Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Đặt tên đẹp

Phạm Mạn
Thứ tư ngày 16 tháng 1 năm 2013 8:13 PM

 

Trước CM Tháng 8/45 dân ta chia tầng lớp giàu nghèo, sang hèn với phong cách, văn hoá rất rõ rệt. Ở quê tôi, tiêu biểu cho đièu đó là việc đặt tên con.
Con nhà giàu sang, quyền quý thì mang tên đẹp nói lên một ý nghĩa nào đó: thí dụ con trai có thể là Hùng Cường, Hào Hiẹp, Hoài Ân,Vọng Đức,v.v…
Con gái thì, Tuyết Nhung, Mộng Huyền, Thu Giang, v.v…
     Còn với tầng lớp nghèo hèn: Con trai thì có phụ danh đi kèm (prenom) như “Cu”, “Cặc”, “Dái”. Có thể thằng anh lớn thì đặt tên là Cặc Nậy (nậy = lớn). Thằng em nhỏ đặt là Cu Tiu (tiu = bé), Dái Đen, v.v…Cũng có trường hợp do đẻ ra không nuôi được (hữu sinh vô dưỡng), người ta phải đặt tên thật xấu cho con để ma quỷ chê không bắt đi(!). Thí dụ không què mà đạt tên là Qùe, thậm chí bà vợ tôi (quê Thái bình) nói, bảy tám lần sinh không một lần dưỡng, bức xúc quá có ngwời còn xẻo da mặt đứa bé mới đẻ rồi vá lông chó lông mèo vào cho xấu đi. Làm mhư thế để “ma chê quỷ hờn” không bắt đi!(Họ không nghĩ trẻ con chết non là do thiếu đói, mất vệ sinh, nhiều bệnh tật, mê tín…)
     Sau CM Tháng 8, hủ tục và mê tín bị đả phá dữ dội, Dân chủ Bình đẳng được đề cao, gây hiệu ứng ngược lại. Trong tầng lớp thanh niên con nhà nghèo nổi lên phong trào đặt lại tên. Mọi người cố chọn cho mình được tên thật “kêu”, thật đẹp. Nhất là chị em tuổi thanh niên, có phong trào đổi tên xấu lấy tên đẹp rất sôi nổi.
      Trong cao trào đổi tên đã xẩy ra chuyện sau:
       Một cô trắng trẻo, mặt mũi rất xinh gái, nhìn người rất hấp dẫn; chỉ tiếc là nhà cô rất nghèo. Bố mẹ và cô suốt ngày phải lang thang khắp cánh đồng để nhặt phân trâu bò và phân người (thời ấy rất ít gia đình có hố xí, toàn dân phóng uế lung tung).Không biết có phải vì “cái nghiệp” mà cô có cái tên Con Chắt Thúi (thúi = thối). Cô THÚI thấy con gái cả làng đua nhau cải tên. Có những cô, ngày xưa tên rất xấu mà nay mang tên rất đẹp, chỉ nghe gọi, ai cũng phải phát thèm. Riêng cô, cô vẫn chưa tìm ra tên gì cho mình. Có lúc cô đã nghĩ đến các tên: Hồng, Cúc, Hường… gì đó, song đã có người đặt. Cô không muốn mang tiếng “bắt chước”. Mất mấy ngày “kỳ vọng” đến mất ăn mất ngủ, cô nghĩ ra một cách là đi hỏi mấy anh con nhà giàu đã đỗ bằng “Ri me” (primaire).
      Sau khi nghe cô đề xuất nhờ vả, bốn cậu học sinh có vẻ nhanh nhẹn và nghịch ngợm (đứng sau quỷ và ma) tươi cười trao đổi với nhau bằng mấy câu tiếng Pháp. Trao đổi với nhau xong, một cậu với vẻ mặt nghiêm trang, đầy tin cậy nói với cô:
         Theo bọn mình, o (nghĩa là cô - tiếng Nghệ Tĩnh) nên lấy tên là Âm Hộ, Nguyễn thị Âm Hộ.
     Cô Thúi nghe xong, tần ngần suy nghĩ: Tên là Hộ, phú HỘ, giúp HỘ, gặt HỘ, gánh HỘ…kể thì hơn tên THÚI nhiều nhưng gọi lên nghe không hay bằng tên mới của bọn bạn. Còn tiếng lót là ÂM thì hơi xúi quẩy! Vì Âm là ÂM TY…không được rồi!

