Trang chủ » Truyện

Giá tôi dặn vợ một câu…..

Nguyễn Hiếu
Thứ sáu ngày 15 tháng 6 năm 2012 8:58 PM
 
  Truyện ngắn hài hứơc
    Nguyễn Hiếu-nói hài hứơc là ngưòi viết“tham lam”.Ngòai tiểu thuyết, truyện ngắn ,thơ, kịch bản phim, ông đã xuất bản 4 tập hài( 2 tiểu thuyết ,2 tập truyện ngắn).Nhưng tôi thiển nghĩ và có lẽ hồ đồ, lẩn thẩn rằng Nguyễn Hiếu viết truyện hài thường thành công ở những đề tài thị dân  hay về những kẻ nhà quê đang “phấn đấu” để trở thành thị dân với cái nghĩa kém cỏi nhất của từ này. Nguyên tên truyện ngắn ” giá tôi dặn vợ một câu…” tôi cũng đã thấy muốn cười, vì làm sao kể với vợ , rồi dặn vợ giữ đựoc bí mật vì đàn bà là cái”máy tăng âm” ghê gớmnhất . Lại nữa, điều đáng cười ở truyện ngắn naỳ là thời buổi “văn chương hạ giới rẻ như bào”( Tản Đà) lại có cô ả mê văn chương để rồi làm một anh chàng “công tử” nhà giầu mê mẩn , muốn trở thành nhà văn để chinh phục nàng , nên mới nhờ anh bạn là nhà văn quen biết viết để mựơn tên.
                Ngưòi làm văn chương  hay” đẩy giá” thậm chí coi nó là “vô giá”. Hỡi ôi , văn chương ta giờ “ thấp giá “ lắm. Chỉ thế thôi cũng đã đủ làm cho ta một nụ cười ruồi chăng ?
Y TRANG
                               
1.
          Tôi và thằng Bản bạn tôi bứơc vào tuổi ba ba. Độ tuổi sung sức của đời người. Nhưng số phận định đoạt rõ ràng.Hai thằng tôi như hai mặt của một tấm biển quảng cáo. Bố mẹ tôi có chút lương hưu cố chống chọi với sự gia tăng của vật giá được các vị com lê ca vát khẳng định yếu tố kinh tế này  mang tính toàn cầu chứ chẳng tại ai cả. Cầu mong hai cụ khoẻ mạnh để con cháu có chỗ dựa tinh thần. Vợ chồng tôi vã mồ hôi kiếm tiền hi vọng nuôi đựơc hai nhóc tỳ đang có trình độ mẫu giáo lớn và vừa. Thôi thì đành mang tiếng bất hiếu cùng với sự trợ giúp của thuyết “nợ đồng lần, một mẹ nuôi đựơc mười con nhưng mười con không nuổi nổi một mẹ” để tàm tạm yên tâm khi không giúp thêm cho song thân mà cố hoàn thành chức phận làm cha mẹ, đảm bảo cuộc sống tối thiểu của hai sinh linh nhỏ bé giữa thời buổi a còng khi xung quanh chúng ta bao phủ đủ thứ khuyến cáo về sự nuôi trẻ, làm đẹp da đàn bà ,và kéo dài khả năng giường chiếu của đàn ông.Trẻ tuổi nào phải uống loại sữa gì cho đủ chỉ số IQ và tăng chiều cao. Dùng thức ăn nào để con có thể nhanh chóng thành thần đồng. Ba tuổi đã làm thơ nhoay nhoáy, mười tuổi viết tiểu thuyết dàn dạt…Ngoài giờ ở lớp chính thức thì hai con tôi lại phải theo học các lớp học thêm do chính cô giáo mở tại nhà riêng để dậy kĩ năng sống ,học chữ cái và học võ. Thứ gì cũng ngốn tiền như bò cái đang nuôi bê. Vì thế tôi suốt ngày gò lưng cầy cuốc trên cánh đồng chữ nghĩa, hết viết văn lại viết báo để nhặt vài đồng tiền còm góp vào đồng lương ốm o của người vợ yêu là giáo viên dậy môn lịch sử.  Môn học không thể doạ học sinh, ép phụ đạo để có thể kiếm thêm….
