Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Thần Đèn, vua cầu treo và 24.000 tién sỹ

Trịnh Kim Thuấn
Thứ bẩy ngày 22 tháng 3 năm 2014 9:53 PM

                                       Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.
                                       Cũng gọi ông Nghè có kém ai ! (Nguyễn Khuyến).

THẦN ĐÈN :
Ông Nguyễn Cẩm Lũy (dân gian thường gọi là “thần đèn”) tên thật là Nguyễn Cẩm Lũ, năm nay 55 tuổi (ông sinh năm Mậu Tý) trong một gia đình nông dân ở xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ông chỉ học hết lớp 4 rồi nghỉ. Nhưng năm 21 tuổi, ông đã là một thợ xây dựng lành nghề có nhiều suy nghĩ và ý tưởng táo bạo.
Cổng tam quan chùa Vĩnh Nghiêm là công trình thứ 201 mà ông Nguyễn Cẩm Lũy di dời thành công. Có thể kể đến các công trình di dời rất ấn tượng mà ông thực hiện trong thời gian gần đây như: lùi 30m, nâng cao 70 cm miếu bà Chúa Xứ ở TP. Châu Đốc (An Giang) nặng 200 tấn; chống thẳng Bửu Tháp ở An Giang cao 10m.
Người dân ở quận Phú Nhuận (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng không thể quên trường hợp ông Nguyễn Cẩm Luỹ di dời thành công một ngôi nhà trong điều kiện phải qua một cái ao trong khuôn viên nhà thờ Tân Hòa.
Ông Luỹ từng nhận làm những công trình lớn, có giá trị lịch sử như: nâng đình Nại Am (P. Hòa Cường, quận Hải Châu, Đà Nẵng) lên cao 1m để tránh ngập nước; dời hai cây đa cổ thụ đặt trước sân; chống nghiêng ngôi nhà 500m2 cao 5 tầng ở Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh) bị nghiêng lún. Ngày 24/4/2007 ông đã di dời thành công khối nhà hàng nặng 1.500 tấn tại Khu du lịch Việt - Pháp (thuộc xã Tân Thành, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận)  (theo WIKIPEDIA- Bách Khoa toàn thư).

