải bạc tóc trong một đêm. Vì vậy từ thờ Vua Hùng, Triệu Đà, Hai Bà Trưng , Trống Đồng là trống trận. Quân xâm lược phương Bắc rất sợ và thù ghét Trống Đồng
5. Trống Đồng không có đáy, bên trong Trống Đồng chứa năng lượng Tâm Linh rất cao. Các hình tượng, linh vật trên trống đồng đều được sắp xếp đúng chỗ. Phù hợp với Thiên Địa Nhân, Đạo Trời, Đạo Đất, Đạo Nhân được hợp nhất trên Trống  Đồng
6. Trống Đồng là bài ca hạnh phúc, độc lập, tự do đầu tiên của nhân loại. Các linh vật đều đi về bên trái, ngược chiều kim đồng hồ một cách rất vui vẻ. Đi về bên trái, ngược chiều kim đồng hồ là về cội nguồn, bề với Mẹ, với Mẫu
7. Trống Đồng là Linh Phù của người Việt nam, cung cấp năng lượng tâm linh cho con người . Tụ Thiên Khí, Địa Khí và Nhân Khí trong lòng Trống Đồng
8. Trống Đồng được đúc đầu tiên ở Phong Châu cổ. Năm 1984, Trống Đồng được đú thành công lần đầu tiên ở Quân chủng Hải Quân
9. Các học giả nước ngoài nghiên cứu về Trống Đồng cả 100 năm nay, nhưng không bao giờ hiểu được ý nghĩa của Trống Đồng, không biết Trống Đồng nói gì.
10 . Trống Đồng và Cồng Chiêng là một dàn nhạc vĩ đại , tạo nên đủ các âm thanh, nhạc điệu , như các nhạc cụ hiện đại : Piano và Violong. Âm thanh, âm nhạc là bất biến với thời gian, không gian . Không lời nhưng lại diễn đạt tốt nhất tình yêu, lòng biết ơn, sự dũng cảm, sự hoà âm với muôn loài, vạn vật và các linh hồn.

2. Các giá trị và các giai đoạn phát triển văn hoá

Phục Hy đã tổng kết nền văn hoá Hoà Bình và văn minh nông nghiệp phát triển rực rỡ từ 16000 năm đến 6000 năm trước công nguyên bằng Kinh Phật A Di Đà và Kinh Dịch. Hình thành Đạo Phật, Đạo Mẫu và Đạo Nho của người Việt
Vua Thần Nông đã sáng tạo ra văn minh lúa nước và tên gọi của dân tộc là Việt Thường
Nguyễn Minh Khiết- Đế Minh , vợ Đỗ Quý Thị - Hương Vân Cái Bồ Tát và con là Lộc Tũ- Kinh Dương Vương là những người khởi đầu phát triển Đạo Thờ Mẫu, Đạo Phật, Đạo Nho và lãnh đạo các cuộc kháng chiến vệ quốc đầu tiên của nước Việt. Khoảng 3500 năm trước Công nguyên
Lão Tử là người đã tổng kết triết học, văn hoá, đạo đức và văn minh tâm linh của 3000 năm dượng nước và giữ nước của các Vua Hùng vào khoảng 500 năm trước công nguyên. Hình thành Đạo Lão, Đạo Giáo với 81 bài thơ của Đạo Đức Kinh. Đạo Phật, Đạo Nho, Đạo Lão Việt nam là thống nhất, sản phẩm của triết học, văn hoá , văn minh và Đạo Đức của người Việt nam.
Từ hơn 2000 năm nay, với các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, bị sự đô hộ của Trung quốc, Pháp, Nhật, Mỹ, bị ảnh hưởng của nền triết học , tư tưởng, văn hoá và văn minh phương Tây, lịch sử, văn hoá, văn minh, triết học của Tổ Tiên người Việt đã bị thay đổi , pha trộn và biến dạng. Nhiều người đã mắc mưu anh Tầu, anh Tây, anh Nga và ngoại bang, nghi ngờ hay từ bỏ các giá trị lịch sử, triết học, văn hoá và văn minh của Tổ Tiên người Việt.

2.1 Những sai lầm chính là :

2.1.1. Không thừa nhận Vua Phục Hy, Thần Nông, Nữ Oa là người Việt nam. Đều theo sách Tầu cho rằng các Cụ là người phương Bắc. Không nghiên cứu kỹ nền Văn hoá Hoà bình, nền văn minh nông nghiệp, văn minh lúa nước . Không biết rằng các nền văn hoá và văn minh trên là ra đời ở Việt nam và đi khắp Đông , Tây , Nam , Bắc do các cuộc Thiên di , do nước biển dâng. Không biết hay không thừa nhận là biên giới phía Bắc của Việt nam là đến phía Nam sông Dương Tử. Người Việt đã là chủ nhân vùng đất này từ khoảng 7000 năm trước công nguyên. Nhà nước Cực Lạc vủa Vua Phục Hy ra đời vào năm 6000 trước công nguyên. Có trước nhà nước đầu tiên của phương Bắc là nhà Hạ, khoảng gần 4000 năm
2.1.2 Vì cho rằng Phục Hy là người Tầu nên cho rằng Kinh Dịch và Phong Thuỷ là của phương Bắc. Thầy Tầu giỏi hơn thầy Nam về dịch lý và phong thuỷ
2.1.3 Không biết Vua Phục Hy chính là Sư Tổ A Di Đà. Không biết Tây phương Cực Lạc ở Thạch Thất. Ba Vì là nơi Vua Phục Hy tu đắc đạo. Vì vậy cho rằng quê hương của Đạo Phật phải là Ấn Độ.
2.1. 4 Không biết Hương Vân Cái Bồ Tát Đỗ Quý Thị là chủ môn phái Bà La Môn. Bà đã có công lớn trong phát triển Đạo Mẫu, Đạo Phật, Đạo Trung, Đạo Hiếu, Đạo Nhân, Đạo Nghĩa. Đẻ ra Lộc Tục -  Kinh Dương Vương- Vua nước Xích Quỷ- Ngọc Hoàng Thượng Đế
2.1. 5 Cho rằng không có tộc Hồng Bàng và thời đại Hùng Vương. Cho rằng đây chỉ là câu chuyện truyền thuyết về Âu Cơ và Lạc Long Quân. Không biết chúng ta có 108 Vua Hùng và thời đại Vua Hùng, nhà nước Văn Lang kéo dài hơn 3000 năm . Với một nền văn hoá , văn minh rực rỡ, hơn hẳn nhà Hán và các triều đại phong kiến Trung quốc.
2.1.6 Cho rằng Lão Tử và Đạo Đức Kinh là của nhà Hán. Không biết rằng Đạo Đức Kinh là sản phẩm , tổng kết các giá trị tinh hoa của văn hoá, triết học, đạo đức, văn minh của hơn 3000 năm dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng. Kế thừa và phát triển Đạo Nho, Đạo Phật, Đạo Mẫu của Phục Hy, Thần Nông, Hương Vân Cái Bồ Tát , Kinh Dương Vương và các Vua Hùng . Lão Tử là thầy dậy của Khổng Tử. Lão Tử có trách nhiệm truyền đạt các tư tưởng triết học, văn hoá, nhân, nghĩa, lễ, trí , tín , Đạo Trời, Đạo Đất và Đạo Người cho các nhà Nho và triều đình nhà Chu. Mục đích là giữ hoà bình, không có chiến tranh, không chế tạo vũ khí, không làm việc ác, sống nhân nghĩa và thân thiện giữa người phương Bắc và phương Nam. Nhưng đã không ngăn được dã tâm xâm lăng của người Tầu. Vì sự tham, sân, si của những người lãnh đạo .
2.1.7 Tôn thờ Đạo Khổng, Đạo Nho Tầu. Đây là Đạo dậy làm Vua, làm quan, làm người quân tử, trọng nam, khinh nữ, cai trị và áp đặt dân. Đạo Khổng chỉ dành cho tầng lớp trên, xa rời cuộc sống của người dân. Thua xa Đạo Đức Kinh của Lão Tử và Đạo Nho , Đạo Phật của Phục Hy. Đạo Nho Tầu, Nho Khổng sử dụng Kinh Dịch và phong thuỷ để bói toán và yểm bùa , trấn trạch. Thần bí hoá , mê tín hoá Thánh Thần bằng tà đạo, tà thần . Cao Biền , Hoàng Phúc và các phù thuỷ Tầu đã tìm mọi cách yểm bùa , trấn trạch ở Phong Châu, Ba Vì , Hồ Tây, sông Tô Lịch, sông Hát, sông Hồng, sông Mã....họ cũng tìm mọi cách trấn yểm mộ, miếu, chùa, đình , đền ...linh thiêng của Tổ Tiên người Việt.
2.1.8 Tôn thờ và lựa chọn các chủ nghĩa, các tư tưởng triết học, các Đạo của nước ngoài : Chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa và tư tưởng Mác- Lê- Stalin- Mao Trạch Đông- Đặng Tiểu Bình, Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo nước ngoài. Người Việt trở nên vô thần, duy vật hay duy tâm, sao lãng chuyện thờ cúng Tổ Tiên, chăm sóc mồ mả , không sợ nhân quả, nghiệp báo, nghiệp chướng
2.1.9 Do những sai lầm nêu và những lý do khách quan và chủ quan của lịch sử, nên đã dẫn đến những định nghĩa, quan niệm, lựa chọn và ứng xử của nhiều người là không đúng. Mất đoàn kết dân tộc, suy đồi về đạo đức, phụ thuộc vào Trung quốc, Liên xô từ những năm 1950 , để giải phóng đất nước khỏi sự xâm lược của Pháp và Mỹ. Đấu tranh giai cấp, ai thắng ai, phê và tự phê, cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, nhân văn giai phẩm, " hạnh phúc là đấu tranh" , " trí,  phú, địa , hào, đào tận gốc , trốc tận rễ " . " dân giầu, nước mạnh" ....đã làm cho " Quốc không Thái, Dân không an " . " Không rửa được nỗi nhục ngàn thu, chưa dựng được nền thái bình muôn thuở". Tạm lo đủ ăn cho dân, nhưng không lo được tang cho người chết, tế lễ Tổ Tiên . Đặc biệt là những người là nghĩa sĩ, liệt sĩ, tử sĩ đã chết trong 69 năm qua : chết đói, chết khát, chết trận, bị giết, bị chết oan. Cũng không biết tế lễ Tổ Tiên ở đâu và không bảo vệ được mồ mả Tổ Tiên. Trung , Hiếu, Nhân, Nghĩa bị chìm xuống. Bất Trung, bất hiếu, bất nhân, bất lễ, bất nghĩa đang nổi lên . Cuộc sống mất  cân bằng âm dương, coi trọng Kim, Thổ ( Người có quyền và có tiền ) ,coi thường Thuỷ, Mộc và Hoả ( Nông dân, kẻ sĩ và người lính). Người dân mất niềm tin, kẻ sĩ quay mặt đi, tà thần thắng chính thần. Giả dối đang ngự trị và điều hành.
Chúng ta cần phải quay về cội nguồn, sử dụng các giá trị văn hoá, văn minh, triết học và đạo đức học của Tổ Tiên.

