Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Vĩ đại và linh thiêng

Lê Hữu Bình
Chủ nhật ngày 20 tháng 10 năm 2013 4:32 PM

             Như vậy là Quốc tang đaị tướng cũng đã được một tuần. Song dư âm trong lòng người dân cả nước cũng như tôi, không biết bao giờ nguôi! Suy nghĩ mãi tôi đắn đo có nên viết bài này hay không? Sợ không đúng tầm mọi người lại cười chê! Viết về đại tướng thì nhiều lắm rồi cả trong nước và thế giới, song ở một khía cạnh khác cũng có thể đã nêu, hoặc là nêu chưa hết.
            Chủ đề bài này là hai phần rõ rệt:
            - Vĩ đại của đại tướng: Ại cũng biết sự vĩ đại của Võ Nguyên Giáp là đánh đông dẹp bắc, trên cương vị cầm quân hơn 30 năm, nhiệm vụ lớn lao của Đảng và Bác Hồ giao phó là chiến thắng ngoại xâm với bất kỳ kẻ thù nào, giành độc lập cho Tổ Quốc non sông về một mối. Chiến tích lẫy lừng đó của đại tương, ai dám phủ nhận? Nhưng nét ví đại ở chỗ là chính Bác Hồ của chúng ta, người sớm nhận thấy ở Võ Nguyên Giap một tài năng quân sự bẩm sinh. Vì vậy sau khi giải phóng Điện Biên, đại tướng về chào Bác và báo cáo kết quả chiến thắng Điện Biên, ở tại Thái Nguyên thủ đô kháng chiến. Trầm ngâm dây lát Bác nói, đại ý: “Chiến thắng Điện Biên là vinh quang lắm rồi, chú nghỉ ngơi đi để chuẩn bị đánh giặc tiếp!” Thực tình lúc đấy có thể đại tướng chưa nghĩ ra, nhưng trong thâm ý của Bác đã chỉ ra rằng: đó chính là đế quốc Mỹ sau này. Quả đúng vậy.
            Rồi giặc Mỹ kiếm cớ hất chân Pháp trực tiếp xâm lược nước ta, và trên cương vị cao nhât về quân sự đại tướng đã làm cho Mỹ mọi thất bại cay đắng, là Điện Biên Phủ trên không cuối năm 1972. Đại thắng mùa xuân 1975, với khẩu hiều bất hủ của ông: ‘Thần tốc thần tốc hơn nữa….” Tôi không dám lạm bàn về chính trị, mà chỉ nói suy nghĩ của mình có thể đúng hoặc chưa, bạn đọc bỏ qua. Rất có thể từ khi Bác mất, có ai đó muốn kìm hãm đại tướng bởi lòng đố kỵ, ganh ghét vì vinh quang của đại tướng? Nhưng thiên tài quân sự của ông, thì họ không thể bỏ ông được nên cứ phải để đại tướng cầm chịch cho tới khi giải phóng hoàn toàn miền Nam. Tất nhiên công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, là những nhiệm vụ chiến lược vô cùng to lớn của Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Vai trò cá nhân trong lịch sử cũng vô cùng quan trọng. Đảng ta vĩ đại thật, nhưng biết đâu trong Đảng vẫn còn ai đó, nặng chủ nghĩa cá nhân chẳng hạn, hoặc được nắm quyền cơ cấu nhân sự có những suy nghĩ và hành động chưa thật là tàm cỡ. Luôn tìm cách