Hồi 20h30 tối qua 24.42007 , “lâu đài” nặng 1.500 tấn ở khu du lịch Việt - Pháp, thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam được “thần đèn” Nguyễn Cẩm Luỹ di dời thành công đến vị trí mới cách 11 mét, trong tiếng vỗ tay ngưỡng mộ của mọi người.
Sai một ly đi một… tỷ!
Ngôi biệt thự cao hai tầng, diện tích 962 m2 với 25 phòng được xây kiên cố ngay sát ven biển ở Khu du lịch Việt - Pháp. Khi ngôi nhà sắp hoàn thành thì chủ đầu tư mới phát hiện ra sai sót: Công trình này đã che khuất tầm nhìn một nhà hàng bênh cạnh để nhìn thấy mũi Kê Gà - nơi có ngọn Hải đăng bằng đá hoa cương cao nhất Việt Nam được xây dựng từ Thế kỉ 19.
Ông Nguyễn Cẩm Luỹ cho biết đây là công trình thứ 250  và chưa công trình nào ông thất bại. Sở dĩ ông ít đến công trường là do làm nhiều công trình khác trên khắp cả nước. Hiện đã có khách hàng mới ở Bình Thuận là chủ các resort đã mo72o ông khảo sát các công trình của họ .
Khi biết “thần đèn” có học vấn thấp thì chủ đầu tư càng tỏ ra lo ngại. Đặc biệt, ông Nguyễn Cẩm Luỹ rất ít khi có mặt ở công trường mà giao cho con trai mình chỉ huy. Nhưng chỉ khi chứng kiến ngôi nhà bỗng dưng được “nhấc” lên một giá trượt cao hơn so với mặt đất là 0,5 mét thì ông Gilles Poggi, chủ khu du lịch Việt- Pháp mới gật đầu thông cảm và chấp nhận vì sao công trình của “thần đèn” bị kéo dài.
Phong Châu – Việt Báo (theo Thanh Niên).
Ông Nguyễn Cẩm Luỹ  chỉ học hết lớp 4.
VUA CẦU TREO :
Tối 11/3/2014 VTV1 truyền hình trực tiếp lễ phát giải thưởng báo chí viết về đề tài Nông thôn mới : Nông thôn, Nông nghiệp, Nông dân. Phần giải thưởng hạng 3 có bài viết của Bảo Trí, báo Nhân Dân :”Vua cầu treo “xoá cầu khỉ, đến phần phát giải , có mặt của ông Phạm Ngọc Quí là Vua cầu treo trên sân khấu cộng thêm 1 đoạn video clip việc ông Quí xây cầu treo ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Vua cầu treo “xoá” cầu khỉ .
Với tư duy dám nghĩ, dám làm, một nông dân trình độ lớp 2 trường làng đã trở thành "kỹ sư cầu đường" thứ thiệt khi chính bằng đôi tay, khối óc của mình  đã xây dựng nên hàng trăm cây cầu treo, giúp những con kênh, rạch nhỏ vùng quê nghèo đất miền Tây sông nước đồng bằng sông Cửu Long mất bóng những cây cầu khỉ.
……………………………………………………………………………………
 Chia tay Sáu Quý bên công trình cầu dây văng, nền láng nhựa, trụ móng bê-tông vĩnh cửu trên tuyến kênh Mướp Văn, dài khoảng 70 mét, nối liền hai xã An Bình - Tây Phú (huyện Thoại Sơn, An Giang) thi công được non tuần. Lại một cây cầu dây văng nữa ra đời thuộc các xã vùng sâu, vùng xa nghèo khó, tôi chợt nhớ lại hình ảnh hai cây cầu Mỹ Thuận và Cần Thơ như là niềm tự hào của một Việt Nam đang vươn mình phát triển, thì ở những vùng sâu, vùng xa miệt sông nước Cửu Long giờ đây vẫn có những cây cầu dây văng, tuy không hoành tráng, hiện đại như thế nhưng được chính bàn tay, khối óc của những nông dân chân chất, một nắng, hai sương như Sáu Quý làm ra và cũng là niềm tự hào của những nông dân vùng quê nghèo khó. Ðất nước giờ đây cùng chung tay xây dựng nông thôn mới trong những khó khăn, thách thức đan xen thì đâu đó, những con người như anh nông dân "vua cầu treo"  Sáu Quý, vẫn thầm lặng ngày đêm góp từng viên đá nhỏ.
  ( Theo  Báo NHÂN DÂN  ngày thỨ ba 10/9/2013.)

Thực sụ  cây cầu treo và anh Phạm Ngọc Quí đã được biết từ lâu, kể từ cây cầu treo đầu tiên anh bắc là năm 1.990 cây cầu có bề mặt rộng 1,2 m dài gần 30 m, bắc ngang kênh 13 ngay trường tiểu học Bình Phú “B” (Châu Phú – An Giang), kế tiếp có nhiều bài báo viết về anh, nhưng bài báo tôi cho là đạt nhất (theo ý riêng tôi) là bài “Vua Cầu Treo” của Mai Bửu Minh, đăng trên Tuổi Trẻ năm 2004 mà tôi cắt lại, lưu giữ đến nay .
"Vua" cầu treo
05/02/2004 06:03 (GMT + 7)