               Còn thằng Bản. Không hiểu kiếp trứơc nó sống nhân đức thế nào mà kiếp này nó sướng vậy. Nó rơi tọt vào gia đình có ba ngưòi con mà duy nhất nó là con giai len giữa hai đốt vịt giời. Bố nó ông Trần Chất là Tổng giám đốc một tập đoàn chuyên sản xuất các loại giây từ giây treo rổ, dá đến giây treo hàng vài trăm tấn sắt thép lưng chừng trời. Nếu thời nay người ta còn áp dụng hình thức treo cổ để tử hình phạm nhân nguy hiểm thì sợi dây trên giá cũng sẽ do tập đoàn của bố nó sản xuất. Mẹ nó bà Tuyết Kim là phó tổng giám đốc một ngân hàng có chi nhánh ở cả 65 tỉnh, thành phố nứơc ta. Gia cảnh như vậy nên chỉ hơn tôi chưa đầy 2 tháng mà thằng Bản đã dường như hưởng hết mọi thứ mà một kẻ bình thường ao ứơc.  27 tuổi tức sau ba năm ra trường nó đã là Tổng giám đốc một công ty trong tập đoàn của bố mà khi rời khỏi cái ghế đó sau gần bốn năm nó cũng không biết công ty của nó làm cái gì. Du lịch đối với Bản còn dễ hơn tôi mua cho hai thằng con tôi cái kẹo mút. Tua ở bang Iri noi của Hoa kì nó đã mở một chai vang có độ tuổi xấp xỉ tuổi cụ nội của Tổng thống Ken nơ đi. Còn việc nó đi vào nhà nghỉ với các chân dài có tên tuổi và danh hiệu siêu người mẫu, Hoa hậu vùng miền kể cả quốc gia thì còn đơn giản hơn việc buổi sáng ba bố con tôi xơi mỳ ăn liền Gấu đỏ. Sự phiền muội lớn nhất của nó là những lần đối diện hiếm hoi với cả bố mẹ lại nhắc đến chuyện vợ con của nó. Lần ấy không biết có thuộc diện dữ dội nhất không mà tôi vô tình đựơc chứng kiến .Tôi xin tường thuật lại nguyên văn.
          Vì có hẹn với nó nên hôm đó tôi đến khá sớm. Vừa vào đến cửa thấy bố mẹ nó đã tề chỉnh trong trang phục đi làm, tôi đang định quay ra thì bà mẹ nó nhìn thấy. Bà kéo chuỗi ngọc trai xanh biếc trên cần cổ trắng mịn như giá đỗ để khỏi vứơng bà nói :
             - Lý,cháu là bạn thân của nó, cháu cứ vào đây. Con chơi với bạn mà không học đựơc chút nào của bạn . Ông bà nội có mình bố con….
Thằng Bản lập tức lem lém chen ngang như học trò thuộc bài :
             - Bố mẹ cũng chỉ có mình con là con trai vì thế con phải cố gắng xây dựng gia đình để ..dù sao bố mẹ cũng đã già rồi .
Bố nó nghiêm mặt :
      - Chuyện quan trọng như vậy tại sao con không thể nghiêm chỉnh.
Thằng Bản khẽ cười:
              - Con biết bố mẹ rất cần cháu nội, nhưng bố mẹ có biết tình hình đàn bà, con gái hiện nay hư hỏng ra sao không ? .Nhìn bề ngoài cô nào cũng có vẻ khoẻ mạnh, không bệnh tật gì nhưng như thằng Viễn con bác chủ tịch hội đồng tập đoàn của bố đấy, rước về cô vợ á hậu hẳn hoi mà năm năm nay vẫn tịt.
Ông Trần Chất lắc đầu khi nghe tiếng ô tô đỗ trứơc cửa :
             - Tôi đi làm đã. Bà dậy con như thế thì thật là…
              Nhìn chồng đi khuất sau cánh cửa sắt bà Tuyết Kim khẽ khàng:
             - Bác coi cháu như ngưòi nhà nên bác không dấu. Còn Bản, con nghe mẹ nói đây .
Thằng Bản lộ vẻ khó chịu ;
- Mẹ cứ nói đi, con vẫn rất chăm chú .
          Mẹ nó kín đáo nhìn ra ngoài một lần nữa:
- Mẹ vừa bảo tổ chức lấy vào ngân hàng của mẹ cô Song Chi …
- Ti vi đưa là Á hậu thứ nhất của cuộc thi vừa rồi chứ gì ?