hòng làm giảm uy tín của tướng Giáp? Nếu có điều ấy thì bạn đọc cũng nên coi đó là chuyện thường thôi, xã hội con người mà. Ngay trong cơ quan đơn vị của bạn, một khi cấp dưới thậm chí cấp phó của người chỉ huy, mà thể hiện tài năng xuất chúng tôi cho rằng con người đó khó bề yên lắm, không riêng lĩnh vực chính trị đâu. Trừ trường hợp cấp trên là người tài mẫn tuệ thực sự chí công vô tư, thì mới thấu hiểu tài năng cấp dưới, dám tạo điều tiến lên cho người thuộc quyền của mình. Sau 1975 ta thấy đại tướng mỗi ngày một đi xuống, đó là sự thật, đến nỗi gần như mất hết quyền lực. Sau 2 kỳ đại hội, chỉ còn là UVTW, Trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch (thực ra nhiệm vụ naỳ không phù hợp và ngang tầm với đại tướng). Những năm đó tuy là người lính còn ít tuổi, vậy mà chúng tôi thấy buồn cho đại tướng. Lẽ ra tài năng công sức đức độ của ông, đủ thừa độ đi lên vị tri cao nhất đất nước mới phải. Mà giá sử điều đó là thật, có thể đất nước ta bây giờ cũng có nhiều thay đổi vượt bậc rồi chăng? Tất nhiên công lao của các đồng chí lãnh đạo khác, không phải là chúng ta không biết. Tuy nhiên cách hành xử như thế này của ai đó với tướng Giáp, có lẽ cũng không ai là không biết. Tôi nói vậy chứ không thái quá, riêng về một phía nào.
           Điều vĩ đại ở đây chính lại là lòng kiên nhẫn của đại tướng, con người của ông luôn thuộc về Đảng về Bác về nhân dân nên thấm nhuần tư tưởng: “ Trung với Đảng - Hiếu với dân – Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành…” Chính sự kiên nhẫn đã làm cho đại tướng trở nên một nhân cách lớn, để rồi dân tộc nâng ông lên bậc thánh hiền. Bạn thấy đấy, nhân dân bày tỏ tấm lòng tôn kính của mình với ông, từ khi hay tin ông mất và qua mấy ngày tang lễ đau thương, càng khẳng định hơn ai hết. Hình ảnh nữ cựu chiến binh khóc nói, khi ngồi chờ linh cữu đại tướng đi qua: “ Năm 69 Bác Hồ mất chị em chúng tôi khóc rất nhiều, mà không ra viếng Bác được vì đang ở chiến trường. Giờ bác Giáp mất chúng tôi về tận đây, để trực tiếp được tiễn đưa người…”. Có ai cầm nổi dòng lệ được không? Đau thương này ở tự lòng dân, tình cảm này giành cho đại tướng. Tôi cũng vô cùng cảm kích về Đảng và nhà nước ta, đã tổ chức Quốc tang cho đại tướng thật vô cùng tầm cỡ, trang nghiêm hoàn hảo, hợp ý nguyện lòng dân, gia đình ông. Cái mất của đại tướng mà như gieo thêm mầm sống. Mọi người càng đoàn kết xích lại gần nhau hơn, nguyện chung quanh BCH trung ương Đảng để xây dựng nước nhà ngày một hưng thịnh hùng cường.