TT - Người ta thường gọi anh Phạm Ngọc Quý là “vua cầu treo”. Với tôi, Sáu Quý còn được gọi là “dân anh chị” vì anh hay mặc bộ đồ bà ba, để tóc búi sau ót, nhìn phía trước thấy râu ria gọi là “anh”, nhưng nhìn từ phía sau dễ tưởng lầm là “chị”.
………………………………………………………………………………………
Tin lành đồn xa, Sáu Quý được nhiều nơi mời đến làm cầu: tuyến kênh xáng Châu Thành - Tri Tôn có bốn cây cầu treo. Cầu treo ở Mương Trâu (huyện Châu Thành), cầu treo ở Ô Long Vỹ, cầu treo ở ấp Bình Đức - đặc biệt, kinh phí làm cầu treo tính ra chỉ bằng khoảng 60% cầu xây bằng bêtông cốt thép, như cầu bắc ngang kênh xáng Cây Dương - qua UBND xã Bình Phú có bề mặt rộng 2,5m, dài 64m, kinh phí 164 triệu đồng.
Cầu treo ở ấp Long Châu Hai - bắc qua ấp Long Châu Ba, thuộc xã Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú) có bề mặt rộng 2,5m, dài 76m, kinh phí 180 triệu đồng. Đến nay Sáu Quý đã xây dựng được trên 50 cây cầu treo, trong đó chỉ riêng huyện Châu Phú quê tôi anh đã dựng 32 cây cầu treo, số còn lại anh xây dựng ở các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Thành và An Minh (Kiên Giang).
Cũng không ít nhà khoa học kỹ thuật, những kỹ sư cầu đường không phục và biếm nhẽ khi... không đọc được bản vẽ những chiếc cầu của Sáu Quý. Anh không có may mắn được đào tạo trường lớp thì làm sao có thể trình bày ý tưởng của mình bằng những bản vẽ kỹ thuật với những hình cắt ngang, cắt dọc, với những ký hiệu qui ước của bộ môn sức bền vật liệu và những thông số kỹ thuật khi vẽ thiết kế nên khó lòng được các nhà khoa học chấp nhận.
Cũng chính vì vậy mà một số nơi muốn mời anh đến xây dựng những chiếc cầu treo phù hợp với ngân sách địa phương bị rào cản của những qui định pháp lý khi thanh quyết toán, nghiệm thu công trình nên đành chờ có kinh phí, có thiết kế và thi công của cơ quan chuyên ngành...
 Còn dân An Giang quê tôi hiểu được những điều mà Sáu Quý chưa thể hiện được trong bản vẽ nhưng thể hiện trong tâm hồn, đó là tấm lòng hết mình vì mọi người của anh và bà con tin tưởng gom góp tiền nhờ anh làm cầu treo cho quê mình.
Và ai cũng biết những cây cầu quê tôi được Sáu Quý dựng nên không tốn tiền thuê nhà tư vấn, tiền thiết kế, tiền phần trăm huê hồng khi mua vật tư... Và có những cây cầu Sáu Quý làm giúp địa phương không tính tiền công... nên giá đầu tư thi công rất rẻ. Bà con tự đóng góp, tự đi mua vật tư, công khai tài chính và góp thêm công lao động cùng anh xây dựng cầu cho mình.
Giờ đây, sau khi quan sát, nghiên cứu từ mô hình cầu dây văng Mỹ Thuận, những chiếc cầu treo sau này đã được Sáu Quý cải tiến ngày càng chắc chắn, kiên cố hơn với những trụ bêtông thay trụ gỗ, dây văng căng ra trên đỉnh bốn trụ bêtông không còn treo trên những dây cáp nữa.
Anh cũng đã đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ xây dựng cầu, tạo được êkip thợ hồ, thợ mộc quen việc nên giờ đây anh đã rút ngắn thời gian xây dựng và ngày càng có nhiều chiếc cầu treo xuất hiện ở nhiều tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Và ở đâu người ta cũng kêu anh là “vua cầu treo”.
MAI BỬU MINH
Khoãng năm 1977 – 1980 ở Rạch Gòi lớn (thuộc xã Mỹ Thới, TX Long xuyên, An Giang) có ông Ba Khoái trình độ lớp 4 chế tạo cái máy tuốt lúa. Máy nầy đưa cả bó lúa vào máy, thế là rơm ra rơm, lúa ra lúa có sàng lại, nhưng máy nầy phải nhờ vào người đẩy, hoặc kéo ra đồng, nhưng 1 thời gian ngắn thì máy được gắn hộp số xe hơi, ngồi lái …. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long copy, rồi đến miền Đông, miền Trung và cả miền Bắc sử dụng , trước khi có máy gặt đập liên hợp như ngày nay …….