2.2 Thờ cúng Tổ Tiên

Đạo quan trọng nhất của người Việt là thờ cúng Tổ Tiên. Đây là Đạo Hiếu, Đạo Trung, Đạo Nhân , Đạo Nghĩa. Việc thờ cúng Tổ Tiên là thể hiện tình yêu, sự kính trọng, biết ơn và tin cậy của con người vào các linh hồn của người đã chết. Tang lễ của người chết được tổ chức trang trọng, linh thiêng, cảm động, đúng các nghi thức truyền thống. Mục đích là tiễn đưa người chết về cõi vĩnh hằng. Lo tang cho người chết và lo tế lễ Tổ Tiên là những lễ nghi không thể thiếu đượcQuan trọng nhất là ngày giỗ, ngày kỵ của Tổ Tiên, các Kỵ, Cụ, Ông Bà, Bà Cô Tổ , Cha Mẹ, Vợ Chồng, con cái. Họ hàng, anh chị em, bạn thân...Ngày này là ngày người sống thể hiện lòng biết ơn và Nhân. Nghĩa, Lễ, Trí , Tín  của người sống với người chết

2.3 Đạo Phật và Đạo Mẫu

Đạo Phật và Đạo Mẫu có những nét tương đồng, phản ánh tình thương yêu, lòng biết ơn và trí tuê của con người Việt nam . Nét văn hoá độc đáo ở Việt nam là Phật với Mẫu là một. Mẫu là Phật Bà Quan âm, là Quan thế âm Bồ tât, là Hương Vân Cái Bồ Tát
Trung quốc và Ấn Độ đều đề cao vai trò người đàn ông và coi thường vai trò người Phụ nữ. Người Việt nam tôn trọng Mẹ , Vợ và người phụ nữ. Vì đã tư gf là chế độ Mẫu Hệ. Rồng được gọi là Mẹ. Phượng được coi là Cha. "
"Lệnh  ông, không bằng cồng bà", " Phúc Đức tại Mẫu " , " Công Cha như núi Thái sơn. Công Mẹ như nước trong nguồn chảy ra "
Bên cạnh gian thờ Phật trong các Chùa, bao giờ cũng có gian thờ Mẫu, Thánh , Thần nước Nam. Những người được tôn vinh là Đức Phật, Mẫu, Ngọc Hoàng, Thánh, Thần của Việt nam đều có Mẹ, có Mẫu, có quê hương, ngày giỗ, vợ, con....và thật sự có công với dân, với nước.

2.4 Đạo Nho, Kinh Dịch, Phong Thuỷ, Đạo làm người
Tác phẩm quan trọng nhất của Đạo Nho là Kinh Dịch và Phong Thuỷ. Khi chuyển sang Tầu và quay lại Việt nam đã trở thành công cụ để bói toán. Mất các giá trị của Triết học, văn hoá và văn minh. Đạo Khổng được tôn vinh, vì cho rằng Khổng Tử là người đã hoàn thiện Kinh Dịch của Phục Hy và Chu Văn Vương. Mọi người tôn vinh các thầy Tầu thực hành Phong Thuỷ. Nhưng các Cụ dậy " Tâm còn chưa sáng, Phong thuỷ vô ích " . Người Việt nam không dùng phong thuỷ để trấn yểm, hại người, hại dòng tộc, hại gia tộc và hại dân tộc. Cũng không bao giờ người Việt dùng bát quái , chôn người sống để trấn yểm long mạch, huyệt đạo . Các thầy phong thuỷ Việt nam không dùng âm binh, tà thần, vong, tà đạo để trấn yểm. Các thầy phong thuỷ Việt nam chân chính là không nói dối, không nói sai, không lậu thiên cơ, không làm việc thất đức để kiếm danh và lợi.
Chúng ta hay nói tới Đạo làm người của quân tử, người cầm quyền và  người có tiền là theo Đạo Khổng. Trong Đạo Khổng không dậy làm người nông dân, người thường, người nghèo như thế nào. Đạo Khổng trọng nam khinh nữ. Đạo Khổng dậy làm quan, Vua, thuật cai trị người khác. Khổng Tử có học Lễ của Lão Tử để dậy học trò. Khổng Tử biết Kinh Dịch khi đã già. Ông đã than rằng : "nếu ông biết kinh dịch sớm, đời ông đã không khổ như thế này". Chắc chắn Lão Tử đã dậy cho Khổng Tử Đạo Đức Kinh, Nhân , Nghĩa , Lễ , Trí , Tín. Đây chính là Đạo làm Người của người Việt nam. Đạo làm người chính là Nhân Nghĩa . Đúng theo lời của Cụ Nguyễn Trãi " Việc Nhân Nghĩa cốt ở yên dân". Trong nhân nghĩa có tình yêu thương và lòng biết ơn. Đây là hai chân, hai tay, hai tai, hai mắt ....của con người. Quyết định Đạo Đức con người.
Người phương Bắc, người phương Tây hay nghĩ bằng óc, tưởng Tim là Tâm. Người Việt nam nghĩ  bằng cái bụng, nghĩ bằng lòng tốt, nghĩ bằng tình yêu, nghĩ bằng sự biết ơn...Tâm của con người là cái Rốn. Nơi bắt đầu của sự sống

