Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Vượt lên chính mình

Nguyễn Chính Viễn
Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012 3:29 PM

 

Tôi và Vương Trí Nghị cùng đồng hương Hà Tây (nay là Hà Nội) có hộ khẩu thường trú tại Thành phố Uông Bí vẫn thường đi lại với nhau, coi nhau là bạn, tỏ ra tâm đầu ý hợp nhiều chuyện : chuyện thơ văn, chuyện thời cuộc, chuyện thời sự, cả những chuyện bức xúc  do nhân tình thế thái mà có, đang xẩy ra đâu đó ở khắp mọi miền đất nước như cướp của, giết người, tai nạn giao thông, những chuyên oan khiên, Giá cả leo thang... Đều có một nhận thức trong cuộc sống thường nhật cái gì cũng có thể xẩy ra... chỉ cần mỗi con người cần phải biết chủ động, cầu thị tự điều chỉnh mình để đi đúng hướng và đúng với quy luật muôn đời của nó...thì xã hội sẽ được tươi đẹp.Nghị là công nhân cơ điện Mỏ Mông Dương, vì có vợ làm việc ở Uông Bí nên khi về hưu xin chuyển khẩu về sống ở Thành phố Uông Bí để đỡ đần vợ con. Nay đã goá vợ, ở vậy không “tục huyền”. Hai đứa con gái đã đi lấy chồng, một đứa lấy chồng bộ đội Hải Quân vẫn đang tại ngũ. Một đứa lấy chồng công nhân mỏ đá trong vùng. Cậu con trai út cũng vừa xong chương trình đào tạo công nhân lò đã được nhận vào ở Công Ty Than Vàng Danh. Người ta thường gọi Nghị là gà sống nuôi con, Nghị chỉ cười, như thế cũng đúng chứ sao. Thời nay gia đình nào không có con cái nghiện hút là quý nhất, trong nhà có bạc tỷ. Biết chủ động để vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn cũng là một điều đáng khen .Ở Phưòng Thanh Sơn thành phố Uông Bí có Câu Lạc Bộ thơ, do ông Đinh Đặng làm chủ nhiệm, Câu Lạc Bộ duy trì sinh hoạt rất đều đặn và có nền nếp. Đã có nhiều hội viên có tập thơ in riêng  Nguyễn Xuân Oánh có 8 tập : Hanh phúc và hoa- Lời hát ru- Sắc Hoàng Hôn- Cảm nhận Yên Tử...Đinh Đăng Định có 3  tập “Đất mỏ thành thơ 1,2,3”.Vũ Anh Tuấn có 3 tập : “Vần thơ kỷ niệm, Non thiêng Biển biếc, Dòng Đời” . Nguyễn Huy Trãi  có “Nắng gió Nghệ Tĩnh”. Ngoài ra các hội viên Nguyễn Xuân Phán, Lê Ngọc Hoan, Vũ Hoàng Tụ, Nguyễn văn Chương,  Lê Xuân Lộc ... đều có thơ in chung. Một điều thú vị, là đa số hội viên Câu Lạc Bộ thơ đều là những thầy giáo về hưu. Đinh Đăng Định, Nguyễn Xuân Phán... đều là những thầy giáo dạy toán, nhưng nay quay làm thơ cũng rất hay. Ông Đinh Đăng Định đã được giải khuyến khích trong cuộc thi thơ Đường của Hạ Long vừa qua. Hàng tuần chúng tôi đều giành cho nhau những cuộc thăm hỏi thân tình, trao đổi với nhau về thơ phú...ngồi khề khà với nhau cùng mấy củ lạc rang, một tý cay, ấy thế mà chuyện cũng rôm rả đáo để....Cũng có khi đem cho nhau bài thơ mới sáng tác, đọc cho nhau nghe và nghị luận với nhau về câu cú ngôn từ...Hôm nay, một ngày thu mát mẻ, vừa sáng ra, Vương Trí Nghị đã gọi điện cho tôi, bảo là đến thăm Đinh Đăng Định, vì sắp sửa đến ngày kỷ niệm Hiến chương các Nhà giáo rồi... Tôi đã đồng ý nhận lời.Quê gốc của Đinh Đăng Định là ở Thái Ninh, Thái Bình. Trong những ngày giao lưu trước đây cũng dịp 20 tháng 11 năm trước, Ông đã kể cho chúng tôi nghe những bước thăng trầm của 2 anh em ông. Ông khẳng định với chúng tôi 2 anh em ông đều có chí hướng theo con đường học hành đến nơi đến chốn là do mẹ ông đã  khuyến khích động viên ông rất nhiều. Không có mẹ ông  có lẽ ông đã trở thành Ông Hai Lúa thực thụ từ lâu rồi .Em ông là Đinh Quốc Trịnh khi còn là một học sinh cấp II cũng thuộc vào loại có năng khiếu về văn và học rất giỏi văn. Trong cuộc thi văn của 3 lớp 7 