Còn nhiều lắm bằng phát minh, sáng chế do các thợ cơ khí, nông dân tự nghĩ và làm ra… do cuộc sống cần phải sinh tồn và phát triển. Họ không có bằng cấp, học vị cao, nhưng họ thực sự là các Tiến sĩ, các nhà khoa học chân chính, vì họ đã góp phần rất lớn vào sụ phát triển của cộng đồng xã hội.

Trong khi đó, hiện nay Việt Nam ta :

24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?
- Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học.
……………………………………………………………………………………………….Theo thống kê của Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN), cả nước có 24.300 tiến sĩ (TS) và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm.
PGS-TS Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết: “Số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới".
Tiến sĩ rởm “bị lộ” đã từng làm việc ở những đâu?
Có đến 21 trường đại học đã và đang có mặt tại Việt Nam không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ.
Chắc chắn không ít lãnh đạo các tập đoàn, cơ quan Nhà nước có bằng Thạc sỹ của Đại học Irvine và bằng Tiến sĩ của Đại học Nam Thái Bình Dương. Cả hai trường Đại học này đều là trường rởm (degree-mill) bị báo chí phanh phui suốt mấy năm qua.
Đầu tháng 6/2010, dư luận tỉnh Phú Thọ xôn xao khi được biết ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ đã có học vị tiến sĩ với đề tài “Vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ”. Với tấm bằng cử nhân tại chức kinh tế - quốc dân khóa 24 (lớp học được tổ chức tại thành phố Việt Trì), không biết tiếng Anh, ông Ân nâng cấp cho mình bằng tấm bằng tiến sĩ tại trường đại học Nam Thái Bình Dương của Mỹ.
“Tiến sĩ” Nguyễn Văn Ngọc, thời điểm còn là Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, cũng lấy bằng Tiến sĩ ĐH Nam Thái Bình Dương chỉ trong 6 tháng với 17.000 USD.
Đang đình đám là “tiến sĩ kinh tế” Dương Chí Dũng. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Dương Chí Dũng chọn con đường đi xuất khẩu lao động ở Cộng hòa dân chủ Đức vào những năm cuối thập niên 1980. Đầu năm 1994, ông Dũng về Việt Nam và làm cán bộ Liên hiệp Các xí nghiệp nạo vét và sau đó làm phó giám đốc cho Công ty nạo vét sông 1. Trong thời gian này, ông đã đi học lớp tại chức tại ĐH Hàng hải, tiếp đó học lấy bằng thạc sĩ, rồi tiến sĩ kinh doanh thương mại. Đến tháng 9.2003, ông Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tổng cty Xây dựng đường thủy (Vinawaco). Hậu quả mà vị “tiến sĩ kinh tế” này để lại cho các đơn vị ông ta từng công tác đến nay ai cũng rõ.
Chi Mai tổng hợp

Bằng giả chỉ lọt được vào cơ quan nhà nước
Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận tại phiên họp ngày 25.2 của Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2015, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
………………………………………………………………………………………….
Bộ trưởng Bộ GDĐT đề nghị Bộ Nội vụ cần nhanh chóng có đề án đổi mới tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức. “Thực tế những người có bằng giả hay bằng thật, nhưng chất lượng giả chỉ có thể "chui" vào hệ thống công chức nhà nước, chứ không thể vào được các doanh nghiệp tư nhân” - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh. (Theo Lao Động ngày 06/02/2014)
Mới đây có 2 cây cầu nổi đình nổi đám ở Việt Nam là Cầu treo Chu Va 6 ở Lai Châu và Cầu bọc nylon ở Điện Biên, thử ghé thăm các vị Tiến sĩ ở Bộ Giao Thông Vận Tải :