            * Còn linh thiêng ư? Đúng là hôm Quốc tang theo dõi lúc chiếc linh xa cùng xe di ảnh của đại tướng đi qua trước lăng Hồ Chủ Tịch. Trời ơi, nước mắt tôi tuôn trào không dứt, tự nhiên hình ảnh Bác đang trong lăng nhìn ra người học trò kiệt suất của mình đến chào từ biệt lần cuối, để về với đât mẹ Quảng Bình. Tự nhiên tôi nghĩ phải chăng những năm cuối đời của đại tướng, Bác Hồ đã hiện lên trong tim của ông mà rằng: “Rồi đây chú phải về với miền Trung, nơi quanh năm khốn khó về thiên tai bão lụt gió Lào, nơi vất vả nhất của đồng bào đồng chí, trên mảnh đất hình chữ S này. Hàng ngàn năm phong kiến xa xưa, ngoại xâm thường xâm chiếm nước ta bắt đầu từ đường bộ. Từ thời hiện đại đến nay và có thể cả mai sau, kẻ thủ luôn nhòm ngó ta từ phía biển (thực tế Pháp và Mỹ bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta đều từ biển). Chú về đó án ngữ ngay đất Vũng Chùa đảo Yến. Nơi đó là đoạn hẹp nhất của Tổ Quốc về bề ngang, tính từ biển qua biên giới Việt Lào. Ngoại xâm mà tấn công khởi nguồn từ đó, thì dễ chia cắt đất nước của ta…” Tôi tự nghĩ ra và cảm thấy linh thiêng vô cùng, như vậy một lần nữa Bác lại giao cho đại tướng luôn án ngữ nơi đầu sóng ngọn gió, để cho đất nước này bình yên. Rồi chiếc linh xa chuyển bánh xa dần lăng Bác. Nghẹn ngào làm sao, các bác các anh chị các bạn, có đúng vậy không? Có lẽ đại tướng qua đây để chào vĩnh biệt Người thầy của mình, để muôn đời không còn được gặp Bác nữa, mà nhận một nhiệm vụ quang vinh tối thượng “người lính lại ra trận”. Bằng sinh khí linh thiêng của bản thân, con người đại tướng. Đầu quay vào núi mắt nhìn ra biển Đông, nguyện giữ cho đất nước Việt Nam muôn đời bình yên, kẻ xâm lăng nào mơ tưởng đến hãy coi chừng! Một lần nữa Bác lại nhìn rõ thiên tài quân sự của đại tướng, mặc dù Bác và đại tướng đã ở cõi vĩnh hằng… Âu là tạo hóa hay có sự sắp đặt của trời Phật, mà tạo ra hình ảnh quá tâm linh vô cùng cảm động thế này? Rõ ràng Bác Hồ vài đại tướng Võ Nguyên Giáp là 2 thần tượng vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam ta, trong thế kỷ 20. Dù trăm năm hay ngàn năm, đất nước có thể nào đi nữa, thì chắc chắn cái tên Hồ Chí Minh – Võ Nguyên Giáp luôn mãi in đậm trong lòng người dân Việt, cũng như Lý Thường Kiệt – Trần Hưng Đạo – Lê Lợi – Quang Trung…
             Năm 2008 tôi có làm một bài thơ chúc mừng đại tướng nhân dịp ông 98 tuổi rồi gửi qua bưu điện. Mấy tháng sau tôi nhận được cú điện thoại của người có tên là Minh (hình như anh ấy ở Văn phòng đại tướng, nếu tôi không nhầm) tới: Rằng đã nhận được bài thơ của anh, rồi chúng tôi sẽ gữi qua chỗ các anh văn thơ nếu thấy được họ sẽ đăng. Mãi sau này cũng không thấy. Chắc họ quên, hay là mình loại vô danh tiểu tốt biết gì về văn thơ mà cũng làm? Nay tôi mạo muội đăng lại bạn đọc xem có được không?

 Mừng Đại tướng 98 tuổi
Tôi chưa một lần gặp đại tướng
Chỉ biết người
Qua mắt quân thù khiếp sợ, vì ông
Bao nụ cười vây quanh đại tướng
Tự tin hạnh phúc mênh mông.
Khắc tinh với ông
Những kẻ hại dân – Những tên xâm lược
Đối thủ lụi rồi dưới địa ngục
Hồn phách lạc, trước âm vang tướng Giáp.
Cả cuộc đời đánh giặc
Tôi chưa hiểu vì sao
Nhà quân sự tài ba lỗi lạc
Tên, thường gọi là Văn?
Trong cốt thép ông,
         trái tim hồng, nhân hậu nhân văn!
Và nghe chuyện Bác Hồ thường gọi:
Đồng chí Giáp – chú Văn
Rõ, người lính già trận mạc
Văn- Võ song toàn
Xin kính cẩn cầu,
              mong ông giai lão bách niên.
                                          Cuối tháng 8/ 2008