   Nghĩ thế, cô nói: các anh có chữ nào khác mà hay hơn chữ Âm Hộ không?
    “Hay là chữ Ngọc Hành. Được không O?”Một “Cố vấn” nói.
  Thúi lại nghĩ: nghe cũng hay hay đấy. NGỌC làm tên đệm thì hay rồi! còn HÀNH? Hành là củ hành khi phi với mỡ thì thơm lừng xóm!
   Thế là với vẻ mặt nghiêm túc và lòng đầy tin tưởng, cô Thúi chấp nhận từ nay đổi tên THÚI thành tên NGỌC HÀNH, NGUYỄN THỊ NGỌC HÀNH!
 Cho đến lúc chia tay, nét mặt cả 4 “cố vấn” vẫn giữ vẻ nghiêm nghị cho hợp với không khí “Lễ đổi tên” cho cô THÚI.
   Khi 4 anh học sinh đi một lúc, cô mới nghe tiếng cười của các “vị cố vấn”sặc sụa như bị kìm nén, nay mới bật ra.Tuy nhiên với sự cả tin trong lòng thôn nữ của cô, cô không nghi ngờ chút nào về  những tràng cười vọng lại.
   Từ khi mang tên mới, mọi người quen dần với cái tên mới. Nhất là các bạn nữ cùng trang lứa, bởi họ có cùng cảnh ngộ là “thay tên cũ bằng tên mới”, tất yếu họ thích gọi nhau bằng tên mới. Thảng hoặc, một  số bà già quen thói cũ mà gọi THÚI ƠI! Những lúc đó lòng cô bực tức lắm! Có lúc cô giả vờ không nghe thấy; Và những tiếng gọi NGỌC HÀNH ƠI!!! của ban bè vang lên, gieo vào lòng cô niềm vui véo von, êm đềm như những nốt nhạc tâm hồn đầy du dương và quyến rũ!
   Cũng từ khi mang tên mới, những hoạt động đoàn thể như Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc…hoặc hoạt động xã hội quyên góp Tuần lễ Đồng, Tuần lễ Vàng,…những khi cần làm hồ sơ, kê khai danh sách,…từ đây tên cô chính thức là NGUYỄN THỊ NGỌC HÀNH.
     Cho đến một lần, do có nhiều thành tích, cô được bà con cử đi họp một cuộc họp biểu dương thành tích thi đua cấp huyện. Khi người điều hành cuộc họp giới thiệu thành tích của cô và dõng dạc xướng danh:
      -Chị NGUYỄN THỊ NGỌC HÀNH!
      Nghe đọc tên mình, cô dứng dậy, trong khi cả hội trường đông đảo hướng về phía cô đồng thời có nhiều tiếng cười rộ kèm theo lời bàn tán to nhỏ râm ran. Ban đầu cô còn ngơ ngác, chưa hiểu vì sao…Nhưng từ hàng ghế sau lưng cô, giọng nói của một thanh niên tuy không to nhưng đủ cho cô nghe hết:
- Tên tiếc gì lại tên là Ngọc Hành! Ngọc Hành nghĩa là CẶC, là CÁI CON CẶC! Cha mẹ nào lại đặt tên cho con mình là NGUYỄN THỊ CON CẶC!!!
Lúc này cô bỗng hiểu hết tất cả: Tại sao mấy thằng “cố vấn”cho cô lại nói tiếng Tây với nhau trước mặt cô? Tại sao những trận cười như nắc nẻ của chúng rôm rả và kéo dài như vây?Và nhất là, giờ đây cô thấm thía lời giải trình của cán bộ Việt minh về chính sách “bần cùng hoá”  và“ngu dân” của Thực dân Pháp. Phải chi nhà mình có dăm ba sào ruộng, mình được cha mẹ cho đi học thì thân phận mình đâu đến nỗi ngu ngốc thế này!!!
    Nỗi day dứt đầy xúc phạm lớn lao trong lòng nữ công dân chân chất xinh đẹp của ĐẤT NƯỚC VIẸT NAM VỪA ĐỘC LẬP!
   15 / 1 /2013

   (Nếu không viết lại câu chuyên này, thì, chuyện sẽ lùi vào quá khứ quên lãng. Người viết mong loại chuyện này được chép ra nhiều để cháu con nhớ lịch sử vừa sống động vừa hấp dẫn).                                                                 
                                                                            PHẠM  MẠN