2.5 Lão Tử và Đạo Đức Kinh.

Lão Tử là một con người đặc biệt. Đạo Đức Kinh với 81 bài thơ của ông đã làm tốn nhiều giấy, bút và mực của nhiều kẻ sĩ và học giả trên toàn thế giới trong suốt 2500 qua. Lý lịch và sự nghiệp của ông được ghi chép trong Sử Ký Tư Mã Thiên. Được Tư Mã Thiên viết vào khoảng năm 100 trước công nguyên. Tức là sau thời đại của Lão Tử , Khổng Tử và Phật Thích Ca Mầu ni khoảng 4 thế kỷ. Có rất nhiều huyền thoại về Lão Tử . Có nhiều người cho rằng Lão Tử không phải là thầy dậy Lão Tử. Cho rằng  Lão Tử là người Tầu. Có nhiều Lão Tử để viết Đạo Đức Kinh. Theo Ngọc Phả Hùng Vương và Cổ Lôi Ngọc Phả và qua các kết quả nghiên cứu về Đạo Đức Kinh có thể khẳng định
2.5.1 Lão Tử là người Việt nam. Ông sinh ra và lớn lên ở vùng Kinh đô cổ của Vua Thần Nông, tức là Trầm Sơn Động. Mộ của ông ở gần Mộ Vua Thần Nông ( Tạ Việt Dũng và nnk)
2.5.2 Lão Tử sinh cùng thời với Khổng Tử và Thích Ca Mầu Ni. Tức là cách đây hơn 2500 năm . Thời của Vua Hùng, nhà nước Văn Lang , kinh đô là Phong Châu cổ. Vùng Sơn Tây, Hà Đông nằm gọn trong thành phố Hà nội từ 2008.
2.5.3 Lão Tử viết Đạo Đức Kinh vào khoảng 500 năm trước công nguyên.
2.5.4 Lão Tử đã thừa hưởng Đạo Phật, Đạo Nho, Đạo Mẫu và tổng kết các giá trị về văn hoá, minh, triết học, Đạo đức, Dự báo gần 3000 năm của Vua Hùng để viết Đạo Đức Kinh. Đạo đức Kinh là một tác phẩm triết học, giải thích nguồn gốc của vũ trụ, con người và muôn loài, dậy Đạo làm người và cách ứng xử với Trời, Đất, muôn loài và vạn vật.
2.5.5 Các định nghĩa, quan niệm, quan điểm và cách ứng xử của con người trong Đạo Đức Kinh là thống nhất với Đạo Phật, Đạo Nho, Đạo Mẫu, Đạo Trung, Đạo Hiếu của Việt nam .
2.5.6 Lão Tử là thầy dậy của Khổng Tử và các Hán Nho. Khổng Tử gọi Lão Tử là Rồng. Lão Tử đi đâu cũng thường cưỡi trâu, từ phương Nam . Nhiệm vụ của Lão Tử là dậy về Đạo Đức, về nhân , nghĩa, lễ, trí, tín, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Dậy tình yêu các giá trị tinh thần, yêu hoà bình, chống chiến tranh và không sản xuất vũ khí.
2.5.7 Đạo Đức Kinh dậy con người biết sống khiêm tốn, không cạnh tranh, không tự kiêu, tôn trọng độc lập tự do, không sợ, không tham, không sân, không si...
2.5.8 Đạo Đức Kinh dậy Đạo làm người cho mọi tầng lớp. Không phân biệt giầu nghèo, không áp đặt ý kiến của mình. Sống VÔ VI. Không trọng danh và lợi.

3. Sơ lược lịch sử Việt nam

3.1 Những nhầm lẫn vì thiếu thông tin hoặc muốn đồng hoá

3.1.1 Trong Việt nam sử học, tác giả Trần Trọng Kim viết " Tích Quang và Nhâm Diên sang làm Thái Thú tại Giao Chỉ và Cửu Chân ( hai quận lớn nhất trong chín quận của Việtnam ) dậy dân điều lễ nghĩa, cưới vợ hỏi chồng, dùng cầy bừa mà cày cấy ruộng , vì trước đó dân Giao chỉ chỉ biết săn bắn và chài lưới ". " Truyện đời Hồng Bàng không chắc là chuueenj xác thực."
3.1.2 Sử gia Đào Duy Anh viết "
3.1.3 Đại Việt sử ký toàn thư chỉ nói có 8 trang về Tổ tiên người Việt, trong có ba trang là truyền thuyết . Những thông tin chính là ;
"  Thời Hoàng Đế dựng muôn nước , lấy địa giới là Giao Chỉ ở phía Tây Nam, xa ngoài đất Bách Việt. Vua Nghiêu sai Hy Thị đến Nam Giao để định đất Giao Chỉ ở phương Nam."
" Kinh Dương Vương tên huý Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông....Vua là bậc Thánh trí....cai quản phương Nam , gọi nước là Xích Quỷ "
" Lạc  Long Quân tên huý  là Sùng Lãm con của Kinh Dương Vương Vua lấy con gái Đế Lai
là Âu Cơ, sinh ra 100 con trai  ( tục truyền là tổ Bách Việt)
" Hùng Quốc Vương con Lạc Long Quân , đóng đô pử Phong Châu...Quốc hiệu là Băn Lang..." ( Nước này phía Đông giáp Nam Hải, phía Tây giáp Ba Thục, Bắc là Hồ Động Đình, Nam là Hồ Tôn".
3.1.4 Nhà Tần đến đời Nam Hán, các Hán Nho đã viết trong " Thuỷ kìnhhus sơ như sau ;
" Nước Giao Chỉ có tám giống Man, xăm trán, giao ngón chân, có giống không ăn ngũ cốc...dân nói tiếng như chim."
3.1.5 Những năm 2000 các học giả Trung quốc viết bộ " Thông sử cho thế giới vạn năm " có viết :
"Khoảng 2000 năm trước công nguyên, bán đảo Đông Dương bước vào thòi kỳ Đồ Đá mới "
" Người Lạc Việt là một nhánh của Bách Việt ở phía  Nam Trung quốc, họ tiến xuống châu Thổ sông Hồng và ổn định nghêg nông".
3.1.6 Các học giả phương Tây đã viết :
" Người Trung Hoa trốn lạnh hay vì một lý do chính trị di cư xuống miềm đất hoang tạo thành nước Việt nam.
" Người Việt nam là một bộ phận tiền đồn của Văn minh Trung Hoa chọc xuống Đông Nam Á."
3.1.7 Từ năm 1879 đến 1906 người Pháp đặt ra chương trình giáo dục ở ba xứ, học sinh phải học " Tổ Tiên là người Gauloir "

