Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

VĂN HỌC VIỆT NAM CHƯA CÓ NHÀ PHÊ BÌNH THỰC SỰ

Trần Trương
Thứ sáu ngày 5 tháng 6 năm 2009 10:20 AM

Tôi có thể khẳng định như vậy mà không có sự áy náy nào cả.Có lẽ chính vì vậy mà độc giả Vn ít dần đối với văn hoá đọc, và không còn say sưa với những tác phẩm của các nhà văn VN.Những bài viết phê bình các tác phẩm những năm gần đây nặng về giới thiệu và nhiều khi đi đến sự tâng bốc nhau thái quá, hoặc ngược lại.
Đọc nhiều bài phê bình văn học trên báo Văn Nghệ hoăc. một số các báo khác cứ na ná như nhau.Nhưng văn chương phê bình cũng chỉ cao hơn sự “Điểm sách” một chút.Có một số bạn đọc bảo: Một số người làm công tác phê bình văn học trình độ thẩm định tác phẩm của họ chưa cao hơn nhà văn hoặc do hạn chế về nhiều mặt  , họ không bắt được cái”thần” của tác phẩm nên nhiều khi còn phân tích sai nội dung của nó hoặc lại chỉ hời hợt bên ngoài.Tôi tạm nghĩ rằng, nhà phê bình phải là bác sĩ giỏi, thì mới bắt mạch đúng bệnh cho “bệnh nhân”sau đó mới có thuốc hiệu nghiệm.Rồi cũng có thể nói nhà phê bình phải là nhà “tiên tri” thông thái, có một trình độ triết học căn bản cùng với kiến thức xã hội sâu sắc thì mới có trình độ “bới lông, tìm vết” một cách cặn kẽ các tác phẩm văn học.Gần đây vài vị nhân danh nhà phê bình “gai góc”tự phong cho mình là những “chiếc búa”hoặc có những tuyên ngôn ngạo mạn, nào là tôi không thèm viết đơn vào Hội nhà Văn VN, Nào là nhà văn chỉ cần tác phẩm chứ không phải xưng danh Hội Viên này nọ v..v..hoăc có vị chỉ ở trình độ sưu tầm những tư liệu văn học, làm bửu bối cho nội dung các bài viết , mà khi đọc lên nhiều độc giả “giật mình” cứ tưởng là sự khám phá ghê gớm, những tư liệu sưu tầm đó chỉ là tiểu sảo nhỏ mà sự “cần cù” ghi chép của anh ta chứ đâu phải là sự khám phá!?.Lại còn có “nhà” phê bình rất hay được một số đài phát thanh BBC,hay RFI phỏng vấn thì nói năng như : ông lớn”nhận định Văn học Vn đang ở thời kỳ khủng hoảng hay VN chưa có nhà văn mà chỉ có người viết, và nói vài câu “ngang ngang” tỏ ra ta là người khách quan không phải là người của chính phủ,trong khi đó anh ta suốt cả đời ăn lương của nhà nước.Một số “nhà” phê bình đôi khi sa đà vào cái cá nhân , cái khuyết tật của tác giả A hay B mà sinh ra đố kỵ, cãi vã nhau một cách kém văn hoá trên các trang Web hay một vài tờ báo “lá cải”.Gần đây nhiều tác phẩm được giải thưởng của Hội Nhà Văn V N  đã rơi vào quên lãng, tại sao vậy ? có phải những tác phẩm ấy không xứng đáng hay không hay, hay vì lý do nào khác mà được giải?Không thấy một nhà phê bình nào xăm xắn giới thiệu và phân tích để độc giả tìm đến chúng mà đọc. sau việc nhận giải thưởng là  một sự “im lặng đáng sợ” rơi  tõm  xuống ao  như người ta ném hòn gạch vào đám bèo.Lại có xu hướng một đám người đọc đi săn một số tác phẩm  đang được đồn thổi là “giật gân” ,”có vấn đề” , ấy vậy mà lúc này đây cũng chẳng có nhà phê bình nào viết thật sâu sắc những tác phẩm ấy.Nhưng cũng có dư luận nói rằng: “ở Trên” thổi còi không cho nói về tác phẩm “có vấn đề” ấy?.Hiện cũng có những nhà sách, những công ty văn hoá phẩm