 Thằng Bản bĩu môi dài thượt về phía tôi
              - Đấy đấy. Con bé học hành vừa dở dang vừa trái nghề, nhưng không sao. Khi nó vào mẹ đã gọi lên nói rõ vì sao nó được tuyển vào. Mẹ nói toạc là con trai của cô đang muốn lấy vợ .Nhưng rút kinh nghiệm như trường hợp con bác Viễn. Con cứ thoải mái quan hệ với nó đi, khi nào thấy nó nói là có mang thì báo mẹ để mẹ tổ chức. Hôm nay con đi đâu thì đi khoảng năm giờ ở nhà Song Chi đến chơi đấy. Con bé vừa xinh vừa…
Thằng Bản phá ra cười hô hố:
              - Tưởng ai, cô nàng ấy con quen từ hồi chuẩn bị đi thi hoa hậu kia. Tịt hẳn , điếc lòi ra rồi mẹ ơi. Con thử phát chán. Thôi, thôi mẹ …
            Nhìn mặt bà Tuyết Kim đần ra, ú ớ không nói đựơc câu nào tôi chạnh lòng thương, nói khẽ :
              - Vợ chồng nó là duyên số , bác cứ yên tâm. Cháu tin rồi thằng Bản cũng sẽ có vợ thôi .
Mẹ nó trong phút chốc già hẳn đi ,thều thào :
              - Nhưng đến bao giờ? ..Việc này, cháu cố giúp bác. Tiền nong không thành vấn đề cháu ạ
2.
           Một hôm tôi đang bón cơm cho thằng bé thứ hai ngoài sân cầu lông phường thì thằng Bản xịch đến. Mở cửa ôtô đen bóng bứơc xuống tôi thấy mặt nó rầu rĩ một cách khác thường.  Nó rút trong ví ra hai tờ hai trăm đưa cho tôi    
            - Mày đưa cho vợ mày số tiền này bảo nó muốn mua gì cho hai thằng lỏi nhà mày thì mua. Còn mày đi với tao .
- Có việc gì mà gấp thế ?
              - Mày chiều tao một tí đi. Cần lắm rồi . Đây cầm thêm chỗ này nữa để vợ mày đỡ làm phiền .
       Nói chuyện với vợ kèm theo tiền dễ dàng thật. Vợ tôi đồng ý cho tôi tự do ngay sau khi dặn với:
- Uống vừa thôi không có lại nhức đầu như hôm nọ đấy
....... Hai thằng tôi chui vào phòng lạnh một nhà hàng nướng thịt bò Braxin Gọi món và rượu xong, nó xua quầy quậy nhân viên ra khỏi phòng. Sau ba ly rượu mặt nó thộn ra. Tôi ngạc nhiên định hỏi thì nó vỗ đánh bộp vào tay tôi , giọng bi thương :
              - Chả biết mẹ tao tháng trứơc đi chùa chiền, cắt duyên cắt phép ở đâu mà tao yêu rồi mày ạ.
              - Mừng cho mày. Nào chạm cốc .Thế cô nàng ở đâu, làm gì ?
Mặt thằng Bản lộ rõ sự đau khổ. Bàn tay hững hờ đưa ly ra  :
              - Không hiểu bùa phép linh nghiệm thế nào mà…Chưa bao giờ tao lại yêu đến thế. Mẹ kiếp mà có phải cao sang gì đâu. Đẹp thì không thể bằng lũ hoa hậu, người mẫu. Sinh viên, nghèo kiết xác nhưng tự ái khủng khiếp. Chẳng cần gì cả. Đừng có nói chuyện tiền nong, quà cáp với em.
- Bây giờ vẫn có ngưòi con gái như thế sao? Rõ là hâm .
Thằng Bản dẫy nẩy lên:
              -  Không hâm đâu. Nàng kiêu hãnh lắm. Có lẽ vì nàng học văn . Ối giời ơi suốt ngày chỉ thấy nhắc đến ông nhà văn này, tay viết truyện ngắn nọ. Nghe sốt cả ruột.
- Thế thì mua sách cho nàng .
Mặt thằng Bản méo xệch:
              - Nếu chỉ sách thì dễ quá. Nếu nàng thích tao có thể mua cả mớ tuyển của lão nhà văn dở hơi vừa cho ra .Tình cờ tao nhìn thấy hôm qua trên ti vi …
Sau một hồi ngúc ngắc cổ Bản lào khào:
              -   Nghe ý biết nàng rất muốn tao trở thành nhà văn. Khốn nạn chưa
- Mày thành nhà văn ?