3.2 Lịch sử Việt nam thời tiền sử

3.2.1 Nền Văn hoá Hoà Bình của Người Việt cổ : 16 000 năm trước công nguyên
3.2.2 Nhà nước Cực Lạc , Vua Phục Hy : 6000 năm trước công nguyên
3.2.3 Họ Hồng Bàng ( 2879-258 TCN , BC ) : Đế Minh ( Nguyễn Minh Khiết ) là cháu ba đời Vua Thần Nông, đi tuần thủ phía Nam núi Ngũ Lĩnh ( tỉnh Hồ Nam của Trung quốc) gặp nàng Tiên , lấy nhau. Đẻ ra Lộc Tục, Kinh Dương Vương. Đế Minh truyền ngôi cho Đế Nghi, làm Vua phương bắc và phong cho Kinh Dương Vương , làm Vua phương Nam : Bắc là Hồ Động Đình ( Hồ Nam), Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Nam Hải,  Nam giáp Hồ Tôn ( Chiêm Thành. Kinh Dương Vương làm Vua nước Xích Quỷ, lên ngôi Vua vào năm 2879 trước công nguyên . Kinh Dương Vương lấy Động Đình Quân, đẻ ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái Vua Đế Lai , là Âu Cơ , đẻ ra 100 trứng ( 100) con trai. Xét từ đời Kinh Dương Vương đến Vua Hùng thứ 18 là 2879 - 258 = 2622 năm. Mỗi Vua trị vì 150 năm . Thấy đây là điều vô lý nên mọi người nghi ngờ về thời Vua Hùng , Hồng Bàng và chuyện đẻ ra 100 trứng. Sử cũ cũng chéo là Thục Phán là nhà Thục, Trệu Đà là nhà Tần, người Tâu. Cho rằng chuyện Phù Đổng Thiên Vương và Thánh Tản Viên là không có thật.
3.2.4 Từ những nghiên cứu nêu trên và Ngọc Phả Hùng Vương có thể viết lại thời kỳ tiền sử của dân tộc Việt nam như sau :
Từ thời Vua Phục Hy ( 6000 năm trước công nguyên ) đến Hậu Duệ là Đế Minh ( Nguyễn Minh Khiết) kéo dài khoảng 2500 năm . Phục Hy là tên hiệu của một thời đại, có các Vua ( Đế ) trị vị nhà nước Cực Lạc và Viêm Bang. Phục Hy chính là Phật A Di Đà . Ngài tu đắc đạo trên núi Ba Vì, Sơn Tây, nhờ tiếp được Thiên Khí , Địa Khí và Nhân Khí của Tổ Tiên người Việt và nền Văn hoá Hoà Bình, ta đời ở Việt nam từ khoảng 16 000 năm trước công nguyên. Nhài  là tác giả của Kinh Dịch, Phong Thuỷ. Nghĩa là người sáng lập ra Đạo Phật và Đạo Nho. Đạo Phật và Đạo Nho Việt là sản phẩm tinh thần của Văn Hoá Hoà Bình, Văn minh nông nghiệp và Đạo Mẫu của Tổ Tiên Người Việt. Đóng Kinh đô ở Thạch Thất, Ba Vì, Quốc Oai, Chương Mỹ, Sài Sơn. Chùa Tây Phương, Chùa Cực Lạc , Chùa Thầy, Chùa Trầm ...là những ngôi Chùa dậy Đạo Phật , Đạo Nho, Đạo Mẫu, Đạo Thờ cúng Tổ Tiên. Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ , thinh vượng, thanh hương của nhà nước Cực Lạc. Biên giới phía Bắc của đất nước vươn tới lưu vực sông Hồng Hà và sông Dương Tử. Người Việt có Đầu ở vùng Châu Thổ Sông Hồng, sông Mã. Nơi đây có các Huyệt Đạo, Đại Long Mạch của đứt gẫy sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Lam...nhận Địa khí có các đỉnh núi linh thiêng Ba Vì, Tam Đảo, Yên Tử, Hồng Lĩnh nhận Địa Khí. Có lịch sừ phát triển nông nghiệp, đồ đá, đồ đồng , âm nhạc, công nghiệp sớm nhất của nhân loại nhờ có Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân hoà. Do nước biển dâng, người Việt đã phải di cư ba lần cách đây vào khoảng 14 000 , 11 500 và 8500 năm. Người Việt nam đã đi lên phía Bắc, qua Tây , sang Đông và xuống Nam .
Thần Nông ( Đế Thần) là hậu duệ của Vua Phục Hy. Dậy người Việt trồng lúa nước . Bắt đầu dùng váy, xiêm , gọi là thường, để chắn bùn khi cầy cấy . Nên gọi là Việt Thường. Kinh đô chính của Đế Thần là vùng Trầm Sơn Động , Hà Đông. Đế Tiết , em Thần Nông là Đức Thánh Cả. Đế Thừa, Sở Minh Công , em Đế Thần là Đức Thánh Hai. Đế Thừa đẻ ra Tam Toà Đức Ông là Nguyễn Long Cảnh, làm Chúa Trưởng Chiêm Thành, Nguyễn Nghi Nhân làm Chúa Trưởng nước Sở và Nguyễn Minh Khiết, đứng đầu đất nước. Đế Minh là Khương Thái Công. Thời gian này là khoảng 3500 năm trước công nguyên.
Người  phương Bắc có nguồn gốc từ đất Mông cổ ngày nay, là dân du mục, thích săn bắn, thích cưỡi ngựa, thích dùng sức mạnh, thích có chiến tranh hình thành nhà nước đầu tiên là nhà Hạ , khoảng 2200 năm trước công nguyên, nhà Chu 1000 năm trước công nguyên
Đế Minh là cháu ba đời của Thần Nông, ( Đế Thần) . Ông lấy Đỗ Quý Thị. Bà chính là Hương Vân Cái Bồ Tát, Mẫu Thượng Thiên, Chủ môn phái Bà La Môn, chị của Bát Bộ Kim Cương. Nguyễn Minh Khiết truyền ngôi cho con là Đế Nghi. Làm Vua phương Bắc, lưu vực sông Hoàng Hà và phía Bắc sông Dương Tử. Kinh Dương Vương làm Vua nhà nước Xích Quỷ. Có biên giới phía Bắc là Hồ Động Đình, phía Nam sông Dương Tử và núi Ngũ Lĩnh. Vó ngọn Quế Dương và Thiên Đài để bố cáo trời đất. Kinh đô đóng ở Phong Châu cổ, bao gồm vùng Ứng Hoà, Thanh Oai, Hà Đông, Thanh Xuân . Kinh Dương Vương dựng họ Hồng Bàng. Vì vợ Hồng Đăng Ngàn, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Đệ nhị . Hai vợ chồng đẻ ra Ngũ Vị Tôn ông : Nguyễn Nghiêm, Nguyễn Quyên, Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Khoản ( Lạc Long Quân) . Vợ là Mẫu Âu Cơ, Mẫu Thoải, Mẫu Nam Hải, Quan âm bồ tát, Đệ tam Mẫu. Tục truyền là Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra 100 trứng ở Đền Lăng Xương, gần núi Ba Vì, nay là Huyện Thanh Thuỷ, Phú Thọ. 100 trứng nở thành 100 người con trai. Dựng nên nhà nước Văn Lang, Vua Hùng, hơn 108 đời nối nghiệp , kéo dài hơn 3000 năm. Kết thúc vào năm 258 trước công nguyên. Thánh Tản  Viên Nguyễn Tuấn, cũng được đẻ ở Đền Lăng Xương, là Thần núi Sơn Tinh, trở thành con rể của Vua Hùng 108. Sau khi dẹp xong quân xâm lược, Thánh Tản Viên giao lại ngôi Vua cho Lê Thục Phán . Lê Thục Phán xây thành Cổ loa. Đặt quốc hiệu là Âu Lạc, tự phong là An Dương Vương. Nguyễn Thận ( 256-136 TCN) là con của Hùng Dực Công, hậu duệ của Vua Hùng. Vì Thục Phán đã giết 20 Hoàng tử, 6 công chúa của Hùng Duệ Vương ( Bác của Nguyễn  Thận ) , nên ông đã phải lánh nạn sang Bắc quốc , là con nuôi của Triệu Cao, nên đổi tên là Triệu Đà. Khi  Triệu  Cao ốm sắp chết, nhà Tần suy yếu , ông dặn Triệu Đà : " Nhà ngươi là hậu duệ của Vua Hùng cần có chí phục quốc ".  Triệu Cao chết , Triệu Đà thống lĩnh quyền bính. Chiêu mộ binh sĩ, tích chứa lương thực , phục quốc , diệt Thục, tiến đánh Trường Sa, khôi phục lại giang sơn Triều Đại các Vua Hùng. Triệu Đà trở thành Vua nước Nam Việt, lấy tên hiệu là Triệu Vũ Đế. Đóng kinh đô ở Quảng Châu. Có công bảo vệ đất nước, giữ vững lãnh thổ của nhà nước Văn Lang, có từ thời Vua Hùng. Ông chống ngoại xâm , giúp Nam Việt thoát khỏi ách đô hộ của nhà Hán , diệt Thục Phán vì mắc tội giết các con cháu Vua Hùng và tự xưng Vương. Triệu Vũ Đế và các con cháu tồn tại được 5 đời từ năm 207 đến  năm 111 trước  công nguyên.
Trần Hưng Đạo đã khuyên Vua nhà Trần, khi Vua hỏi  " Nếu có điều chẳng may mà giặc Phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách thế nao" , Vương đã trả lời:
" Ngày xưa Triệu Vua dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làmvkees Thanh dã ( Vườn không nhà trống ) , đại quân ra Khâm Châu, Liên Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau...Vả lại khoan thư sức dân để kế sâu rễ bền gốc đó là thượng sách giữ nước vậy"
Nguyễn Trãi , đã khẳng định trong "Bình Ngô Đại Cáo " :
" Xét như nước Đại Việt ta
Thực là một nước văn hiến
Cõi bờ sông núi đã riêng
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước
Cùng Hán , Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương
Tuy mạnh yếu vó lúc khác nhau
Song hào kiệt không bao giờ thiếu "
Lê Văn Hưu, đã viết trong  Đại Việt Sử Ký Toàn Thư về Triệu Vũ Đế :
" Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di chỉ xem ở Đức mà thôi. Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tựnlamf Đế trong nước, đòi ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là " Lão Phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói to lắm lắm vậy. Người làm Vua nước Nam sau này nếu biết bắt chiếc Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được "
Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết bản trường ca " Lịch sử nước ta năm 1942 đã ca ngợi :
" Triệu Đà là vị hiền quân
Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời"