của 3 trường của huyện Thái Ninh năm 1960, Trịnh đã đoạt giải nhất. Nhưng sau này không đi vào ngành Sư phạm, mà đi vào ngành xây dựng. Ông Định đã đọc cả đầu đề bài thi văn hồi đó cho chúng tôi nghe : “Em hãy giải thích câu ca dao : Núi cao là núi Thái Sơn/ Ơn cao nghĩa cả là ơn Bác Hồ...” Trịnh giỏi văn, nhưng cũng thuộc loại lận đận. Định, có nguyện vọng, thi vào Đại học sư phạm để sau này về làm nghề thầy giáo. Ông Đặng là một trong 10 học sinh cấp III của huyện Thái Ninh đỗ vào Đại học năm ấy, nhưng mới học được hai năm thì phải bỏ học, phải đứt gánh giữa đường vì thành phần gia đình là địa chủ và có bố làm tay sai cho giặc.Tuy sau này người ta đã xác minh, không phải như thế. Ông Định đã hiểu về người  bố mình như sau : Bố ông tên là Đinh Văn Điễng, gia đình thuộc vào diện có máu mặt trong làng, nên được học hành đến nơi đến chốn, ông biết nói tiếng Pháp và cũng giỏi chữ Nho lại lấy con nhà Địa chủ Chắt, nên có mối quan hệ tương đối rộng rãi, có sự giao du rộng rãi, ông được cách mạng giao cho nhiệm vụ làm tình báo, hồi đó Công an Thái Bình gọi là “đặc tình”. Ông Điễng là Đặc tình mang bí số D2, hàng tuần thường “batong”, kính đen, mũ phớt đắt tiền, đi vào đồn bốt giặc để chơi bời giao dịch với các quan “Tây”, quan “Ta”, tự nhiên như đi chợ...bọn lính tráng không dám nghi nghờ gì, tuy nhiên trong nhân dân thì có nhiều người dị nghị nhìn ông với con mắt khinh ghét, và lắc đầu.  Ông biết thế nhưng vẫn phải cắn răng chịu đựng bỏ ngoài tai những điều eo sèo coi như không nghe người ta nói gì, để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giao cho. Với vỏ bọc hoàn hảo như vậy, D2 đã  làm vô hiệu hoá được tên Sếp bốt Trịnh Thành Đức ( Sếp bốt Xuân Hoà Huyện Thái Ninh – Thái Bình), và còn tuyên truyền lôi cuốn được tên phó đồn Nguyễn Văn Duyệt hoạt động và cung cấp tin tức cho ta. Chính vì, nắm chắc được tình hình địch, cách bài binh bố trận trong đồn, nơi ăn chốn ngủ... nên chiến dịch cuối năm 1950- đầu năm 1951, bộ đội 64 cùng Công an Thái Bình đã tiêu diệt gọn toàn bộ các đồn bốt địch, giải phòng hoàn toàn huyện Thái Ninh. Chiến thắng này có công  đóng góp  không nhỏ của Đặc tình D2. Đến Cải Cách Ruông đất, Gia đình Ông Điễng quy là Địa chủ và thêm tội nữa là làm tay sai cho giặc. Đặng phải bỏ học vì chuyện này. Đặng đã phát khóc phải bỏ học, không được tiếp tục học nữa. Trên đường về quê, bao nhiều ý nghĩ vẩn vơ , không lành mạnh đã đến với Định. Sự nghiệp sẽ kết thúc ở đây sao? Tuy nhiên khi nhớ đến lời dạy của mẹ “bằng mọi giá con phải cố học cho giỏi để sau này đỡ khổ”. Định đã nguôi ngoai và tự nhủ với bản thân là không được thối chí, phải tìm cách mà vươn lên. Về quê thấy bạn bè của Định nhiều đứa đã bỏ quê đi thoát li cả rồi nên Định càng buồn hơn. Định đã kìm nén sự ẩn ức của mình để hỏi bố mình về chuyện đó. Bố chỉ thở dài và nói với giọng buồn buồn : “Bố cũng chẳng biết trả lời với con như thế nào để con hiểu cho những việc làm của bố trước đây. Những người biết công việc của bố thì đều đã đi xa...Có lẽ cái số bố nó thế tạm thời phải chịu như thế thôi con ạ. Bố hy vọng sau này người ta sẽ minh oan cho bố”. Hàng xóm, láng giềng thì thầm với nhau “cha ăn mặn con khát nước mà” và đều nhìn Định với con mắt thương hại. Định đã ở nhà được 3 tháng giúp bố mẹ đồng áng, cày bừa, phát bờ, cuốc góc ruộng. Sau những đêm trằn trọc suy nghĩ, Đặng đã nghĩ đến người cậu – em mẹ hiện đang công tác Đoàn bên Hải Dương, ông cậu đã kể ở Hải Dương đang rất cần những