          Tôi phá ra cười .Thằng Bản đập mạnh lên mu bàn tay tôi .
             - Tại sao mày có thể cười hô hố vì sự đau khổ của tao thế. Giúp tao đi.
- Tao biết cái gì mà giúp  ?
              - Mày viết văn. Vì thế chỉ có mày. Tao trở thành nhà văn. Có sách in là một này, nổi tiếng là hai này. Tao lạy mày nghìn lạy. Có bao nhiều khả năng mày mang hết ra đỡ tao. Nếu không nàng bỏ tao đi yêu một thằng chó chết nào làm nhà văn nhà thơ thì tao đến tự tử mất. Mày biết đấy. Nhà tao chỉ có mình tao là con trai. Hình như mẹ tao cũng nhờ mày …
Nhìn nét mặt âu sầu, gần như tuyệt vọng của thằng bạn tôi gật gù:
- Tao làm mấy bài thơ đứng tên mày tặng cô ả.
Thằng Bản dẫy nẩy lên :
              - Không, không. Hôm nọ tình cờ tao mua tặng nàng tập thơ in đẹp lắm. Bìa cứng, chữ đẹp tranh ảnh có cả. Nàng bảo nàng không yêu thơ. Vì làm thơ đơn giản lắm. Đến cụ già về hưu còn làm đựơc thơ..nàng còn nói rõ là tay nào làm thơ cũng giả gỉa thế nào ấy. Ấy là chưa kể lẩn thẩn. Bạ cái gì cũng gọi là em ngọt xớt.
- Ả thích văn xuôi à ?
          Bản ta nghếch mắt lên suy tư, rồi vỗ độp một cái lên bàn  :
              - Im im , để tao nhớ lại . A, phải rồi. Tiểu thuyết , truyện ngắn...Thế gọi là văn xuôi chứ gì. Đúng rồi. Thôi, mày chịu khó viết cho tao cái truyện ngắn, xong mày in báo lấy tên tao. Tao sẽ trả mày số tiền gấp chục lần bọn báo nó trả được không ?
- Được thôi. Tao viết để nuôi con mà lại .
Mặt thằng Bản hơi rạn ra , bỗng nó lại giật thót mình :
              - Iim, im. Phải rồi. Em còn bảo em rất thích, rất trọng những nhà văn nổi tiếng .
              - Nổi tiếng. Cái đó thì hơi khó ,vì văn chương của tao cũng vào loại vớ vẩn, đủ để đăng báo  thôi .
Thằng Bản nhếch mép cười , đưa ly rượu lên :
              - Nhà văn như mày mà sao ngu thế. Đầu óc thua xa mấy ả ngưòi mẫu, ca sĩ. Muốn nổi tiếng thì khó chó gì. Chỉ cần gây ra vài ba vụ lình xình nọ kia là tiếng tăm sẽ nổi như cồn. Có con bé còn cởi chuồng để nổi đình đám thì sao .
Tôi phì cười :
              - Mày cũng có vẻ thông thạo đấy chứ. Nhưng để nổi tiếng trong làng văn thì hơi khó.
Thằng Bản cười rống lên :
               - Y hệt mọi nghề khác. Đơn giản thôi. Qui trình chả khác nhau tí gì hết.
               -  Mày nói thử tao nghe xem.
               - Mày chén miếng lừơn nay đi đã. Khi tao làm Tổng giám đốc có thằng đã mách tao. Thời này muốn nổi tiếng mà dầm mơ ni( hình như đây là từ tiếng Anh thứ hai nó biết và xử dụng thành thạo sau từ ôkê)  thì không gì dễ bằng. Cần nhất biết tung tiền, đúng chỗ, đúng giá. Nghề văn tao chịu, còn bên bọn ngưòi mẫu nó cố tình gây ra một vụ gì đấy thật lố bịch vào. Xong nó thuê bọn báo chia làm hai phe. Một bên thì chửi ầm ĩ lên .
- Gọi là phê phán .
- Còn bên kia thì khen nức mũi ra .
              -   Đấy là ca ngợi. Cái đó có thể được Có tiền thì thiếu gì thằng viết. Nhưng sách thì vấn ế hàng đống thì sao.
Thằng Bản liếm mép.