3.3 Sơ lược lịch sử Việt nam

3.3.1  Văn Hoá Hoà Bình và Văn minh Nông nghiệp bắt đầu ở Đồng bằng Châu Thổ sông Hồng, sông Mã và sông Lam từ 16000 ngàn năm trước công nguyên
3.3.2 Do nước biển dâng vào các năm cách đâyv14 000, 11 500 và 8500 năm , người Việt đã đi khắp Thái Bình Dương. Mang các giá trị của nền văn hoá Hoà Bình, văn minh nông nghiệp, đồ đá, đồ gốm của người Việt đi lên phía Bắc, xuống phía Nam, qua Đông , đến châu Úc, châu Phi và Châu Á.
3.3.3 Vua Phục Hy - A Di ĐÀ tu đắc đạo Phật ở núi Ba Vì, lập nhà nước Cực Lạc với Kinh đô ở vùng Thạch Thất, Ba Vì, Quốc Oai, Chương Mỹ...vào năm 6000 trước công nguyên . Phục Hy là tác giả của Kinh Phật, Kinh Dịch và Phong Thuỷ. Thời đại của Vua Phục Hy kéo dài khoảng 2500 năm với các Đế ( Vua) . Đế Viêm là Vua nước Viêm Bang, đống đô ở Sài Sơn. Thần Nông ( Đế Thần ) là người dậy người Việt trồng lúa nước. Phụ nữ Việt mặc váy và xiêm, gọi là thường để chắn bùn khi cầy cấy lúa. Nên hình thành Việt Thường. Kinh đô của Đế Thần là vùng núi Trầm và Chùa Trầm ngày nay.
3.3.4 Đế Minh , Nguyễn Minh Khiết là Cha của Kinh Dương Vương, chồng của Đỗ Quý Thị - Mẫu Thượng Thiên - Hương Vân Cái Bồ Tát- Giáo chủ Bà La Môn. Thời kỳ này là vào khoảng 3500 năm trước công nguyên. Nhà nước là Xích Quỷ. Kinh đô là Phong Châu cổ : Thanh Oai, Ứng Hoà, Chương Mỹ, Quốc Oai, Hà Đông, Thanh Xuân. Hình thành tộc Hồng Bàng. Kinh Dương Vương lấy Bà Hồng Đăng Ngàn- Mẫu Thượng Ngàn- Quan Âm Bồ Tát và để ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, con của Đế Lai. Người con cả của Lạc Long Quân là Nguyễn Lân- Hùng Quốc Vương. Vợ của Hũng Quốc Vương là Nguyễn Thị Nghĩa, Mẫu Địa, đệ tứ Mẫu. Lấy tên nước là Văn Lang. Biên giới phía Bắc . Thời đại 108 Vua Hùng kéo dài hơn 3000 năm, kết thúc vào năm 258 trước công nguyên
3.3.5 Lão Tử là người Việt nam, sinh cùng thời với Khổng Tử và Thích Ca Mầu Ni. Lão Tử đã tổng kết các giá trị Văn hoá của thời đại Vua Hùng và kế thừa các giá trị triết học của Kinh Phật , Kinh Dịch , Đạo Mẫu, Phong Thuỷ trong 81 bài thơ của Đạo Đức Kinh. Hình thành Đạo Lão hay Đạo Giáo vào 500 năm trước công nguyên
3.3.6 Thánh Tản Viên Nguyễn Tuấn là con rể của Vua Hùng. Ông tiếp tục sự nghiệp của thời đại Vua Hùng. Tiếp theo là Lê Thục Phán An Dương Vương. Đổi tên nước là Âu Lạc. Đóng kinh đô ở Cổ Loa. Xưng là An Dưong Vương . Thời kỳ này kéo dài 51 năm từ năm 258 đến năm 207 trước công nguyên.
3.3.7 Nguyễn  Thận - Triệu Đà - Triệu Đà - Triệu  Vũ Đế ( 256-136 trước công nguyên) là hậu duệ của Vua Hùng. Biên giới nhà nước Văn Lang thời Vua Hùng đã được khôi phục . Bình đẳng với nhà Hán . Đất nước thái bình. Nhờ Đạo Đức trong sáng của Triệu Vũ Đế. Nhà nước Nam Việt tồn tại 5 đời Vua , từ năm 207  đến năm 111 năm trước công nguyên. Tổng cộng là 96 năm .
3.3.8  Tầu chiếm nước ta lần đầu : năm 111  trước công nguyên
3.3.9.  Hai Bà Trưng đánh Tầu thu hồi 65 tỉnh thành : Năm 40 sau công nguyên. Hai Bà đóng kinh đô ở Phong Châu cổ. Đất nước độc lâp đến năm 43
3.3.10 Bà Triệu khởi nghĩa : Năm 248
3.3.11  Vua Lý đánh Tầu : 544
3.3.12 Tầu  lấy nước ta  :  603
3.3.13  Vua Ngô khởi nghĩa : 939
3.3.14. Đời Vua Đinh 12 năm : 968
3.3.15  Đời Vua Tiền Lê 29 năm : 981
3.3.16 Đời Vua hậu Lý 215 năm : 1010
3.3.17. Lý Thường Kiệt đánh Tầu : 1075
" Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư,
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư "
Bài thơ trên của Lý thường Kiệt, là bản tuyên ngôn độc lập. Khiến kẻ thù phương  Bắc run sợ.
3.3.18  Đời Vua Trần  175 năm  : 1225
3.3.19.  Trần Hưng Đạo đánh Tầu : 1283
3.3.20. Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần : 1400
3.3.21  Tầu lấy nước ta.                         : 1407
3.3.22  Vua Lê khởi nghĩa                     : 1417
3.3.23 Nguyễn Trãi thay mặt Vua Lê đọc Bình Ngô Đại cáo : 1427
3.3.24 Đời Vua Hậu Lê , 360 năm :  1543
3.3.25  Vua Lê, Chúa Trịnh : 1545
3.3.26. Đời Vua Tây Sơn 24 năm : 1771
3.3.27  Nguyễn Huệ đánh Tầu.          : 1789
3.3.28. Nguyễn Anh liên hệ với Pháp, xin giúp đỡ : 1794
3.3.29  Gia Long lên ngôi Vua , 143 năm.                : 1802
3.3.30  Pháp bắt đầu đánh nước ta.                           : 1847
3.3.31.    Vua nhà Nguyễn hàng Tây                              : 1862
3.3. 32.  Hoàng Hoa Thám khởi nghĩa                         : 1889
3.3. 33. Phan Đình Phùng khởi nghĩa.                         :  1893
3.3.34. Trung Kỳ khởi nghĩa.                                          :  1916
3.3.35.  Thái Nguyên khởi nghĩa.                                    :  1917
3.3. 36.  Thành lập Đảng cộng sản Đông Dương.    : 1930
3.3.37.    Khởi nghĩa Yên Bái, Xô viết Nghệ Tĩnh.      : 1930
3.3.38.    Bắc sơn và Đô Lương khởi nghĩa.                : 1940
3.3. 39.    Nam Kỳ khởi nghĩa.                                           : 1941
3.3.40.     Thành lập Quân Đội Nhân Dân.                   :  1944
                         Thành lập đảng xã hội, đảng dân chủ
3.3. 41.       Việt nam Độc Lập.                                             : 1945
                       ( trích phụ lục trường ca Lịch sử nước ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 4.3.8 đến 3.3.41, viết năm 1942, có bổ xung của tác giả)
3.3. 42 Toàn quốc kháng chiến chống Pháp.               : 19/12/1946
3.3.43. Chiến dịch biên giới ,thông thương với Trung quốc Nga và các nước xhcn : 1950
3.3.44. Đại hội Đảng lao động  Việt nam lần thứ hai. : 1951
3.3.45   Chiến thắng Điện Biên. Hiệp định Giơ ne vơ. : 1954
3.3. 46.  Mỹ thay Pháp, thành lập Chính phủ Ngô Đình Diệm : 1955
3.3.47.   Đồng khởi ở Bên Tre.                                                           : 1959
3.3. 48.   Đại Hội Đảng lần thứ ba.                                                    : 1960
3.3..49.   Thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam.    : 1960
3.3.50.    Phong trào Phật Giáo ở Miền Nam.                                 : 1963
3.3.51.      Đảo chính Ngô Đình Diệm.                                                   : 1963
3. 3.52.   Chiến tranh phá hoại miền Bắc                                           : 1964
3.3. 53    Tổng tiến công ở các đô thị Miền nam , Mậu Thân.    : 1968
3.3.54.    Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần.                                             : 1969
3.3.55.     Điện Biên Phủ trên không.                                                   : 1972
3.3.56.    Ký kết hiệp định Paris.                                                            : 1973
3.3.57.     Trung quốc chiếm Hoàng Sa.                                               : 1974
3.3.57.     Thống nhất đất nước.                                                             :  1975
3.3.58.     Đại Hội Đảng lần thứ tư, thay tên nước, tên Đảng.    :  1976
3.3.59       Chiến tranh biên giớ Tây Nam.                                            : 1979
3.3.60.      Chiến tranh biên giới với Tầu ở phía Bắc.                        : 1979
3.3.61          Đại hội Đảng lần thứ năm.                                                     : 1980
3.3.62.       Đại hội Đảng lần thứ sáu.                                                       : 1986
3.3.63.      Trung quốc chiếm đảo Gạc Ma, Trường Sa.                     : 1988
3.3.64.      Hội nghị Thành Đô.                                                                     : 1991
3.3.65.       Gia nhập ASEAN.                                                                       : 1995
3.3.66.       Bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ.                     : 1999
3.3.67.       Gia nhập WTO
3. 3.68.       Mở rộng Thủ đô Hà nội.                                                            : 2008
3.3.69.         Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.                                          : 2010.
3.3.70.         Trung quốc đặt dàn khoan Hải Dương 981 tại biển Đông : 2014
3.3.71.            Công bố sự thật về lịch sử Việt nam , các giá trị văn hoá, triết học, văn minh Tâm linh                                                                                            : 2014

