Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

NHÀ VĂN ĐÌNH KÍNH: CHỈ SỢ TÁC PHẨM RƠI VÀO... KHOẢNG TRỐNG

Trần Thanh Hà
Thứ ba ngày 7 tháng 4 năm 2009 2:10 PM
 
Nhà văn Đình Kính nổi tiếng với nhiều tác phầm liên quan đến biển: Sóng cửa sông – 1976, Đảo mùa gió – 1981, Người của biển – 1985, Lính thủy – 1987, Biển có gai – 1990, Cỏ lông chông – 2006... Năm 2008 đã được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng thường niên cho tác phẩm Sóng chìm – cuốn tiểu thuyết lấy sự kiện tàu không số chở vũ khí vào Vũng Rô trong kháng chiến chống Mỹ làm bối cảnh. VNCA đã có cuộc trao đổi với nhà văn Đình Kính xung quanh cuốn tiểu thuyết này.
 
PV: Thưa nhà văn Đình Kính, năm 2006 cuốn Cỏ lông chông của anh được dư luận chú ý, sau đó chính anh chuyển tiểu thuyết này thành phim truyền hình. Rồi thấy anh đi lại liên tục Hà Nội – Hải Phòng, làm phim, soạn sách lịch sử… thế nhưng cuối năm 2007 đã thấy tiểu thuyết Sóng chìm in ở NXB Hội Nhà văn. Anh có thể cho biết anh đã viết cuốn tiểu thuyết như thế nào?
ĐK: Tôi đã có vài ba cuốn sách viết về chiến tranh, nhưng thấy chưa đã. Chưa đã vì nhiều nguyên do. Trong đó có thời tiết chính trị. Khi thấy không khí đối với văn chương đã cởi mở hơn, nên tôi viết Sóng chìm. Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm, đã đến lúc viết về cuộc chiến ấy trung thực hơn, với những hy sinh mất mát, với những tổn thương, khốc liệt, với những éo le nơi thân phận người, với những quan hệ dằng dịt mà nghiệt ngã, với những bi kịch trong chiến tranh, và đã có thể đẩy những vấn đề ấy tới tận cùng, điều mà trước đó, do hoàn cảnh lịch sử, ít làm được.
 Tôi thuôc con đường chở vũ khí cho chiến trường bằng đường biển trong những năm đánh Mỹ nên nhân có cuộc vận động của Bộ Quốc phòng viết về đề tài cách mạng và chiến tranh nhân dân, tôi viết và đã cho ra đời tiểu thuyết Sóng chìm.
PV: Xung quanh cuốn Sóng chìm có khá nhiều dư luận. Tôi thấy có những tranh cãi về vấn đề anh trung thực hay không trung thực với sự thật lịch sử. Tôi thì thấy rằng dù anh có nhấn mạnh tính hư cấu trong Lời đầu sách, đây vẫn là một tiểu thuyết phản ánh, một lối tiểu thuyết rất phổ biến trong văn học ta. Ý kiến của anh thế nào?
ĐK: Trung thực hay không trung thưc với lịch sử trong tiểu thuyết khác với trung thực hay không trung thực trong viết sách lịch sử. Trung thực với lịch sử trong viết sách lịch sử là phải trung thực với các sự kiện và chi tiết lịch sử đã xẩy ra. Còn trung thực trong tiểu thuyết là trung thực với bản chất của vấn đề, trung thực với thân phận nhân vật và ý nghĩa của nó phía sau lịch sử, trong tính nhân văn. Trong đó trung thực với số phận nhân vật mang dấu ấn lịch sử quan trọng hàng đầu.
Viết tiểu thuyết là làm văn chương. Văn chương không chỉ phản ảnh, còn dự báo và đặc biệt, theo tôi, còn mang ý thức phản kháng ( ý thức phản kháng ở đây phải hiểu là một thuật ngữ học thuật). y thøc ph¶n kh¸ng, hay tính phản kháng là một thuộc tính của văn chương. Ý thức phản kháng trong tác phẩm văn học làm nên tính nhân bản của nó. Xét trên phương diện ấy thì Sóng chìm không chỉ là tiểu thuyết phản ảnh như chị nhận xét. Nhưng điều này thì chị đúng, cái chị gọi thiểu thuyết phản ảnh quả là khá phổ biến trong văn học ta ( kể cả một số tác phẩm của tôi). Trong một phát biểu ở hội thảo bàn về văn chương, tôi đã cho rằng một thời, sự đoan trang chính trị đã tạo ra dòng văn học của ý thức công dân, dòng văn học đã báo chí hóa. Nh÷ng cuèn s¸ch rÊt dµy, ngoµi b×a ®ù¬c ph« danh c¸c thÓ lo¹i v¨n ch­¬ng nh­ng thùc chÊt lµ viÕt duíi d¹ng thøc mét bµi b¸o kÐo dµi. Đấy là một thực tế. Và không phải các nhà văn như tôi không muốn đổi mới. Nhưng chẳng phải cái gì  muốn là được. Không gì khó hơn là bỏ một thói quen! Thôi, đành chờ vào tài năng thế hệ trẻ vậy...
PV: Cuốn sách của anh rất giàu chi tiết. Và nhiều nhân vật. Nó cho thấy chiến tranh khốc liệt ghể gớm. Phận người khốc liệt ghê gớm. Người nào cũng có phận. Nhân vật nào cũng bi kịch. Dù có nhân vật chính – phụ, nhưng vẻ như anh thiếu tiết chế?
ĐK: Ôm đồm quá, phô nhiều tình huống quá? Có lẽ thế... Nhưng viết tiểu thuyết về đề tài chiến tranh, phản ảnh một giai đoạn lịch sử nhất định, hình như cần phải vậy. Đó vừa là ưu điểm lại là nhươc điểm của thế hệ cầm bút chúng tôi. Tôi tin thế hệ sau này viết về chiến tranh, không nói là hay hơn, nhưng sẽ khác với lối viết của thế hệ chúng tôi. Âu cũng là tồn tại của lịch sử.