              - Mày quên rằng tao có ông bô bà bô làm lãnh đạo có trong tay hàng ngìn quân  à? Tao sẽ nói với bố mẹ tao về vụ này. Hai cụ sẽ đưa tiền cho đám nhân viên càng đông càng tốt ra mua sách. Đúng lúc đó tao làm như tình cờ dìu em đến. Mày cũng phải đứng đấy rồi ra điều  nhận ra tao là tác giả. Nhân viên của bố mẹ tao ùa đến xin chữ kí.
- Mày tài thật
Thằng Bản khoái trá:
              - Mẹ khỉ, nhìn cảnh ấy mà em không yêu tao thì bó tay chấm com luôn. Tao hết cách, sẽ nói thẳng với ông bô bà bô là tao sẽ ở vậy một mình, không vợ con gì hết
3.
               Thằng Bản trông thế thôi, nhưng chí ít nó cũng từng là Tổng giám đốc của một doanh nghiệp lớn đến bốn năm nên nó có cái khôn ngoan mà một kẻ viết văn ngớ ngẩn như tôi lkhông có được. Kịch bản của nó thành công không ngờ . Nhân viên cả hiệu sách ,rồi những ngưòi mua sách tình cờ đi qua, hay đang lang thang giữa các kệ sách cũng không thể ngờ thời buổi hiện nay lại có ông nhà văn vẫn tre măng lại đựơc hâm mộ khủng khiếp đến như vậy. Nhân viên hành chính của tập đoàn sản xuất các loại dây của bố nó kéo đến trứơc tiên, rồi chưa đầy mười lăm phút sau nhân viên ngân hàng của mẹ nó bổ đến. Những tiếng hỏi lao xao như của đàn ong chuyển tổ khiến cô bán sách cũng ngớ ra :
- Đâu đâu, cuốn “ duyên tình chăng lưới “xếp ở chỗ nào cô ơi ?
- Cho tôi một cuốn “ duyên tình chăng lưới” nào.
- Lấy luôn cho tôi cũng cuốn ấy.
        Hai cô nhân viên sách thoạt đầu ngạc nhiên khi thấy hỏi dồn dập bèn hỏi nhau
- “Duyên tình chăng lưới” à. Nghe lạ nhỉ.
              - Hình như cuốn ấy về hôm kia ,xếp ở chỗ văn học nội. Đúng rồi . Vâng ,vâng các vị cứ bình tĩnh để chúng tôi phục vụ
            Một lúc sau cuốn “duyên tình chăng lưới” được đưa ra ,và ngay lập tức hàng người vón cục lại nhao nhao, giơ tay, giơ tiền ra như hàng ngưòi chen lấn mua gạo thời bao cấp mà mẹ tôi kể lại. . Hai chồng sách đầu tiên hết veo trong nháy mắt, cô nhân viên lại huỳnh huỵch đi vào lấy tiếp. Vừa lúc đó thằng Bản cùng cô ngưòi yêu của nó đi đến. Không đợi thằng Bản giới thiệu người yêu tôi đã oang oang :
              - Thiên hạ đang đổ xô mua cuốn “duyên tình chăng lưới “của cậu kia kìa.
        Một cô gái đang kiễng chân để nhận cuốn sách bỗng nghe thấy thế quay lại, trông thấy Bản cô nàng hô to :
              - Các cậu ơi tác giả ” duyên tình chăng lưới “đây rồi , mua sách xong ra xin chữ kí nhà văn. Nhanh lên..
- Trời ơi , thật không ngờ tác giả trẻ quá , đẹp trai quá…
          Ngay lập tức hàng chục người tay cầm sách đổ xô về phía thằng Bản Nó đỏ mặt nhìn cô người yêu , rút bút . Số người ngày càng đông ùn ùn kéo đến bao quanh nó. Tôi lập tức giữ vai trò trật tự nói to:
              - Các vị cứ bình tĩnh, giữ gìn trật tự, để tác giả lần lượt kí cho từng cuốn.
           Người đi đường thấy đám đông cũng dừng lại ,tiếng còi công an rít lên liên hồi. Còn tôi thì ra điều là ngưòi thân của tác giả đưa luôn tờ báo ra quạt lấy quạt để cho thằng Bản đang mứơt mải mồ hôi. Vừa quạt đựơc mấy nhát thì cô ngưòi yêu của nó chen vào dúi vào tay tôi chiếc quạt, giọng kiêu hãnh:  
              - Anh quạt cho anh ấy đi. Em quả thật cũng không ngờ sách của anh ấy hấp dẫn thế .