3.4 Dự báo tương lai :

Lời Sấm Trạng Trình lại linh ứng :
" Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân Dậu liên lai kiến Thái Bình "
Năm Giáp Ngọ ( 2014) , Ất Mùi ( (2015) sẽ có nhiều kẻ tự xưng là anh hùng bị chết hoặc bị lật đổ. Thế giới tự do hơn, trung thực hơn . Thay đổi tư duy, thay đổi cuộc sống. Đạo Phật, Đạo Nho, Đạo Lão được quan tâm nghiên cứu và chấp nhận
Năm Bính Thân ( 2016) và Đinh Dậu ( 2017) thế giới thái bình. Nhân loại sẽ hài lòng với Đạo Trường Xuân , được tổng hợp và kết tinh các tinh hoa của Đạo Phật, Đạo Lão và Đạo Nho. Chiến tranh, khủng bố, chia rẽ sắc tộc, mâu thuẫn sẽ giảm bớt. Văn minh Tâm Linh sẽ được thừa nhận là nền Văn minh thứ năm của nhân loại. Cả nhân loại sẽ nhân thức được Nhân Ái  và Nhân Nghĩa là Đạo Đức, Đạo làm người. Đạo Trời là Âm Dương, Đạo Đất là Ngũ Hành, Đạo Phật là Thiện và Ác. Đạo Nho là 8 quẻ dịch và Đạo Lão là Vô Vi.
Năm 2023, là năm kết thúc Vận 8 , vận của Phật. Bắt đầu vận 9 từ 2024, vận của Thánh Mẫu : Văn Minh Tâm Linh sẽ được đề cao. Đạo Phật, Đạo Nho và Đạo Lão sẽ trở thành Triết học của nhân loại
Năm 2035 , Việt nam được sánh vai với các cường quốc
Năm 2044 :
Lời Sấm của Trạng Trình sẽ thành hiện thực :
" Năm Trăm năm nữa,
Việt nam thái bình,
Mười phương tìm đến,
Con cháu lại về với Tổ Tông"
Cách đây 14 000 năm, 11 500 năm, 8500 năm, 200 năm, 100 năm, 60 năm, 40 năm, 35 năm...người Việt nam đã đi khắp nơi trên thế giới. Vì nước biển dâng, vì biến đổi khí hậu, vì chiến tranh, vì khác nhau về tư tưởng, triết học, văn hoá, quan niệm, nhân quả , nhiệm vụ, mưu sinh..Nay đã đến lúc các con, các cháu, các chắt lại sẽ quay về với Tổ Tông.
" Rửa sạch nỗi nhục ngàn thu
Dựng nền Thái bình muôn thuở ". ( Nguyễn Trãi)
Sẽ tìm về mái Chùa của quê hương vì :
" Mái Chùa che chở hồn dân tộc,
Ngàn năm sống mãi với Tổ Tiên "


4. Lịch Sử  và  Triết học Việt nam với tầm nhìn xanh

4.1 Những sai lầm

Lâu nay, vì những khoảng trống của lịch sử, các thế hệ học giả và kẻ sĩ Việt nam thiếu thông tin, nên đều mắc chung một lỗi :
- Cho rằng dân tộc Việt nam không có triết học, không có tư tưởng
- Cho rằng Việt nam phải vay mượn các tư tưởng triết học của Trung quốc, Ấn Độ, Nga, phương Tây...Vì vậy dân Việt nam tự ti, tin vào những điều đánh giá , nhận xét của Hán Nho và phương Tây là đúng
- Tin rằng dân Việt nam là có nguồn gốc từ phương Bắc, chỉ là một nhánh của Bách Việt.
- Tin vào sách Tầu, sử Tầu, Nho Tầu, Phật Tầu, Phật Ấn , Lão Tầu và các nghiên cứu của phương Tây. Vì với 22 cuộc chiến tranh với phương Bắc gần một ngàn năm bị Bắc thuộc, hơn 100 năm bị ảnh hưởng của Pháp, Nga, Trung quốc ....các sách, tài liệu và các giá trị văn hoá bị đốt, phá, xuyên tạc, thật giả lẫn lộn, nên con cháu đã không tin và nghi ngờ về lịch sử và triết học Việt nam.
- Vì lịch sử, văn hoá, triết học, văn minh tâm linh gốc của Việt nam đã bị người Tầu lấy về, thay đổi, hiểu sai...nên khi xuất khẩu lại  sang Việt nam đã gây những mâu thuẫn giữa Đạo Phật, với Đạo Nho, giữa Đạo Nho với Đạo Lão. Khi người phương Tây mang Thiên Chúa Giáo vào Việt nam lại có mâu thuẫn giữa Đạo Phật và Thiên Chúa Giáo
- Từ những năm 30 của thế kỷ XX, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa Mác - Lênin được du nhập vào Việt nam. Từ năm 1950 tư tưởng Mao Trạch Đông được chấp nhận ở  Việt nam. Mô hình nhà nước xô viết , với sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và công nông liên minh , đã loại những người trí thức và những  người biết làm ăn , doanh nhân ra khỏi xã hội bằng nhiều hình thức : cải cách ruộng đất, cải tạo thương nghiệp, nhân văn giải phẩm, xét lại, đấu tranh giai cấp, bài trừ mê tín dị đoan....Chủ nghĩa cộng sản, Thiên Chúa Giáo đếu không thừa nhận có linh hồn, vô thần, không thờ cúng Tổ Tiên, không biết đến nhân quả, tiền kiếp, luân hồi . Chủ nghĩa cộng sản lại mâu thuẫn với Thiên chúa giáo và chủ nghĩa tư bản. 100 năm nay liên tục có các cuộc chiến tranh, khủng bố, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng niềm tin. Vì nhân loại đã sử dụng những tư tưởng triết học lạc hậu, sai trái, nhầm lẫn, thiếu tình yêu thương, không có lòng biết ơn. Giả dối, tiền bạc, vô đạo đức, chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa cá nhân, tham lam vô độ, hận thù giai cấp, ngu si, bành trướng, thích quyền lực, danh và lợi đang dẫn con người đến diệt vong. Trong lò lửa chiến tranh, mâu thuẫn sắc tộc, ô nhiễm, dịch bệnh ...cạn kiệt nguồn nước và tài nguyên thiên nhiên. Nhân loại đang tự giết chính mình. Vì không có triết học và nhận thức đúng đắn về đạo đức. Đang tạo nghiệp chướng, nhân quả và làm quá nhiều việc ác, vì không học, hỏi, hiểu, hành và ngộ Đạo Phật, Đạo Nho và Đạo Lão. Đạo Đức suy đồi đã cung cấp chất độc để giết chết con người. Ba thứ độc hại là Tham Lam, Sân hận và Ngu si đang huỷ diệt Nhân loại.
Loài người phải đến với Việt nam để học Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Nho. Học Nhân Ái, học Nhân Nghĩa ...có như vậy mới tồn tại và phát triển.

4.2 Triết học Việt nam là Đạo Phật, Đạo Nho và Đạo Lão . Đây là ba cây lúa, cây dâu, cây tre , " Ba cây chụm lại nên hòn núi cao ". Chỉ có nền văn hoá Hoà Bình, văn minh nông nghiệp, văn minh lúa nước, văn minh đồ đá, đồ gốm , đồ đồng và văn minh Trống Đồng mới có thể tạo nên Đạo Phật, Đạo Nho và Đạo Lão. Chỉ có Đồng bằng sông Hồng, nơi tiếp nhận Thiên Khí, Địa Khí và Nhân Khí từ hàng chục ngàn năm mới tạo nên hạt thóc, hạt ngô, hạt đỗ, quả dưa hấu, con trâu, con bò, con lợn , con chó, con gà và 12 con giáp....Đạo Phật, Đạo Nho, Đạo Lão không thể là sản phẩm của phương Bắc, không thể ra đời từ cuộc sống du mục., dựa vào sức mạnh, thích quyền lực, thích vũ khí, thích đao binh....Không biết Nhân Nghĩa.

4.3 Lịch sử và tư tưởng triết học của một dân tộc là có quan hệ mật thiết , khăng khít, tương tác , phản ánh các giá trị văn hoá, văn minh, phương pháp tư duy, được tổng kết và chắt đọng trong suốt chiều dài lịch sử. Chỉ một khí lịch sử được hiểu một cách minh triết, thì triết học mới trở nên tinh khiết . Chỉ có biết trả nợ lịch sử, trả nợ Tổ Tiên mới có thể an tâm tiếp nhận các thông tin, kiến thức và tự khai mở Tâm của chính mình để có Trí tuệ , được chắt đọng từ nhiều đời. Một khi được khai mở, mỗi chúng ta sẽ được cảm nhận trực giác các giá trị của lịch sử, triết học, văn hoá và văn minh tâm linh.