TS Bá gửi thư khẩn tới Bộ trưởng Đinh La Thăng

(Kienthuc.net.vn) - Tại kỳ họp thứ 6 QH khóa XIII sắp tới, Bộ trưởng có quyền tự hào nói: “Bộ GTVT đã có giải pháp căn cơ cho bài toán giao thông”, với lựa chọn thông minh nâng cấp hiện đại đường sắt 1.435m!
·    
·    Tâm thư TS Bá gửi Thứ trưởng GTVT... sau “cá” triệu đô

Kiến Thức xin đăng tải bức thử gửi Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng của TS Trần Đình Bá - Hội Kinh tế & vận tải ĐSVN - Hội Khoa học Kinh tế VN. Bức thư có tiêu đề: Đột phá hiện đại ĐS 1.435 để “tự cứu mình trước khi trời cứu"!
                                
TP Hồ Chí Minh, ngày 23/9/2013
………………………………………………………………………………………….

Sau sáng kiến dự án “Tân trang đường sắt đồ cổ” từ 2004 ngốn 2 tỷ USD cho mục tiêu tốc độ 120 km/h, hành trình Bắc Nam 12-15 tiếng, nay “tan chảy” thành “Kho rác công nghệ ĐS khổ 1 mét “đồ cổ thời tiền sử” đã và đang “bốc mùi”, trở thành gánh nặng của toàn mặt trận ảnh hưởng lớn tới cả nền kinh tế quốc dân. Hàng năm, Nhà nước bỏ ra cả ngàn tỷ để nuôi “Binh đoàn đường sắt đồ cổ” hành trình Bắc - Nam là 30 - 42 giờ.
Nhân dân đang chờ quyết định lịch sử ở Tướng Tư lệnh GTVT!
………………………………………………………………………………
Cuộc thách đấu “50 triệu đô” lớn nhất trong lịch sử khoa học Việt Nam đã làm sáng tỏ cho toàn thể 90 triệu nhân dân cả nước và 300 tiến sỹ đường sắt biết rõ chân lý “Đường sắt khổ 1 mét chỉ là rác thải công nghệ dù có được tân trang đánh bóng tâng bốc ngợi ca bao nhiêu, vẫn không thể có khái niệm đường sắt khổ 1 mét hiện đại 120 km/h như luận điểm của hai GS.TS Thứ trưởng GTVT tại hội thảo đường sắt ngày 7/9/2013. Đây là kiểu dùng ngôn từ để “lách luật” thỏa hiệp cho dự án sai lầm làm hại tài sản Nhà nước, de dọa tính mạng nhân dân, làm ô nhiễm nền kinh tế - xã hội, đặc biệt là làm trầm trọng thực trạng quá tải và TNGT. Đó là sản phẩm của tư duy “đồ cổ” vốn tồn tại suốt 3 thập kỷ ở Bộ GTVT mà Cơ quan quản lý Nhà nước là Cục ĐSVN (người thổi còi) và Doanh nghiệp ĐSVN thực thi luật ĐSVN là “đồng tác giả “ thỏa hiệp bức tử đường sắt quốc gia .Họ phải có văn bản báo cáo trung thực về sự an toàn của đường sắt quốc gia với Bộ trưởng và các cơ quan có trách nhiệm thẩm định cấp Nhà nước để bảo vệ tính mạng đồng bào.
Tàu hỏa VN trăm năm vẫn thế?
Nguyễn Quảng
Gửi cho BBC từ Milton Keynes, Anh Quốc
Cập nhật: 16:23 GMT - chủ nhật, 5 tháng 1, 2014