           Một nhân viên công an chen vào nhìn thấy thằng Bản đang vẫy vẫy tay vì kí quá nhiều. Anh công an xì một tiếng :
              - Thế mà cứ tưởng tai nạn giao thông . Hoá ra nhà văn cho chữ kí. Thôi, bây giờ để đảm bảo trật tự , đề nghị lần lượt xếp hàng , chứ đứng lộn xộn thế này chiếm hết vỉa hè là vi phạm đấy . Ờ nhưng mà sách có hay không mà chen lấn ghê thế  .
              Thấy anh công an nhìn mặt tôi hỏi. Tôi đáp giọng nứơc đôi kiêu hãnh
- Tuyệt đấy . Nếu đọc anh sẽ biết
           Viên công an thật thà , lắc đầu :
- Hay mấy cũng chịu ,thời gian đâu mà văn với chả vẻ.
           Cô ngưòi yêu thằng Bản cau mày, bĩu môi, nguẩy mặt ra chỗ khác .
4.
              Sau vụ đó cùng vô số bài báo tôi nhờ mấy thằng bạn bè trong giới viết về cuốn “duyên tình chăng lưới” với nhuận bút hiếm thấy nên mỗi lần gặp nó thấy cu cậu hơn hớn kể chuyện ngưòi yêu nó kiêu hãnh và yêu nó như thế nào. Tôi mừng cho nó , và cũng mừng cho tôi. Nhờ nó mà tôi cũng có chút tự hào trứơc mặt vợ - “gấu mẹ vĩ đại” của hai lỏi tì nhà tôi. Về mặt văn chương, gấu mẹ mỗi khi đọc tác phẩm của tôi đều trề môi “câu nói này của em. Chuyện này em kể cho anh đúng không ?”. Nói tóm lại gấu mẹ chưa bao giờ phục tài năng của một cây bút văn chương đang trổ mã như tôi. Nhất là tài năng đó lại không mang lại số tiền như nàng mong muốn ở đức ông chồng. Dạo này tự nhiên thấy tiền của tôi có vẻ rủng rỉnh , gấu mẹ cần  lúc nào cũng được đáp ứng . Ả tra ngay:
              - Báo chí dạo này có thấy anh đăng gì đâu mà tiền nong có vẻ khá thế . Này đừng có làm gì bậy bạ đấy nhé.
Tôi có giữ mặt lạnh, vênh váo chỉ vào máy tính:
- Vẫn từ đây mà ra chứ đâu nữa.
- Lại xoay ra biết lễ hội hay viết diễn văn cho các ông to ?.
- Vẫn văn chương thuần khiết.
Gấu mẹ nhìn tôi lừ lừ :
              - Này đừng có lỡm tôi. Hay là nhuận bút tăng, hoặc ăn giải gì mà dạo này bộn tiền thế ?
             Tôi hạ giọng:
- Tiền nhuận bút đấy nhưng nhuận bút đặc biệt
            Nhìn đôi mắt một thời làm tôi mất ngủ mở hết cỡ, tôi thật thà kể lại câu chuyện giúp đỡ thằng Bản. Gấu mẹ cười sằng sặc như bị ai cù vào nách, cười đến chẩy dàn dụa nứơc mắt. Chân dẫy đành đạc trên nền nhà. May mà hai hoàng tử đầy uy quyền không có nhà. Cười chán gấu mẹ phụt ra :
              - Thôi thế cũng được. Chả cần tên tuổi, danh hão làm gì. Mới lại anh em bạn bè lúc khó khăn giúp nhau thế là phải ….Không ngờ cái nghề viết văn lại sinh lợi như thế . Đức ông chồng của em quả là tài .
            Một cái hôn kêu choét vào má tôi rồi ngay lập tức một mệnh lệnh vang lên:
              - Đưa triệu rưởi đây mua lò vi sóng. Thứ gì bây giờ cũng nên cho qua vào đấy. Để đảm bảo tiệt trùng. Hai con mình con bé. Cứ phải giữ cho chu đáo.
          Đưa cho vợ tiền xong, nhìn vẻ mặt đầy yêu thương và tự hào về chồng của gấu mẹ vĩ đại ,tôi quên khuấy một câu cần dặn ..Thành ra ….
4.