thầy giáo dạy học. Sau một đêm ngủ dậy, Đặng đã quyết định khăn gói hành trang, hành trình sang Tỉnh Hải Dương để xin làm thầy giáo. Cuộc đi của Định từ Thái Ninh sang Hải dương thật vất vả nhưng không phải  không có cái may. Đặng vẫn nhớ mãi cho đến bây giờ, tiền trong túi chỉ đủ để đi đò và uống nước. Nhưng khi đi qua chợ ven sông vì đói quá nên  đã bỏ mấy hào ra mua bánh đúc để ăn. Ngồi chờ đò,  Đặng đã làm quen được với anh thanh niên chèo đò ở bờ bên này. Định đã kể hoàn cảnh gia đình cho anh thanh niên nghe. Khi nghe số tiền đò phải trả để sang bờ bên kia, nhẩm tính trong túi không đủ , Định đã gạ anh mua cho tấm ni lông áo mưa. Anh Thanh niên lái đò cười, hỏi : “Phải bán áo đi mưa sao? Để xem thế nào đã!”. Khi đò bên kia sang vừa đổ khách xong, bắt đầu quay mũi thì anh thanh niên dắt Định xuống thuyền nói với người chở đò : “Bác cho anh thương binh này (Anh ta nói dối như vậy) về làng ở bên kia sông, anh ta không có tiền  đâu, cho anh ta đi nhờ Bác ạ!” Có trình độ tú tài như Định là quý lắm nhất là lại có 2 năm ngồi ghế Đại học, nên ông Lê Hào Trưởng ty giáo dục Hải Dương lúc đó ký tuyển dụng liền và được phân về huyện Nam Sách .Những năm tháng dạy học ở Nam sách phải nói Đặng đã có sự quyết tâm phấn đấu rất cao, (trong tâm khảm Định đã nghĩ : Không phát triển được bề dọc (Ý nói học Đại học) thì phấn đấu cho việc phát triển bề ngang (Đi dạy học kiếm cơm) vậy, cho nên không kể trong hay ngoài giờ, ai có yêu cầu học, cần “phụ đạo” là Định lập kế hoạch bố trí dạy. Sự năng động của Định đã được bù đắp một cách xứng đáng, học sinh của Định dạy, đều có kiến thức rất vững nên Định luôn được biểu dương khen thưởng. Định đã được đề cử làm Hiệu trưởng một trường cấp II- bây giờ gọi là trường Phổ thông cơ sở. Định đã lấy vợ cùng là giáo viên trong trường. Định luôn có ý thức để phấn đấu vào Đảng, nhưng nhiều lần về quê, địa phương vẫn chứng nhận là con địa chủ và gia đình có vấn đề, cần được cân nhắc, nên hết năm này sang năm khác, Định vẫn chỉ là cảm tình của Đảng. Tai tiếng của Bố vẫn đeo bám Định, chỉ biết thở dài và an phận.Cả hai vợ chồng đều cho rằng, con đường phấn đấu về mặt Đảng là điều có nhiều khó khăn. Hai vợ chồng chỉ biết nhắc nhở nhau, phải tích cực phấn đấu cho công việc. Những điều Đảng dạy, Bác Hồ nói về sự nghiệp giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thì hai vợ chồng Định luôn coi là kim chỉ nam, là cẩm nang phấn đấu cho bản thân của người thầy giáo lúc này. Lời bác Hồ dạy : “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không...”( Thư của Bác Hồ gửi cho học sinh tháng 9-1945) Định càng thấy trách nhiệm nặng nề chừng nào đối với người thầy giáo. Hoặc như câu nói của Bác tại lớp học chính trị của các giáo viên cấp II, cấp III toàn Miền Bắc ngày 13-4-1958 : “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người...” Trách nhiệm của ai đây? Cũng là của người thầy giáo chứ ai?. Năm 1976 , Tỉnh Quảng Ninh có chủ trương thu hút nguồn lực của người ngoài tỉnh đến tham gia xây dụng Tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh giầu đẹp, tiến kịp với các tỉnh bạn và thời cuộc, hai vợ chồng giáo viên Đặng cùng đứa con gái đã xin đi đến thị xã Uông Bí, thị xã đang xây dụng 2 ngành kinh tế chủ chốt “than” và “điện” để lập nghiệp. Định đã muốn ém nhẹm cái chức Hiệu trưởng của mình, Nhưng Bí thư Thị uỷ Uông Bí lúc đó là Bùi Nguyên Đấng đã biết và đã yêu cầu Định về làm Hiệu Trưởng trường cấp II Phương Đông vừa được hình thành...