đứng ra tổ chức các cuộc thi thơ, thi văn để đánh bóng tên tuổi mình trên thương trường văn hoá, song một vài tác phẩm A B trúng  giải  của họ được một vài ngày rồi  lại rơi vào quên lãng.Thời buổi nào cũng vậy. viết văn là một lao động nhọc nhằn, nhưng viết lời bình luận càng nhọc nhằn hơn.Bởi anh phê bình phải tinh thông văn học, nếu không muốn nói là có một tầm nghĩ, tầm nhìn vấn đề trên tài anh viết tác phẩm.Vậy là ở đây tôi nghĩ rằng mấy anh gọi là “Nhà phê bình” của ta còn yếu về nhiều lĩnh vực, nhưng trước hết vẫn là cái TÂM, bởi tôi đọc khá nhiều bài phê bình hầu như không mấy khách quan. Có bài thì “yêu” nhau quá nên tâng bóc nhau đến tận mây xanh.ví như có anh làm thơ ở một tỉnh ,danh tính và tác phẩm của anh ta chẳng mấy người biết thế mà có “nhà” phê bình dám nói Thơ ông này “độc nhất vô nhị” mà “hồn” thơ của ông ta chưa vượt ra khỏi vành đai 3 của H N mở rộng.Nhưng ngược lại có “nhà” phê bình trong đời tư có chút ít thâm thù nhau, vì thế viết bài”chơi” anh tác giả kia một “đòn” chí mạng bằng những lời lẽ vay mượn và thô thiển. Thế thì rõ ràng các “nhà” phê bình chỉ quanh quẩn hai đề tài :”ca” và “phang”.Hiện chúng ta có cả Ban “Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật TW”. Ban này lại có một ông chánh văn phòng là một nghệ sĩ xiếc xe đạp học ở Nga về . Nhưng ông trưởng ban thì từ xưa đến nay tôi chưa thấy ai gọi ông là nhà LÝ LUẬN PHÊ BÌNH cả. Tôi cứ hiểu LLPB nôm na rằng : mỗi bài viết phải có tính khám phá, tính tiên tri và tính hướng dẫn thuyết phục, cảm hoá người đọc nhận chân giá trị của tác phẩm được Phê bình, thế nhưng lâu nay phê bình của ta đôi khi tránh né những vấn đề tế nhị hoặc “nể” tác giả ấy có chức vụ nào đó trong  Ban, trong Bộ?thế thì còn lâu chúng ta mới có một”Mao Tôn cương” đích thực.Trước đây , chúng ta học văn luôn phảicó quan điểm Thơ trước cách mạng của các nhà THƠ MỚI là tiểu tư sản, là lạc lõng là bi luy, nghệ thuật không vì Nhân sinh!!.Nhưng bây giờ chúng ta lại thấy cái hay, cái sang trọng, cái đẹp của các câu thơ lãng mạn ấy hết sức quý giá và còn mới đến bây giờ.Chính vì thế mà “THI NHÂN VN “ vẫn sống mãi với thờ gian.Lâu nay các “nhà phê bình” chưa ai đụng đến những tác phẩm của một vài nhà thơ, nhà văn có vị trí là lãnh đạo cấp cao.( mà vì lý do tế nhị ) tôi cũng chẳng dám nêu tên ông âý mặc dù ai cũng biết một số bài thơ của ông ta có nhiều câu ngô nghê , buồn cười hoặc cũng ở trình độ VÈ.Phê bình là phải có lý luận, mà muốn lý luận đúng, hay thì buộc lý luận phải mang tính triết lý sâu sắc chứ không thể nói lấy được, và đừng theo kiểu
“Chổi to thì quét sân to
Ấy còn chổi nhỏ… chăm lo quét nhà”.và LLPB không thể là một anh lính cứ “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” để trở thành dũng sĩ.Có nhà văn mới có nhà phê bình văn học, khi có nhà phê bình rồi thì chính nhà phê bình phải biết vực dậy các nhà văn ngày một lớn lên bằng những tác phẩm dần dần có giá trị , tạo nên dáng dấp của một nền văn chương đa dạng vượt biên giới một cách hãnh diện chứ không phải một thứ tự “đánh bóng” mình bằng những sự huyễn hoặc hay vô lối.