Thời Pháp đô hộ Việt nam, tháng 11/1881 họ khởi công xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên từ Sài Gòn đi Mỹ Tho và tháng 9/1936 hoàn thành tuyến đường sắt xuyên Việt, Hà Nội – Sài Gòn dài 1729 km.
Họ đã xây đường sắt hơn 100 năm trước thế nào, bây giờ vẫn y nguyên như vậy, và thậm chí còn tệ hơn. Dù xây thêm vài đường, nhưng cũng lại phá đi mất vài đường.
……………………………………………………………………………………….
Tôi đi tàu hỏa ở Việt nam cách đây vài năm, và hoàn toàn thất vọng về nhà ga Hà nội.
Nhà ga bẩn và xập xệ, để ra được toa tàu, tôi phải đi bộ băng qua đường ray chứ ko hề có cầu vượt. Với những người có tuổi, thì trèo lên những bậc thang lên tàu là khá vất vả, không kể nếu bê thêm hành lí, thì một chuyến đi tàu có thể làm họ đau cột sống một tháng kế tiếp do phải oằn lưng nhấc đồ lên tàu. Và hoàn toàn bất khả thi với những người đi xe lăn.
"Nhà vệ sinh trên tàu thì vô đối, nó là một cái lỗ xả ngoằn nghèo nhưng được tuôn thẳng xuống đường ray. Theo thống kê của cục đường sắt, một ngày có 6 tấn phân và 40.000 lít nước tiểu được trút xuống đâu đó trên lớp đá giữa những thanh tà-vẹt."

Nhà vệ sinh trên tàu thì vô đối, nó là một cái lỗ xả ngoằn nghèo nhưng được tuôn thẳng xuống đường ray. Theo thống kê của cục đường sắt, một ngày có 6 tấn phân và 40.000 lít nước tiểu được trút xuống đâu đó trên lớp đá giữa những thanh tà-vẹt. Và hiện tượng ném đá lên tàu là thường xuyên, cả ngàn vụ một năm. Đã có du khách, cả tây và ta, bị vỡ đầu chấn thương, khiến các du khách Tây hết sức hoảng sợ.

Tốc độ tàu ở Việt nam thì đúng là kỉ lục. Tôi cũng đã đi Thanh hóa bằng tàu chợ (một kiểu tàu chở cả người, hàng và gia súc) vài năm trước, rời ga Hà Nội lúc 6h sáng, mà mãi 13h chiều mới đến Thanh hóa, tức mất 7 tiếng đồng hồ cho 160 km.
…………………………………………………………………………………………

Những đoàn tàu cũ kĩ luôn thét còi từ rất xa dọa dẫm, nhưng hầu như không ai thèm để ý nó đang đi tới.  (Nguyễn Quảng).

Đường sắt Việt Nam có từ thời Pháp thuộc, tính đến nay gần 100 năm vẫn không có gì thay đổi, mặc dù tiêu tốn rất nhiều tiền . Tốc độ chạy tàu vẫn thế, có thay đổi chăng là : ngày xưa tàu chạy bằng than đá ( mới gọi là tàu hoả), ngày nay chạy bằng dầu diessel , khách đi tàu ngày nay đông hơn nên số lượng tàu chạy nhiều chuyến hơn, số người chết vì tai nạn tàu hoả nhiều hơn, số phân và nước tiểu thải xuống đường ray nhiều hơn, các kỳ lễ, tết tệ nạn vé chợ đen hoành hành mạnh hơn ….. Ôi 300 ông Tiến sĩ ở Bộ Giao thông Vận tải, mấy ông đang làm gì hở mấy ông ?

Đặc biệt là Cầu Chu Va 6 ở huyện Tam Đường  - Lai Châu và Cầu Túi Ny Lon ( chui vào túi ny lon, có thanh niên khoẻ mạnh túm cái miệng túi lại, bơi đưa qua sông) ở xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pô – Điện Biên.  Câu chuyện nghe và xem xong tưởng là chuyện đùa, nhưng đó là chuyện thật, rất thật. Ngài Bộ trưởng Đinh La Thăng đang công cán tận bên xứ Hoa Anh Đào điện thoại về cám ơn cô giáo Tòng Thị Minh và tuyên bố sẽ cho bắt ngay cầu treo để xoá cây cầu Túi Ny Lon nầy.