Bây giờ ngồi nghĩ lại, Định đã không thấy hổ thẹn với nghề thầy giáo của mình. Định cũng nói thật lòng mình, nhờ có đất Quảng Ninh cưu mang mà gia đình Ông đã trở thành giầu có, con cái đều học hành đến nơi đến chốn. Ông có một nhà một tầng mái bằng vũng chãi , con trai ông có ngôi nhà 2 tầng bề thế khang trang. Cô con gái cả, theo nghề bố đang dạy trường cấp III thành phố, cậu con trai thứ hai là Cử nhân ngành Hành chính đang làm ở Văn Phòng Uy Ban. Cô con gái thứ 3 đang chuẩn bị bảo về luận án Thạc sĩ giáo dục. Cô con gái út là trung cấp Ngành Y đang công tác cùng chồng ở Cẩm Phả. Dưới sự dạy giỗ của ông nhiều học sinh đã thành đạt cả về kinh tế và chính trị vì họ đều có sự tư duy đúng đắn : Có người trở thành Phó Bí Thư Thị ủy Uông Bí. Nhiều học sinh của ông nay đã trở thành Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ đang làm việc ở các tập đoàn, Tổng Công ty, Là Giám đốc sở. Có học sinh đã trở thành Doanh Nhân thành đạt có tiếng trong thành phố, với toà cao ốc điều hành sản xuất bề thế khang trang.Tết nhất họ thường kéo đến chúc Tết thày.Trong chuyện trò hôm nay, chúng tôi có nhắc về việc học hành giở giang của ông trước đây, Ông đã suy tư và trải lòng mình : “Nhân cách làm thầy giáo đã giúp tôi hiểu ra nhiều điều và cũng giúp tôi vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn oan trái, bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vượt lên chính mình, phải biết sống vì mọi người với tấm lòng vị tha, phải biết bỏ qua lòng hận thù nhỏ nhen ... sự sai lầm thiếu sót là chuyện không thể tránh khỏi  trong bước đường xây dựng và phát triển, cái quý là phải biết bình tĩnh, tỉnh táo, phải biết đặt mình trong trường hợp cụ thể để tự điều chỉnh để cầu thị tiến bộ... chính những điều ấy đã giúp Định trở thành một thầy giáo hoàn hảo, xây dựng thành công một gia đình thuận hoà, một gia đình hạnh phúc,  một gia đình luôn đạt danh hiệu “Gia Đình Văn Hoá”... Ông không trả lời về câu hỏi của chúng tôi, lần này ông đã đưa cho chúng tôi xem bài báo đăng trên tờ Tạp chí “ Văn Hoá Thái Bình” số 36 ra tháng 9 năm 2000, với  cái “tít” : “Đặc tình của Công An đánh vào bột giặc” của tác giả Nguyễn  Hữu Dư ( CLB Công an Ngọc Khánh Ba Đình Hà Nội) mà ông vừa được người bạn ông gửi ra cho. Bài bào dài chiếm khoảng gần một trang rưỡi khổ giấy 19x27 khoảng 1200 chữ. Bài báo tường thuật tỷ mỷ về sự việc ông Đinh Văn Điễng khi là “Đặc tình” mang bí số D2. Bài viết tương đối dài, Tôi xin trích một đoạn sau đây của bài viết : “... Thế tại sao ngần ấy năm không ai thanh minh cho ông Điễng để ông phải chịu tiếng là địa chủ phản động, con cái học giỏi nhưng không được học tiếp phải bỏ học đi làm công nhân than ở Quảng Ninh”( hết lời trích). Đây là câu hỏi của tác giả Nguyễn Hữu Dư hỏi người bố của mình là ông Nguyễn Duy Phan. Ông Nguyễn