PV: Thông cáo của Hội nhà văn nhấn mạnh rằng Sóng chìm là câu chuyện về Tư Nhâm - một phụ nữ được cách mạng đưa vào hoạt động trong lòng địch với nhiệm vụ cung cấp tin tức nhằm phục vụ những con tàu Không số chở vũ khí vào chiến trường miền Nam, nhưng tôi cảm giác như anh chưa thực sự viết đến tận cùng nhân vật này. Anh có nghĩ vậy?
ĐK: Điều đó tôi chưa nhất trí với chị. Trong tiểu thuyết sóng chìm, có hai nhân vật nữ tôi thích. Đó là Tư Nhâm và Năm Hồng. Cuộc đời Tư Nhâm đầy éo le, trắc trở và là một nhân vật điển hình mang tính bi kịch của chiến tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam đấy chứ. Hay là tôi chủ quan? Bi kịch nhất của Tư Nhâm là tình thế của chiến tranh đẩy đưa khiến chị phải nhập vai làm diễn viên, sống khác mình để đến nỗi hoa bình rồi, sự éo le lại xô chị vào trạng huống không còn cái khả năng quay về với chính mình được nữa. Chị đã thành người khác. Ngày ngày cố sắm vai đóng lại chính mình mà nhạt nhoà, không giống... Tôi cho rằng thế là tác giả đã  đẩy thân phận Tư Nhâm đến tận cùng. Tuy nhiên cái cảm giác của một độc giả như chị cũng cần xem xét.
PV: Nói thật là tôi hơi thất vọng về Sóng chìm, vì nó lựa chọn một lối viết đã cũ, với cấu trúc có phần dễ dãi. Anh không mong muốn thay đổi hình thức tiểu thuyết? Anh quan niệm thế nào về vấn đề này?
ĐK: Có người khen sóng chìm hay và có người, như chị chẳng hạn, thất vọng về nó, đó là lẽ thường. Cuốn sách ra đời, có tổ chức trao giải thưởng và có người thất vọng mới ... sướng. Tác phẩm không ai khen chê, rơi vào khoảng trống, buồn lắm.
Cũng như các nhà văn khác, tôi muốn đổi mới hình thức viết tiểu thuyết chứ! Nhưng đổi mới không chỉ đơn thuần ở cách viết và cấu trúc tiểu thuyết. Điều ấy cần, nhưng hàng đầu của đổi mới là đổi mới tư duy nhận thức, để từ đó đổi mơi vấn đề tác phầm đề cập. Vấn đề ( hay là tứ của cuốn sách) quyết định cách thức viết. Nếu xét trên phương diện ấy, sóng chìm có sự mới trong nhìn nhận và lý giải về thân phận người trong chiến tranh đấy chứ? Liệu chị có khắt khe với tác giả quá không nhỉ?
Đổi mới là phương tiện, viết hay mới là mục đích. Theo tôi, viếc cũ mới không quan trọng. Viết cho hay mới cần thiết. Viết cho mới mà hay thì  tuyệt vời và nhà văn nào cũng mong như thế. Nhưng mới mà dở, rối rắm, khó hiểu, không đưa lại đồng cảm cho bạn đọc thì sự đổi mới ấy trở nên vô nghĩa.
PV: Theo anh, phẩm chất quan trọng nhất của nhà văn là gì?
 ĐK: Trong cuộc hội thảo làm thế nào để có tác phẩm hay do Hội nhà văn Hải Phòng tổ chức, tôi đã phát biểu, để có tác phẩm hay cần ba yếu tố: một là tài năng, hai là tài năng và ba là tài năng của người cầm bút.
Phẩm chất quan trọng nhất của nhà văn là gì ư? Vơi tôi, luôn trung thục với nhận thức của bản thân mình quan trọng nhất. Nhưng không hẳn lúc nào nhà văn cũng được trung thực với nhận thức của mình đâu...
PV: Anh có thể tiết lộ công việc viết lách của anh hiện tại?
ĐK: Chắc chị muốn hỏi về dự định? Dự định thì nhiều, nhưng dự đình cũng chỉ là ... dự định thôi. Tôi vừa viết xong cuốn tiểu thuyết Biển trổ hoa vàng. Tôi thích. Và có lẽ đã có đổi mơi trong cách viết và trong tư duy văn chương như mong muốn của chị...
Năm 2009 này tôi tự đặt ra cho mình là năm kịch bản phim. Tôi đã viết xong kịch bản phim truyện nhựa sóng chìm, chuyển thể từ tiểu thuyết sóng chìm theo đề nghị của hãng phim Giải Phóng. Hiện đang viết Chủ tịch tỉnh, kịch bản phim truyền hình, dự định  30 tâp. Hiện đã viết xong 15 tập. Tháng 5 nộp kịch bản... Và sau đó có lẽ lại ... viết. Viết gì chưa rõ, nhưng là nhà văn không viết, chẳng biết làm gì. Và không viết, buồn lắm.
PV:
Cám ơn anh về cuộc trao đổi này.
( Theo VNCA)