          Đang ngồi trứơc vi tính, thì chuông điện thoại ò í e. Nhấc máy lên , tiếng thằng Bản rầu rĩ:
- Chờ đấy tao đến có việc trọng đại .
Tôi thảng thốt :
- Việc gì đấy… thì máy lập tức mất liên lạc.
           Chưa kịp đứng dậy thì đã có tiếng xe máy tắt ngay trứơc nhà. Cánh cửa mở ra ,thằng Bản đi vào mặt chảy daì thượt. Tôi hỏi đón đầu:
- Việc gì mà quan trọng thế ?
- Có lẽ tao phải đi Mỹ, hay châu Phi một vài tháng .
               - Sao lại thế ? Cuộc hội thảo về tác phẩm của mày tuần sau bắt đầu rồi. Tiền tham luận của mấy vị tao đã trả sạch. Tao đọc thử một bản của tay phê bình cự phách, thấy tán duyên lắm. Không phải ba lăng nhăng đâu , đầy chất học thuật nhé.
              -Tao vẫn phải đi thôi mày ạ . Giọng thằng Bản hệt như thằng vừa phát hiện ra căn bệnh hiểm nghèo ở giai đoạn cuối.
              - Hội thảo mà không có tác giả thì còn ra thể thống gì nữa.Tôi thực sự cáu kỉnh.
              - Nàng biết rồi mày ạ. Thế là đóng màn. Tao vừa buồn vừa xấu hổ. Kể cả bây giờ nàng tha thứ, quay lại tao cũng không dám gặp nàng .
Tôi lúng túng cố lái sang chuyện khác:
-  Hay cô nàng biết mày lăng nhăng với đứa nọ đứa kia .
- Không. Từ hồi yêu nàng tao thuỷ chung lắm.
Tôi rụt rè nhìn trước nhìn sau hạ giọng:
-  Hay là …chuyện tao viết văn cho mày phải không ?
              -  Chứ còn chuyện gì nữa. Khổ tao thế. Bây giờ loang hết cả ra rồi đến mẹ tao còn bảo là “văn chương là cái của nợ gì mà con mê mẩn rồi trí trá đến nỗi đến ngân hàng tao cũng không dám nói to vì ngưọng”. Bố tao thì quát om lên bắt mấy thằng đi đốt hết cuốn sách của mày mà tao đứng tên .
              - Nhưng sao cô nàng lại biết. Tao thề với mày là bí mật hoàn toàn tao có nói với ai đâu…
         Nói đến đấy tôi chợt ngẩn người ra buột miệng :
- Thôi chết rồi . Bỏ mẹ …
Nhìn vẻ mặt sững sờ của tôi, thằng Bản điên lên.
- Mày lại huyếnh lên khoe khoang với đứa nào chứ gì ?
              -  Không .Chỉ vì gấu mẹ thấy tao có tiền mụ ta hỏi. Tao không nghĩ ra cách , đành kể chuyện mày. Nhưng lại quên dặn mụ ta phải kín mồm.
- Ngu thế không biết . Sao không bịa ra một chuyện khác đi.
- Thì tao cũng nghĩ tưởng ..
              - Lại ngu thêm. Truyện lọt vào tai vợ mày là đàn bà con gái thì ngang nói trên truyền hình, đăng báo. Còn chó gì nữa. Thế là mày hại tao. Làm tan vỡ hạnh phúc của tao rồi…Cuộc đời chẳng còn ý nghĩa gì nữa, đến bạn bè còn xỏ nhau thế thì …
            Nói xong hắn lạnh lùng bỏ đi, tôi chưng hửng nhìn theo. Lòng xót xa và tiếc nuối khôn lường. Giá mình không kể lại với vợ, giá mình dặn cô ấy một câu…thì đâu đến nỗi.
           Thế là từ nay mình mất hẳn khoản thu nhập đáng kể khi viết văn đội tên thằng bạn …
      Và điều tiếc hơn nữa là với thực lực kinh tế của bố mẹ thằng Bản như thế khéo dịt chỗ nọ. Bỏ tiền ra hội thảo này nọ, mời mọc vài vị có máu mặt trong làng văn chương, gọi các báo đến làm ầm ĩ  xung quanh tác phẩm thì biết đâu thằng Bản lại không nhận được giải thưởng lớn của nhà nứoc …Chưa biết chừng …
Quỳnh Mai tháng 6 trước mùa Euro 2012