Duy Phan đã một thời được cử làm “Đặc phái trưởng Thái Ninh”, cũng cùng thời gian đó ông đã được nhận bàn giao từ ông Lê Đông tức ông Phí Văn Lung về “Đặc tình” D2 Đinh Văn Điễng. ( Ông Phan nguyên là Bí thư thứ 2 Đại Sứ quán Việt Nam tại Bun-ga-ri (1973-1980). Đầu năm 1981 về nước... Trước câu hỏi thắc mắc của đứa con, Ông Phan đã  nói : “ Con là công an chắc biết công tác của ngành, ngay cả “Đặc tình” cũng phải bí mật nữa là. Bây giờ con làm mọi cách để bảo về quyền lợi chính trị cho bác Điễng, con làm việc này khách quan hơn vì có sự kiện các năm 1950-1951 và các nhân chứng là bố, bác Lung, và bác Điễng hiện nay đều còn sống và minh mẫn cả” (hết lời trích). Chúng tôi được biết, đến ngày 19-8-1982, Đại tá Nguyễn Văn Hội Phó Giám đốc Công An Thái bình đã cùng trưởng phòng PA 16 Công an Thái Bình về gặp đồng chí chủ tịch xã Vũ Văn Bình trình bày lại toàn bộ sự việc và nhờ xã cho phát loa mời ông Đinh Văn Điễng, người đã có công lớn giúp công an và bộ đội huyện Thái Ninh – Thái Bình ra trụ sở UBND xã để nhận Bằng khen của Công An Tỉnh và quà tặng là 1 bộ quần áo An ninh còn thơm mùi hồ do chính tay Đại tá Nguyễn Văn Hội trịnh trọng trao tận tay cho ông Điễng trước những con mắt ngỡ ngàng và khâm phục ... Ông Định tỏ ra rất vui về chuyên bố ông được phục hồi danh dự .Ông đã hồ hởi nói với chúng tôi : “Ông cụ tôi bây giờ  không còn- đã về với tiên tổ năm 1996 rồi- Nhưng chúng tôi đã học được cụ đức tính tin yêu rất rạch ròi , chỉ có ở một con người từng trải như ông, mới có một đức tính bình tĩnh đáng nể phục như vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng lấy nhân tình thế thái để dạy dỗ con cháu, khuyên con cái đừng có bất mãn tiêu cực với tổ chức, với chế độ, cái hôm nay chưa xem xét, xác minh được thì sớm muộn tổ chức sẽ nhìn ra và  làm rõ, cái quan trọng là mỗi con người phải có niềm tin sâu sắc với Đảng lãnh đạo và  các cấp Chính quyền để vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn bất lợi. Luôn tin tưởng rằng : “ Cây ngay không sợ chết đứng”. Không được “thấy sóng cả mà ngã tay chèo”... Sự thật bao giờ cũng được sáng tỏ.Ông Định cũng là một con người có sự tự tin rất cao như thế. Tuy thôi không còn làm thầy giáo đứng lớp nữa, nhưng ông vẫn đang hoạt động trong Hội Cựu Giáo chức Thành Phố, là thành viên của ban Khuyến học Thành phố. Sự hiểu biết về ngành giáo dục của  ông, ông đã có nhiều ý kiến đóng góp rất chân thành với các ngành các cấp về lĩnh vực giáo dục đào tạo thế hệ trẻ trong tương lai...mỗi khi có điều kiện.Chúng tôi ra về mà trong lòng thấy vui khôn tả : Ông Định là người Thầy giáo hoàn hảo rất đáng nêu gương. Niềm tin trong ông luôn được bổ xung và củng cố : “Biết vượt qua mọi hoàn cảnh...”  để trở thành con người hoàn thiện .

 

* “ Phong ba” là loại cây đặc trưng của quần đảo Trường Sa.