Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Nhà báo, dịch giả Truyện Kiều, người Bạn đầy tâm huyết của Việt Nam đã

Trần Ngọc Quyên
Thứ bẩy ngày 3 tháng 8 năm 2013 2:34 PM

Franz Faber, nhà báo đầu tiên của CHDC Đức sang VN ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ, sau chuyến thăm ĐBP ông còn được Bác Hồ cho tháp tùng Bác đi thăm mọt số vùng nông thôn VN, về nước ông đã viết quyển ký “Sông Cái rực hồng”, ghi lại những ấn tượng sâu sắc của ông về chuyến đi này. Sau đó Franz Faber được cử làm Đại diện của báo “Nước Đức mới” (của Đảng XHCNTN Đức) và TTX ADN của CHDC Đức hai khóa (tổng cộng 6-7 năm) trong thời gian Mỹ ném bom miền Bắc ác liệt nhât. 
Thấy hai vợ chồng Franz Faber đều yêu  văn học và quan tâm đến văn học VN (đã dịch thơ Nguyễn Trãi...), Bác Hồ đã tặng vợ chồng Franz Faber quyển Truyện Kiều (tiếng Việt) và bản dịch tiếng Pháp (xuất bản 1951) và khích lệ hai người dịch Truyện Kiều ra tiếng Đức, Bác Hồ còn khuyên hai người nên tham khảo cả bản chữ Nôm và gợi ý nên dịch như thế nào... Hai vợ chồng ông đã bỏ ra 7 năm vừa nghiên cứu Truyện Kiều vừa học tiếng Việt để có thể dịch Truyện Kiều từ tiếng Việt như Bác Hồ gợi ý. 
Trong thời gian làm phóng viên tại VN Franz Faber đã viết hàng trăm tin và bài phóng sự về chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở MBVN và cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở MNVN, góp phần quan trọng vào phong trào đoàn kết với VN phát triển rất mạnh ở CHDC Đức (cả về tinh thần lẫn vật chất). 
Sau khi sách được xuất bản, Franz Faber đã đích thân gặp và kính tặng Bác Hồ, Thủ tướng PVĐ và nhiều nhà văn hóa lớn của VN quyển Truyện Kiều bằng tiếng Đức (lần xuất bản đầu tiên). Trong thời gian ở VN Franz Faber đã nhiều lần được gặp Bác Hồ, có lần gặp riêng (thậm chí Bác Hồ còn giảng giải cho ông một số điển tích trong truyện Kiều)…  
Cuối đời Cụ sống trong cảnh cô đơn nghèo khó tại nhà dưỡng lão (vì vợ mất đã lâu, con cháu không quan tâm…). Năm ngoái (2012) tôi đã đến thăm Cụ tại nhà dưỡng lão, trò chuyện với Cụ gần 2 giờ, Cụ giãi bày nhiều tâm sự và vẫn nhớ những kỷ niệm về Việt Nam; may mắn là tôi còn ghi lại được một số hình ảnh về Cụ (ảnh và phim), có lẽ tôi là người VN cuối cùng đến thăm Cụ…
Cuối tháng 5 vừa qua Cụ đã qua đời ở tuổi 97 trong hoàn cảnh quá nghèo túng (vì hầu hết tiền Cụ tiết kiệm được đã chi phí hết cho dịch vụ và phòng ở nhà dưỡng lão trong suốt nhiều năm qua). Được biết khi Cụ mất trong Konto của Cụ chỉ còn 500 Euro, không đủ để làm tang lễ, thuê đất nghĩa trang…  Buồn thay, tôi nghe bạn bè kể lại rằng tang lễ Cụ rất đơn sơ, đặc biệt vì không có tiền thuê đất nghĩa trang nên Cụ đã bị chôn như một người “vô danh”, nghĩa là mộ Cụ không được đắp cao mà phải cào bằng như mặt đất, rồi đây cỏ sẽ mọc lên như bãi cỏ chung quanh không hề có sự khác biệt; nghĩa trang cũng không cho phép dựng trên mộ Cụ ngay cả một tấm bia đơn sơ ghi tên Cụ là FRANZ FABER!
Cụ có đáng bị lãng quên như vậy không, lòng tôi vô cùng đau buồn và trắc ẩn!

Chắc chắn tôi sẽ viết một bài đầy đủ và chi tiết về Franz Faber để vinh danh Cụ. Trong khi chờ đợi tôi xin đưa lại bài viết của Văn Long, Trưởng Phân xã TTX Việt Nam tại Berlin để mọi người hiểu thêm về Cụ Franz Faber.
Trần Ngọc Quyên
(Nguyên Tham tán – Công sứ Việt Nam tại Đức)