Trang chủ » Tin văn và...

THƯ CỦA HỘI VHNT KON TUM GỬI NHÀ VĂN NGUYỄN KHẮC PHỤC

HVHNTKT
Thứ tư ngày 29 tháng 4 năm 2009 2:44 PM
Kính Gửi Nhà Văn Nguyễn Khắc Phục ( Hà Nội ) .
 
Chúng tôi đã nhận được thư với những ý tưởng tốt đẹp và tấm lòng, tình cảm cao cả của Nhà Văn Nguyễn Khắc Phục là được muốn tặng toàn bộ số tiền nhuận bút ít ỏi ở thù lao cho kịch bản Ngày Hội Văn Hoá Các Dân Tộc Việt Nam vừa qua, để ủng  hộ các cháu thiếu nhi, trẻ em dân tộc nghèo của tỉnh Kon Tum , cụ thể là trẻ em và thiếu niên nghèo ở Làng Le xã Mo Rai huyện Sa Thầy. Đây là nghĩa cử vô cùng cao đẹp của  Nhà Văn , Người Lính Nguyễn Khắc Phục.
 
Thay mặt Ban Chấp Hành - Thường Trực Hội và toàn thể anh chị em Văn Nghệ Sỹ Hội VHNT tỉnh Kon Tum , đồng bào Làng Le ( Dân tộc Rơ Măm ) xã Mo Rai xin chân thành cảm ơn Nhà Văn , Người Lình Nguyễn Khắc Phục ! Kính chúc Nhà Văn Nguyễn Khắc Phục và gia đình dồi dào sức khoẻ hạnh phúc. Đặc biệt kính chúc Nhà Văn Nguyễn Khắc Phục khoẻ mạnh dồi dào cảm xúc và sáng tác càng hay ! Qua thư , chúng tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Nhà thơ Trần Nhương !
Chúng tôi sẽ tổ chức thực hiện ý nguyện của Nhà Văn Nguyễn Khắc Phục sớm nhất và thông báo kết quả với Nhà Văn ngay khi xong việc .
 
Xin trân trọng cảm ơn !
 
       Thay mặt BCH
Hội Văn Học Nghệ Thuật tỉnh Kon Tum
     Chủ Tịch
Nhà thơ Hữu Kim
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 
Vài số liệu về dân tộc Rơ măm
 
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer

Dân số
230 người.

Cư trú
Sống ở làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

Đặc điểm kinh tế
Người Rơ Măm sinh sống bằng nghề làm rẫy, lúa nếp là lương thực chủ yếu. Khi gieo trồng, đàn ông cầm hai gậy nhọn chọc lỗ, đàn bà theo sau bỏ hạt giống và lấp đất, săn bắt và hái lượm vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế. Trong số các nghề phụ gia đình, nghề dệt vải phát triển nhất nhưng ngày nay đã suy giảm vì đồng bào đã quen dùng các loại vải công nghiệp bán trên thị trường.

Tổ chức cộng đồng
Đơn vị cư trú của người Rơ Măm là đê (làng), đứng đầu là một ông già trưởng làng do dân tín nhiệm. Làng Le của người Rơ Măm nay chỉ còn khoảng 10 ngôi nhà ở, có cả nhà rông. Mỗi nhà có từ 10 đến 20 người gồm các thế hệ, có quan hệ thân thuộc với nhau. Các cặp vợ chồng dù vẫn sống chung dưới một mái nhà, nhưng đã độc lập với nhau về kinh tế.