4.4 Thiên Chúa Giáo, chủ nghĩa Mác Lê nin, Stalin, Mao Trạch Đông , đấu tranh giai cấp, vô sản toàn thế giới liên hiệp lại, vô thần, không thừa nhận có linh hồn, không thờ cúng tổ tiên, trọng vật chất, coi thường các giá trị tinh thần , " vật chất quyết định ý thức", đấu tranh pjee và tự phê ....là khác xa với các quan niệm của Đạo Phật, Đạo Lão và Đạo Nho. Không có ai thắng ai cả. Không có ai được quyền áp đặt các mong muốn của mình lên người khác cả. Hãy để từng con người có độc lập, tự do, sống bình đẳng, dân chủ và tự hài lòng với chính họ. Mỗi người tự chịu trách nhiệm về lựa chọn và quyết định của chính mình. Thiện và Ác của chính mình. Bất hiếu, bất trung, giết người, sát sinh, tham, sân , si, hèn, sợ hãi ( tham an toàn, tham sống , sợ chết ) đều là tham cả. Tất cả phụ thuộc vào :
- Đạo Đức
- Tri Thức, ( được học, hỏi, hiểu , hành và ngộ
- Trí Tuệ ( tự giác ngộ)
- Phúc Đức nhiều đời tích tụ.
- Sức khoẻ
Hay nói theo Đạo Nho là con người có Vận, Mệnh, Phong Thuỷ, Phúc Đức và Tri thức. "  Khôn cũng chết, dại cũng chết , chỉ có biết thì sống"

4.5 Muốn hiểu được triết học Việt Nam phải có tình yêu nước, lòng biết ơn Tổ Tiên, phúc đức, trí thức. Phải biết tư duy minh triết và có tầm nhìn xanh. Tất cả là phụ thuộc vào nhân duyên và sự tự giác của từng con người. Không chống được tham nhũng và tội ác nếu từng người có quyền không tự giác ngăn cản Tham, Sân, Si và không làm việc ác. Chiến tranh tiếp diễn vì cái ác và cái giả dối đang lãnh đạo thế giới bằng tiền. Không được khuyến khích Dân làm Giầu. Cái giầu sẽ khuyến khích cái ác, cái danh, cái lợi phát triển và nước sẽ loạn. Khuyến khích Dân Giầu là nhiễm độc tư tưởng của Đặng Tiểu Bình. Kẻ đã gây chiến tranh biên giới năm 1979, chiếm Gạc Ma năm 1988 và tàn sát sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989. Ông ta là ác quỷ. Hãy học ông cha " Quốc Thái Dân an" , Dân an thì nước yên là tư tưởng triết học Việt nam.

4.6 Kinh Phật, Kinh Dịch, Đạo Đức Kinh phải được tinh lọc với tư duy minh triết , tầm nhìn xanh và Trí Tuệ Siêu Việt để có được đúng các giá trị tinh khiết Việt nam. Có từ cách đây 2500 năm. Vào thời đại của Vua Hùng và nhà nước Văn Lang. Trước Bắc thuộc, Đạo Khổng và Đạo Phật của Thích Ca Mầu Ni. Tam giáo Đồng Đường Phật, Nho, Lão sẽ tạo nên Đạo Trường Xuân vĩnh hằng. Được nhân loại chấp nhân. Như đã chấp nhận Văn hoá Hoà Bình, Văn Minh Nông nghiệp, Văn Minh lúa nước, cây trồng, gia súc ....được sinh ra trên đất nước Việt nam. Sớm nhất của nhân loại
Nền văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp ( Trống Đồng) , Âm nhạc, Nghệ thuật, văn minh sinh học ( Tạo giống. Thuần phục gia súc), Văn minh Tin học  ( truyền thông tin không dây, sang tai, lai mắt và giáng bút ) , Văn Minh Tâm linh, nền Văn minh thứ năm của nhân loại sẽ lại bắt đầu trên đất nước Việt nam.

4.7 Loài người sẽ chia tay với câc lý thuyết triết học của phương Tây và phương Bắc. Sử dụng Đạo Trường Xuân của Việt nam , đây là triết học của Thiên niên kỷ mới. Việt nam sẽ lại là cái Rốn, Trung tâm của lòng tốt và sự tử tế. Là lương tâm của Thời Đại.

4.8 Chiến tranh, mâu thuẫn, khủng bố , khủng hoảng, mâu thuẫn, đấu tranh giai cấp, ai thắng ai và các thứ vũ khí giết người sẽ được huỷ bỏ và loại trừ . Nhân loại sẽ sống hạnh phúc trong Tây phương Cực Lạc và Tiên cảnh Bồng lai. Đạo Trường Xuân sẽ mở đường cho nhân loại ra khỏi các huỷ diệt và dập tắt chiến tranh.

4.9 Sự tiếp thu triết học Trường Xuân phụ thuộc vào Đạo Đức và Nhân Duyên của từng con người. Ai có nhân duyên, thiện duyên thì sẽ ngộ sớm và có hạnh phúc sớm. Lúc chết , linh hồn lại được về Tây phương cực lạc.

5. Kết luận và kiến nghị

5.1  Các ghi chép của tiền nhân trong Ngọc Phả  Hùng Vương, Cổ Lôi Ngọc Phả, Nguyễn Tộc Từ Đường, Bách Việt nguyên chưởng chú giải , di tích lịch sử, mộ-miếu, chùa, đình, đền , Thiên Đài ...về nguồn gốc người Việt là trùng khớp với các nghiên cứu bằng  : khảo cổ học, triết  học, khảo sát hiện trường, các bon 14, ADN....từ đó cho phép  khẳng định :
- Văn Hoá Hoà Bình bắt đầu khoảng 16 ngàn năm trước công nguyên
- Người Việt nam là giống người biết trồng cây, nuôi gia súc và trồng lúa nước đầu tiên trên thế giới, khoảng 10 000 năm trước công nguyên .
- Các đồ đá được thử bằng cac bon 14 xuất hiện 20 000 năm trước công nguyên ở Bắc Úc Châu đều thuộc Văn Hoá Hoà Bình
- Đồ gốm tìm thấy ở Nhật có nguồn gốc từ Hoà Bình , có niên đại 10 000 năm trước công nguyên.
- Do nước biển dâng, có các cuộc di dân từ Việt nam lên phía Bắc, Đông Á , Đài Loan, Đông Nam Á, Châu Úc, châu Phi, châu Mỹ trong các giai đoạn cách đây 14 000, 11 500, 8500 và  7000 năm.
- Thuyền và Xuồng của nền Văn hoá Hoà Bình làm từ bộng cây đã giúp người Việt đến Nhật, Đài Loan, Hawai, Úc , Philipin, Indonexia, Ấn Độ ...và các vùng khác trên Thái Bình Dương. Họ mang theo đồ đá, hạt giống, gia súc, trâu, bò , lợn , gà , chó,  sắn, đỗ, hoa mầu , đồ đồng, cầy....
- Đạo Phật, Đạo Nho, Đạo Mẫu, Đạo Ba La Môn là các giá trị tinh thần , triết học, văn hoá, đạo đức , được tổng kết và đúc rút từ của nền văn hoá hoà bình, văn minh nông nghiệp của người Việt thường, Bách Việt.

5.2 Các giá trị của nền văn hoá Hoà Bình, Văn Minh nông nghiệp, triết học đã được Phục Hy tổng kết và câc Đế viết thành Kinh Phật, Kinh Dịch , Phong Thuỷ và Đạo Mẫu . Phục Hy là người Việt nam, tu đắc đạo ở núi Ba Vì, chính là Phật A Di Đà. Nhà nước đầu tiên là Cực Lạc. Kinh đô đóng ở Thạch Thất, Ba Vì, Sơn Tây. Nơi có Chùa Tây Phương và Chùa Cực Lạc. Đền thờ Vua Phục Hy nằm bên tả Thanh Long của Chùa Tây Phương.  Thời gian này là vào khoảng 6000 năm trước công nguyên. Việt nam hình thành nhà nước và nền triết học sớm nhất nhân loại.

5.3 Vua Thần Nông, Đế Thần là người dậy người Việt trồng lúa nước, mặc váy, xiêm ( thường ) đề chắn bùn khi cấy lúa. Vì vậy gọi là Tộc Việt Thường. Kinh Đô của Đế Thần là vùng Núi Trầm, Động Trầm và Chùa Trầm. Nơi Chủ Tịch Hồ Chí Minh đến thăm , viết và đọc Lời kêu gọi kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vào năm 1946 và 1966. Tư Tưởng Triết học của Chủ Tịch Hồ Chia Minh đã được thể hiện
" Đoàn Kết, Đoàn Kết, Đại Đoàn Kết
Thành công, thành công, Đại thành công "
" Không có gì quý hơn độc lập tự do "
" Bất biến là Độc Lập Tự Do " " Lấy bất biến ứng với vạn biến"
Thần Nông họ Nguyễn, là Hậu Duệ của Vua Phục Hy. Hiện có Mộ tại phía trước Động Trầm. Gần đó là Mộ của Mẹ Vua Thần Nông. Trong Chùa Cực Lạc có tượng thờ Phục Hy và Thần nông. Ngôi Chùa làm hoàn toàn bằng đá. Được các Cụ sang tai, lai mắt và giáng bút cho nhà chùa làm lại, sau khi vận 8 , vận của Phật ( 2004-2023)  bắt đầu. Có rất nhiều kẻ xấu đã yểm bùa , trấn trạch bằng mọi thủ đoạn để xây dựng lại ngôi Chùa cổ kính. Bị phá hoại, vhir còn lại duy nhất một cái cổng Chùa. Khi Chùa xây xong , các Cụ cao tuổi trong làng thừa nhận là giống  y  như Chùa cũ

5.4 Nguyễn Minh Khiết và Đỗ Quý Thị, Kinh Dương Vương và Hồng Đăng Ngàn, Lạc Long Quân và Âu cơ, Hùng Quốc Vương Nguyễn Lân và Hoàng Hậu Nguyễn Thị Nghĩa là Liệt Tổ, Mẫu của người Việt, chủ nhân của nước Xich Quỷ, Văn Lang. Đóng Kinh đô ở Phong Châu cổ : Thanh Oai. Hà Đông, Thanh Trì, Thanh Xuân.. Mở đầu cho 108 Vua Hùng , từ khoảng 3500 năm đến năm 258 trước công nguyên. Hiện nay Mộ- Miếu , Đình, Đền , Chùa của Liệt Tổ, Liệt Tông của các Vua, Mẫu, Hoàng Hậu , Công Chúa còn đó. Được nhân dân tự nguyện chăm sóc . Phần lớn tơi vào cảnh hoang tàn, xuống cấp, thậm chí bị phá hoại, dan gạt và yểm bùa .

5.5 Lão Từ là người Việt nam. Đạo Đức Kinh là Triết học. Kế thừa Đạo Phật, Đạo Nho, Đạo Mẫu....đề hình thành Đao Lão. Tác phẩm này ra đời vào khoảng 500 năm trước công nguyên. Lão Tử sống cùng thời với Khổng Tử và Thích Ca Mầu ni. Ông đã có công tổng kết triết học, văn hoá, đạo đức, văn minh, dự báo của thời đại Vua Hùng trong 3000 năm. Ông là thầy dậy của Khổng Tử. Đạo Đức Kinh dậy Đạo làm người cho mọi tầng lớp nhân dân. Dân chủ, khiêm tốn, trung thực, vô vi, yêu hoà bình, ghét chiến tranh, tình yêu, lòng biết ơn... đã được thể hiện trong Đạo Đức Kinh. Lão Tử muốn ngăn chặn chiến tranh giữa Tầu và Việt bằng Đạo Đức Kinh từ cách đây 2500 năm. Nhưng không thành . Vì:
" Nước Tầu cậy thế đông người
Kéo quân áp bức giống nòi Việt nam,
Quân Tầu nhiều kẻ tham lam,
Dân ta há chịu làm tôi ngươi? "
( Hồ Chí Minh, 1942, " Lịch sử nước ta "

5.6 Nguyễn Thận- Triệu Đà- Triệu Vũ Đế là con Hùng Dực Công, cháu Hùng Duệ Công. Ông đã lế tục xuất sắc sự nghiệp Vua Hùng. Lấy lại các vùng đất cũ của Văn Lang. Thời đại Triệu Đà kéo dài 96 năm, từ năm 207 đến năm 111 , trước công nguyên. Mộ- Miếu , Đền thờ của Triệu Đà và Cha Mẹ Triệu Đà hiện vòn ở Phong Châu cổ, địa phận xã Quang Minh, Thanh Oai. Bài học ứng xử với phương Bắc và ứng xử với dân của Triệu Đà cần được học tập và thực hành.

5.7 Trống Đồng là linh vật, linh phù , âm dương, ngũ hành, phong thuỷ, kinh dịch , linh khí , là bài ca hạnh phúc , là thông điệp của Tổ Tiên gửi cho con cháu. Có từ cách đây 5500 năm

5.8. Đạo Phật, Đạo Nho, Đạo Lão là Triết học của Việt nam và nhân loại. Chúng ta có trách nhiệm tinh lọc các giá trị tinh khiết của Ba Đạo này. Ra khỏi các pha tạp của phương Bắc và Tầu. Xây dựng Đạo Trường Xuân.

5.9 Chúng ta có trách nhiệm bảo vệ mồ mả Tổ Tiên, các Miếu, Đình, Đền, Chùa và phục hồi lại Phong Châu cổ , Trầm sơn Động và vùng Tây Phương Cự Lạc.

5.10 Thời vận nước Nam đã tới. Năm nay kỷ niệm 60 năm Điện Biên Phủ trên mặt đất ( 1954- 2014), 45 năm Bác Hồ về Tây Phương Cực Lạc, ( 1969-2014) , 42 năm Điện Biên Phủ trên không ( 1972-2015), là năm của Thánh Gióng, có Điện Biên Phủ Tâm Linh . Giúp mỗi người biết thay đổi tư duy đề thay đổi cuôc sống. Tự tháo các vòng kim cô của các tư tưởng lạc hậu, phụ thuộc, lo sợ, yếu hèn, tham, sân, si. Tìm đến Độc lập, Tự do. Buông xả vật chất, danh, lợi, quyền lực. Sống nhân ái, nhân nghĩa, vô vi. Chỉ làm việc thiện, không làm việc ác, cân bằng âm dương, biết nương theo quy luật của Kinh Dịch, Phong Thuỷ và Ngũ Hành. Làm gì cũng Thuận Thiên, Thuận Địa, Thuận Nhân.

5.11 Đạo Phật. đạo Giáo, Đạo Nho là Tam Giáo Đồng Đường sẽ được cả nhân loại chấp nhận là triết học và Đạo Đức Học

5.12 Tác giả xin cám ơn Tổ Tiên, Tiền Nhân và các bạn hữu đã cung cấp các thông tin và tài liệu cho bài viết này. Xin cám ơn các Thầy, các bạn đã cùng thảo luận. Xin cám ơn người Cha kính yêu Nguyễn Xuân Thảo và Mẹ Nguyễn Thanh Phương đã khuyến khích và tiếp cho tác giả năng lượng của tình yêu thương, lòng biết ơn , sức khoẻ và trí tuệ để viết

6. Tài liệu tham khảo

Hồ Chí Minh 1942 " Lịch sử nước ta"
Nguyễn Tộc Từ đường và những ghi chép của tiền nhân
Ngọc Phả Hùng Vương.
Cổ Lôi Ngọ Phả
Nguyễn tộc từ đường
Bách Việt nguyên chưởng chú giải
Đỗ Tòng và nnk , 2008 " Nguồn gốc dân tộ Việt và nền văn minh của người Việt cổ "
Đỗ Tòng , Lê Túc, Tạ Việt Dũng , Nguyễn Vân Tằng. Nguyễn Mạnh Can , Đỗ Văn Bình
 ( 2008). " Những khám phá mới và nhận thức mới về nguồn gốc Dân tộc Việt"
Tạ Việt Dũng, Ngyên Vân Tằng, Đỗ Văn Bình, Nguyễn Mạnh Can, Võ  Hoà Bình, Hoàng Kim Trung (2014) " Sự thật gốc tích nước nhà Việt nam "
Viện khảo cổ học 1973, 1974 " Hùng Vương dựng nước " NXB Khoa học xã hội
Viện Sử Học 2003, " Đại Việt Sử Ký Toàn thư" , NXB Văn Hoá Thông Tin
Trần Trọng Kim 2004 " Việt nam sử lược", NXB Tổng hợp TP HCM
Âu Đại Nhiệm và Trịnh Bá Soạn " Bách Việt tiền hiền chí" Lĩnh Nam Di thư
Trần Đại Sỹ (?1977-1991) Thử tìm lại biên giới cổ của Việt nam bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADNl
W. G. Solheim ,1971 " Tia sa gs mới rọi vào quá khứ8 bị lãng quên" Tạp Chí National Gegraphic, Vol 149, No 3.
Đào Duy Anh  2006 "Việt nam Văn hoá sử cương" NXB Văn Hoá Thông Tin
Nguyễn Bỉnh Khiêm "Sấm ký Trạng Trình" NXB Thông tin , 2011
Phạm Trần Anh " Kết quả mới nhất, thuyết phục nhất về cội nguồn phát tích của ộc Biệt
Nguyễn Thị Thanh " Việt nam trung tâm nông nghiệp lúa nước và công nghiệp đá cưa nhất thế giới. "
S. Oppenhumer Thời tiền sử vùng Đông Nam Á và văn hoá Hoà Bình

Hà nội ngày 30/8/2014
6 tháng Tám , Ngày Quý Dậu, tháng Quý Dậu, năm Giáp  Ngọ
Tháng Giỗ Cha
45 năm Di Chúc Bác Hồ được công bố ( 1969-2014)
Nguyễn Trường Xuân Tiến
Tel 0903405769
Email tien.nguyentruong@gmail.com




Se